Bài học ứng xử sau cách xử lý của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

NGỌC MAI |

Nhiều ngày kể từ khi vụ việc tại Trường THPT Lạc Long Quân xảy ra, dư luận vẫn còn không ít ý kiến tranh cãi về cách xử lý của nhà trường đối với phụ huynh khi lên tiếng phản ánh tình trạng thu chi tại trường.

Thấy gì từ vụ việc học sinh bị đuổi học vì phụ huynh có “ý kiến” với trường

Như Báo Lao Động đã thông tin, một phụ huynh lớp 12A3 của Trường THPT Lạc Long Quân có ý kiến trong nhóm zalo của lớp (nhóm kín) về chuyện thu chi đầu năm của nhà trường. Cho rằng phụ huynh đã có những lời lẽ làm ảnh hưởng uy tín của nhà trường, Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân đã mời phụ huynh này lên làm việc.

Sau đó, nhà trường ra "tối hậu thư" nếu phụ huynh này không đến trường làm việc, học sinh sẽ bị nghỉ học.

Sau đó nhà trường đã lên tiếng giải thích là không có thông báo nào về việc học sinh bị đuổi học, có thể do truyền đạt của giáo viên chủ nhiệm không rõ khiến phụ huynh hiểu lầm.

Trong sáng 5.10, em học sinh đã được nhà trường cho đi học bình thường. Cũng trong ngày, ông H.X.T (phụ huynh em học sinh) đã lên trường và mong muốn trao đổi trực tiếp với thầy hiệu trưởng nhưng thầy từ chối gặp.

Ngay sau thông tin này, nhiều phụ huynh tỏ ra rất bất bình về cách xử lý của Trường THPT Lạc Long Quân về vụ việc.

Trao đổi với phóng viên, chị Ngọc Phương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Không nên vì lý do mâu thuẫn giữa nhà trường và phụ huynh mà ảnh hưởng đến học sinh. Chuyện của người lớn, đừng bắt trẻ con phải lãnh hậu quả. Nếu trường không làm sai như điều phụ huynh phản ánh thì hãy có bằng chứng, minh bạch thông tin, chứ đừng đổ lỗi cho phụ huynh thế này thế kia".

Còn anh Vũ Thắng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: “Là Hiệu trưởng của trường thì không nên tranh cãi đôi co với phụ huynh như vậy. Trong thông báo của trường có ghi rành rành "nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh…" mà thầy vẫn còn nói là không có thông báo nào".

Ý kiến về vụ việc, chị Hoàng Loan (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: "Nếu đặt vào trường hợp con tôi, tôi sẽ quyết định cho con chuyển trường ngay. Bởi học tập trong môi trường không văn minh như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các con. Phía nhà trường cũng cần có những khoản thu chi rõ ràng thì phụ huynh mới chấp nhận đóng góp được".

Bài học lớn cho ngành Giáo dục sau vụ việc

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với phóng viên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam - cho biết: “Khi sự việc xảy ra, nhà trường nên đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho phụ huynh. Nếu phụ huynh không đồng tình thì cần xem lại những vấn đề chưa hợp lý. Hơn hết, nhà trường nên phối hợp với phụ huynh để cùng trao đổi, phát triển môi trường giáo dục lành mạnh.

Về phía dư luận, khi quá nhiều người lên tiếng phản ánh, nhà trường cần có thái độ thiện chí, tiếp thu các ý kiến để sửa đổi".

TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam. Ảnh: TTXVN
TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, ngành Giáo dục luôn hướng tới xây dựng nền văn hóa học đường văn minh, nhà trường cần có sự tôn trọng với phụ huynh và ngược lại.

Nói về giải pháp, ông cho rằng: “Nhà trường cần xem xét những ý kiến đóng góp của phụ huynh một cách thận trọng. Nếu phụ huynh có ý kiến thẳng thắn, thiện chí, đúng mực, nhà trường cần tiếp thu để chỉnh sửa. Nếu còn những ý kiến bất đồng với ý kiến của nhà trường đưa ra, cần kiên trì giải thích, thuyết phục, tránh thái độ trấn áp đối đầu, coi thường ý kiến phụ huynh".

NGỌC MAI
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh phản đối lời giải thích của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Ngọc Mai |

Sau lùm xùm về giấy thông báo doạ đuổi học sinh nếu phụ huynh không đến làm việc với nhà trường tại Trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn, Hà Nội), phụ huynh tiếp tục lên tiếng, không chấp nhận lời giải thích của nhà trường. Phụ huynh mong muốn trao đổi với thầy hiệu trưởng nhưng bị từ chối gặp.

Giáo viên ủng hộ quy định cho học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường

Hải Đăng |

Nhiều giáo viên ủng hộ việc học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường, vì cho rằng điều này giúp nâng cao hiệu quả học tập, tính dân chủ trong trường học.

Có nên tồn tại các mô hình dạy liên kết, dạy thêm trong trường công lập?

Phạm Văn Công |

Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Lương bằng nửa giáo viên, sao sống được bằng nghề?

NHÓM PV |

Những viên chức, lao động hợp đồng là kế toán trong các trường học rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của lãnh đạo các cấp, để họ có thể sống bằng nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.

Chốt thời điểm đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được trả hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, 6 biển số "siêu đẹp" từng được đấu giá vào ngày 15.9 sẽ được đấu giá lại trong tháng 10.

Tin 20h: Lý giải cơn sốt đất nền ở huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Lý giải cơn sốt đất nền tại huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận; Nhân viên ngành giáo dục lương thấp sao sống được bằng nghề?; Phụ huynh tiếp tục đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders đòi học phí...

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Thái Bình và Nghệ An lần đầu gia nhập nhóm tỉ đô về thu hút vốn FDI

Đức Mạnh |

Nghệ An và Thái Bình là địa phương lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt mốc 1 tỉ USD/năm. Đây là kết quả của nỗ lực chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng.

Phụ huynh phản đối lời giải thích của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Ngọc Mai |

Sau lùm xùm về giấy thông báo doạ đuổi học sinh nếu phụ huynh không đến làm việc với nhà trường tại Trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn, Hà Nội), phụ huynh tiếp tục lên tiếng, không chấp nhận lời giải thích của nhà trường. Phụ huynh mong muốn trao đổi với thầy hiệu trưởng nhưng bị từ chối gặp.

Giáo viên ủng hộ quy định cho học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường

Hải Đăng |

Nhiều giáo viên ủng hộ việc học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường, vì cho rằng điều này giúp nâng cao hiệu quả học tập, tính dân chủ trong trường học.

Có nên tồn tại các mô hình dạy liên kết, dạy thêm trong trường công lập?

Phạm Văn Công |

Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.