Chuyện trưởng bản nghèo băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo

Quách Du |

Do nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, ông Thào A Thái – trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã đi xe máy, băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo.

Cả bản nghèo

Bản Tà Cóm, cách trung tâm huyện Mường Lát khoảng 70km, cách trung tâm xã Trung Lý gần 50km. Để vào đước bản, từ trung tâm xã Trung Lý cần phải băng qua gần 50km đường rừng với cung đường vô cùng gian nan, khi lên đèo, lúc xuống đò.

 
 
Con đường hun hút dẫn đến bản Tà Cóm, xã Trung Lý. Ảnh: Quách Du

Bản làng này nằm bên bờ con sông Mã và tiếp giáp với khu vực lòng hồ của nhà máy thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa). Hiện, cả bản có 102 hộ người dân tộc H'Mông, trong đó, chỉ có một hộ duy nhất đã thoát nghèo, còn lại là hộ nghèo.

Theo lời giới thiệu của ông Cao Văn Cường – Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, PV Báo Lao Động đã tìm đến hộ duy nhất ở bản làng này đã thoát nghèo, đó là gia đình ông Thào A Thái (42 tuổi) – Trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý. Ông Thái là một tấm gương, một nghị lực vươn lên thoát nghèo của huyện Mường Lát. Đặc biệt hơn, để thoát nghèo, ông Thái đã phải chạy xe máy gần 50km đường rừng để lên xã gửi đơn.

 
Ngôi nhà của trưởng bản Thào A Thái nép mình bên bìa rừng. Ảnh: Quách Du

Chúng tôi có mặt tại gia đình ông Thái, một căn nhà gỗ cấp 4, rộng chừng 100m2, được lát gạch hoa sáng bóng. Đây được xem là hộ giàu nhất bản. Gia đình ông hiện có 10 khẩu gồm một mẹ già, 2 vợ chồng ông và 7 người con.

Nhấp chén trà, ông Thài cho biết, trước kia, gia đình ông rất nghèo, sinh sống ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đến năm 1991, cả gia đinh di cư vào xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) để sinh sống.

Thời gian đầu vào đây, cả gia đình càng túng quẫn hơn khi người bố bị nghiện ma túy và sau đó qua đời. Do hoàn cảnh gia đình như vậy, nên từ lúc sinh ra, ông cùng 7 anh chị em không một ai được đến trường.

Hành trình thoát nghèo

Theo ông Thái, trải qua và chứng kiến cảnh gia đình, bản làng luôn trong tình trạng đói nghèo, ông luôn canh cánh và ấp ủ “Làm sao để thoát nghèo?”. Câu hỏi đó luôn đau đáu trong ông.

 
Ông Thào A Thái - trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, người chạy xe máy gần 50km lên xã xin thoát nghèo. Ảnh: Quách Du

“Sau khi tôi lập gia đình và sinh được 7 đứa con, cảnh nghèo, đói vẫn đeo bám liên miên. Không chấp nhận số phận, tôi bắt đầu vay mượn tiền, nhận hơn chục ha đất rừng để trồng cây, đào ao thả cá, nuôi dê và lợn gà” - ông Thái nói.

Theo ông Thái, ban đầu việc làm ăn không mấy suôn sẻ, cây rừng chậm thu hoạch, vật nuôi liên tục chết khiến ông lâm cảnh nợ nần, đói kém. Quyết không nản lòng và nhận thấy nuôi trâu bò thả rông trên rừng núi có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên ông lại tiếp tục vay mượn đầu tư nuôi trâu bò.

 
Ao cá trên đỉnh đồi của gia đình ông Thái. Ảnh: Quách Du

Ban đầu, gia đình ông nuôi chỉ vài con, sau vài năm, đàn trâu bò của đã tăng lên hàng chục con. Cùng với đó, ao cá, lợn gà, rừng cây mỗi năm cũng thu về vài chục triệu đồng.

“Đến năm 2017, nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, tôi đã đi xe máy lên xã xin thoát nghèo. Sau khi nhận đơn, cán bộ xã Trung Lý đã về gia đình tôi xác minh và sau đó quyết định cho gia đình thoát nghèo” – ông Thái chia sẻ.

