Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ

Lê Thanh Phong |

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận.

Trường hợp cán bộ làm mẫu đơn từ chối không nhận tiền hỗ trợ, rồi đề nghị người dân ký vào, xảy ra ở thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Các hộ nghèo, cận nghèo là cùng đường rồi, cán bộ lại cam tâm ép họ không nhận tiền hỗ trợ.

Cũng có thể có ai đó từ chối không nhận tiền hỗ trợ, nhưng phải do họ tự nguyện, không thể ép buộc. Những hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách được Chính phủ hỗ trợ thì không ai được quyền ngăn cản. Xét cho cùng, đó cũng là phá hoại chính sách tốt đẹp của Chính phủ, là tạo ra sự bất công xã hội.

Nhưng còn một loại cán bộ khác, làm sai theo cách ngược lại, là cho hộ không nghèo hưởng chế độ hỗ trợ.

Nhiều người trong gia đình ông  Bí thư Đảng uỷ xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa thuộc diện cận nghèo. Các thành viên gia đình ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch MTTQ xã thuộc hộ cận nghèo. Bí thư Đoàn xã Thiệu Thành Nguyễn Thị Giảng có chồng và hai con gửi vào hộ cận nghèo của gia đình khác.

Các cá nhân trên đều cho rằng họ bị cán bộ thôn đưa vào danh sách nhận hỗ trợ, thậm chí còn đến nhà vận động đưa vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Kể ra cũng “oan ức” như trường hợp con cán bộ lãnh đạo bị kẻ xấu “gắp điểm bỏ tay người”. Lãnh đạo không biết vì sao con mình được người khác nâng điểm, còn trong trường hợp này thì không biết vì sao gia đình mình lọt vào danh sách nghèo, cận nghèo.

Cũng có thể bị hàm oan, bị “gắp tiền hỗ trợ bỏ tay người”, nhưng giấy trắng mực đen, rất khó để giải thích cho thông suốt.

Cũng giống như câu chuyện đàn dê 12 con đi lạc vào nhà bí thư huyện ở Thanh Hóa, bò đi nhầm vào nhà trưởng bản ở Sơn La.

Từ chuyện này, chợt nhớ đến câu chuyện cụ bà Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi, đạp xe từ nhà lên Ủy ban xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hơn 1km để xin thoát nghèo. Cụ nói: “Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng”.

Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ.

Cán bộ lo việc dân phải làm đúng, phải tránh xa “trước cám dỗ”. Ép người nghèo không nhận tiền hoặc đưa cá nhân và gia đình vào danh sách hưởng tiền hỗ trợ đều phải xử lý.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Cụ bà từng xin thoát nghèo đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu chống dịch COVID-19

Quách Du |

Cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi, ở Thanh Hóa) người từng đạp xe lên xã xin thoát nghèo, nay nghe lời kêu gọi của Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, bà lại tiếp tục đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu đồng để phòng, chống dịch COVID-19.

Hành trình băng rừng 50km lên xã xin thoát nghèo của trưởng bản Tà Cóm

Quách Du |

Gia đình ông Thào A Thái (42 tuổi) – Trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá là hộ duy nhất không còn nghèo ở xã. Đặc biệt hơn, để thoát nghèo, ông Thái đã phải chạy xe máy gần 50km đường rừng để lên xã gửi đơn.

Chuyện trưởng bản nghèo băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo

Quách Du |

Do nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, ông Thào A Thái – trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã đi xe máy, băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo.

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Cụ bà từng xin thoát nghèo đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu chống dịch COVID-19

Quách Du |

Cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi, ở Thanh Hóa) người từng đạp xe lên xã xin thoát nghèo, nay nghe lời kêu gọi của Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, bà lại tiếp tục đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu đồng để phòng, chống dịch COVID-19.

Hành trình băng rừng 50km lên xã xin thoát nghèo của trưởng bản Tà Cóm

Quách Du |

Gia đình ông Thào A Thái (42 tuổi) – Trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá là hộ duy nhất không còn nghèo ở xã. Đặc biệt hơn, để thoát nghèo, ông Thái đã phải chạy xe máy gần 50km đường rừng để lên xã gửi đơn.

Chuyện trưởng bản nghèo băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo

Quách Du |

Do nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, ông Thào A Thái – trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã đi xe máy, băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo.

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.