Vị hiệu trưởng trong mơ của chúng ta

Hoàng Văn Minh |

TS Nguyễn Hoàng Chương - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã vẽ chân dung về một vị hiệu trưởng trong mơ.

Ngành giáo dục đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vụ việc không thể nào hiểu nổi liên quan đến lạm thu, dọa đuổi học con vì bố mẹ phản ứng chuyện lạm thu, bạo lực học đường có cả sự “thị phạm” của thầy cô giáo, “giang hồ mạng” vào múa hát trong trường học…

TS Nguyễn Hoàng Chương - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa có bài viết cho rằng, để xảy ra hàng loạt những vấn đề gây bức xúc cho xã hội, hình ảnh xấu về người thầy, mất niềm tin với giáo dục..., lỗi phần nhiều ở hiệu trưởng.

Theo TS Nguyễn Hoàng Chương, để xử lý lỗi, trước hết chúng ta – các trường học cần có những thầy hiệu trưởng “cần lưu ý” hay nói cách khác là phải đáp ứng được các tiêu chí như sau:

Sâu sát trường, lớp mỗi ngày; Dạy giỏi một môn, biết nhiều môn học; trong nhà trường, mọi nguồn lực, ưu tiên hàng đầu đều dành cho tổ chức hoạt động dạy học; đến trường sớm, ra về muộn; giữ trường lớp xanh, sạch, an toàn; sống tích cực, hướng thiện, sẻ chia, hợp tác...; dành 2 giờ mỗi ngày cho việc đọc; không tính toán "thiệt, hơn" lợi ích cá nhân…

Theo nhận xét của nhiều giáo viên đang giảng dạy trong các bậc học hiện nay thì các yêu cầu mà TS Nguyễn Hoàng Chương đặt ra cho một hiệu trưởng như vừa kể là quá hay, quá cần, là một trong những bài “thuốc tốt” để chữa bệnh tận gốc cho giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên vấn đề là, một vị hiệu trưởng đáp ứng hoặc gần đáp ứng được các tiêu chuẩn như vậy dường như chỉ có trong mơ. Vị hiệu trưởng “toàn năng” như thế không thể nào có được, tìm thấy được ở ngoài đời thực trong bối cảnh giáo dục như hiện nay.

Còn nhớ hồi giữa tháng 8 mới đây, Báo Lao Động đăng bài viết “Hiệu trưởng không phải là “ông quan” trong trường học”. Bài viết dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trong cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo trên cả nước trước thềm năm học mới, nói đại ý rằng hiệu trưởng không phải là "ông quan" trong trường học mà là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp…

Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc là giáo viên ở các cấp học trong cả nước đã gửi phản hồi cũng đại ý: Báo Lao Động viết đúng nhưng chưa đủ. Bởi trong thực tế có nhiều trường, nhiều nơi, hiệu trưởng không phải là “ông quan” mà là một “vị vua” đúng nghĩa!

Vấn đề bây giờ là liệu chúng ta – ngành giáo dục có thể “biến” những vị hiệu trưởng trong mơ với các tiêu chí như lưu ý và hình dung của TS Nguyễn Hoàng Chương ra ngoài đời thực để “chữa bệnh” cho giáo dục hay không?

Câu trả lời rằng là theo lý thuyết là có thể. Nhưng “biến” như thế nào, ai là người “biến”, mất bao lâu để “biến”… thì khó trả lời và chắc phải chờ có những hội thảo khoa học!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Trường THPT Lạc Long Quân vẫn im lặng về lý do đình chỉ học sinh

Khánh Linh |

Hà Nội - Đã nhiều ngày trôi qua sau sự việc lùm xùm xảy ra tại Trường THPT Lạc Long Quân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), thông tin từ phụ huynh cho biết, đến nay gia đình vẫn chưa nhận được lời giải thích từ phía nhà trường về việc đình chỉ học sinh ngày 4.10.

Quản lí dạy thêm, dạy liên kết, cần giải pháp tận gốc

Vân Trang |

Nhiều ý kiến phụ huynh, giáo viên cho rằng, dạy thêm, dạy liên kết không phải xấu. Điều quan trọng là cần giải pháp từ gốc để quản lí hoạt động này.

Bài học ứng xử sau cách xử lý của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

NGỌC MAI |

Nhiều ngày kể từ khi vụ việc tại Trường THPT Lạc Long Quân xảy ra, dư luận vẫn còn không ít ý kiến tranh cãi về cách xử lý của nhà trường đối với phụ huynh khi lên tiếng phản ánh tình trạng thu chi tại trường.

Phải xem lại kỹ năng quản lý và đạo đức của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Khánh Linh |

Hà Nội - Đó là đánh giá của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) - liên quan đến vụ việc THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) doạ đuổi học sinh vì phụ huynh có ý kiến về các khoản thu.

Vì sao cây cầu hư hỏng nghiêm trọng trên tỉnh lộ 445 chưa được sửa chữa?

Minh Tùng |

Hoà Bình - Người dân xã Hợp Thành bức xúc vì cây cầu trên tỉnh lộ 445 thi công dang dở, gây sụt lún nhà dân và ảnh hưởng an toàn giao thông.

Người bố kể giây phút giành lại mạng sống cho con trai sốt xuất huyết

Khánh Linh |

Tận mắt chứng kiến con lâm vào nguy kịch vì sốt xuất huyết, đến giờ phút này, khi nhìn thấy cậu con trai đang chạy nhảy ngoài sân, anh Đỗ Văn Chính (xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa thể tin rằng, mình đã giành được mạng sống của con từ tay tử thần.

Bản tin công đoàn: “Nên cho công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại”

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất cho phép công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại; Hơn 5.000 công nhân Công ty Viet Glory đã đi làm trở lại; Nhà ở xã hội sử dụng lâu năm vẫn được rao bán gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm...

Đất ruộng thành đô thị bỏ hoang, nhiều dự án vẫn chờ... trên giấy

Khánh Linh |

Mang trong mình những hy vọng thay đổi bộ mặt của vùng ngoại thành Thủ đô, thì nay, những cái tên nửa tây, nửa ta, những biển hiệu “mọc” lên từ năm 2008 vẫn im lìm trên bãi cỏ.

Trường THPT Lạc Long Quân vẫn im lặng về lý do đình chỉ học sinh

Khánh Linh |

Hà Nội - Đã nhiều ngày trôi qua sau sự việc lùm xùm xảy ra tại Trường THPT Lạc Long Quân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), thông tin từ phụ huynh cho biết, đến nay gia đình vẫn chưa nhận được lời giải thích từ phía nhà trường về việc đình chỉ học sinh ngày 4.10.

Quản lí dạy thêm, dạy liên kết, cần giải pháp tận gốc

Vân Trang |

Nhiều ý kiến phụ huynh, giáo viên cho rằng, dạy thêm, dạy liên kết không phải xấu. Điều quan trọng là cần giải pháp từ gốc để quản lí hoạt động này.

Bài học ứng xử sau cách xử lý của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

NGỌC MAI |

Nhiều ngày kể từ khi vụ việc tại Trường THPT Lạc Long Quân xảy ra, dư luận vẫn còn không ít ý kiến tranh cãi về cách xử lý của nhà trường đối với phụ huynh khi lên tiếng phản ánh tình trạng thu chi tại trường.

Phải xem lại kỹ năng quản lý và đạo đức của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Khánh Linh |

Hà Nội - Đó là đánh giá của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) - liên quan đến vụ việc THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) doạ đuổi học sinh vì phụ huynh có ý kiến về các khoản thu.