Tập luyện chân rất quan trọng để đưa vào thói quen thường xuyên của bạn. Đây là một phần quan trọng để có được một vóc dáng khỏe mạnh tổng thể. Đồng thời, tạo nên sức mạnh và sự cân bằng giúp bạn tránh bị ngã và chấn thương.
Cơ bắp chân khỏe hơn cũng sẽ giúp tăng cường sức bền và sức mạnh của bạn. Từ đó, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời như đạp xe, bơi lội và đi bộ đường dài.
Tập luyện quá sức
Một số bài tập chân như squat và deadlift liên quan đến việc nâng vật nặng. Nếu bạn nâng quá nhiều trọng lượng, bạn có thể gây căng thẳng cho cơ và xương. Điều này có thể gây đau và yếu cơ, sau đó, cần dành thời gian để phục hồi. Điều quan trọng khi tập luyện là không lạm dụng, bạn sẽ đạt được mục tiêu bởi sự kiên nhẫn và nhất quán.
Không cho cơ thể đủ thời gian để nghỉ ngơi
Nên cho cơ bắp đủ thời gian để nghỉ ngơi, không chỉ giữa các hiệp và bài tập mà còn giữa các ngày tập luyện. Nếu bạn đang thực hiện các bài tập chân liên tục, bạn đang đặt bản thân vào nguy cơ bị chấn thương.
Tập sai tư thế
Mỗi bài tập bạn thực hiện đều yêu cầu sử dụng tư thế tốt. Nên kiểm tra 5 điểm chuỗi động học gồm bàn chân và mắt cá chân, đầu gối, hông và xương chậu, vai và đầu. Những sai lầm phổ biến là hướng các ngón chân vào trong hoặc ra ngoài và để đầu gối co vào trong hoặc cong ra ngoài. Bạn nên cố gắng đừng để những điều này xảy ra trong khi tập chân.
Chạy với thiết bị không phù hợp
Khi chạy bộ, việc đi giày không phù hợp hoặc chạy trên bề mặt quá cứng đối với chân và bàn chân của bạn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như nẹp ống chân hoặc viêm cân gan chân. Những tình trạng này sẽ khiến bạn mất thêm thời gian khôi phục.
Không ăn đúng loại thực phẩm
Cơ thể cần các chất dinh dưỡng cụ thể sau khi bạn tập luyện để phục hồi và sửa chữa cơ bắp. Nếu đang cố gắng giảm cân và cắt giảm nhiều calo, bạn có nguy cơ không ăn đủ thực phẩm cơ thể cần. Đảm bảo rằng bữa ăn giàu protein (đặc biệt là protein nạc như thịt gà, cá và protein từ thực vật), từ đó, cơ chân có thể phục hồi mạnh mẽ hơn.