Khi ông quyết định nộp đơn xin thoát nghèo, nhiều hộ dân trong bản cũng có ý kiến, bảo ông không nên làm vậy, vì sau khi thoát nghèo sẽ không còn nhận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ nhà nước.

 
Khu vực đất rừng giao cho gia đình ông Thái sản xuất. Ảnh: Quách Du

“Lúc đó, tôi chỉ nói lại rằng, mình không nên trông chờ vào các chính sách ấy, chỉ đáp ứng được phần nhỏ trong cuộc sống. Quan trọng vẫn là phải tự mình vươn lên, thoát nghèo và làm giàu” – ông Thái kể lại.

Cũng theo ông Thái, sau khi thoát nghèo, bằng sự nỗ lực nên kinh tế gia đình ông ngày càng khấm khá hơn. Đàn trâu bò từ 20 con (năm 2017), đến nay đã lên hơn 70 con, cá dưới ao ngày một nhiều và 3ha rừng vầu, hơn 10ha rừng xoan nay cũng gần thu hoạch. Mỗi năm, ông “nhét túi” ngót 100 triệu đồng từ việc bán 3 đến 4 con trâu bò.

Vượt nghèo để giúp người nghèo

Ông Thái cho biết thêm, sau khi thoát nghèo, kinh tế của gia đình ông ổn đinh, khấm khá hơn. Vậy nên ông quyết định, sẽ giúp đỡ những hộ nghèo khác trong bản bằng cách tặng bò.

 
Sau khi thoát nghèo, gia đình ông Thái có hơn 70 con trâu, bò. Ảnh

Năm 2018, sau khi báo cáo qua xã, ông đã tặng 3 con bò cho 3 gia đình nghèo nhất bản gồm; gia đình anh Sùng A Chua, Sùng A Tủa, Thào A Gia. Dự kiến, trong năm 2019, 2020, ông sẽ tiếp tục tặng bò cho những hộ nghèo trong bản.

“Tôi luôn ao ước, trong những năm tới, việc làm ăn sẽ suôn sẻ và tiếp tục giúp nhiều người nghèo khác trong bản sớm thoát nghèo. Bởi mình cũng từ khó khăn đi lên, giúp được ai cái gì, tôi vui lắm” – ông Thái tâm sự.

 
Gia đình anh Thào A Chua - một trong 3 hộ dân được ông trưởng bản tặng bò.

Ông Cao Văn Cường – Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, ông Thào A Thái là người dân tộc H’Mông, sống tại bản Tà Cóm, một bản khó khăn của xã Trung Lý. Ông không những là một trưởng bản gương mẫu trong các hoạt động xã hội, mà ông còn là một tấm gương về nghị lực vượt khó, làm kinh tế giỏi.

“Trong suốt 14 năm làm Trưởng bản Tà Cóm, ông Thái nhận được rất nhiều giấy khen của xã Trung Lý và huyện Mường Lát về các công tác xã hội và phát triển kinh tế. Ông Thái là một hình mẫu không những các cán bộ cắm bản, mà còn để nhiều người dân nghèo khác học hỏi, noi theo” – ông Cường đánh giá.

Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.

Cụ bà đạp xe lên xã xin thoát nghèo được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Quách Du |

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tặng Bằng khen cho cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), vì đã có hành động đẹp khi đạp xe lên xã xin thoát nghèo, góp phần cổ vũ tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo.

Gặp gỡ cụ bà 83 tuổi đạp xe lên xã xin thoát nghèo

QUÁCH DU |

Chia sẻ về hành động lên ủy ban xã xin thoát nghèo của mình, cụ bà 83 tuổi cho biết lý do cụ xin thoát nghèo là giờ cụ không còn nghèo và đang giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Ngoài ra, cụ thoát nghèo để làm gương cho một số trường hợp chưa xứng đáng được hưởng chế độ hộ nghèo tại xã, noi theo.

Cụ bà 83 tuổi lên xã đề nghị thoát nghèo, đọc thơ răn con cháu

Quách Du |

Mới đây, clip quay cảnh một cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hóa lên ủy ban xã xin ra khỏi diện hộ nghèo, đồng thời đọc thơ răn dạy con cháu, được đăng tải lên mạng, đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Nhiều người bày tỏ sự phấn khích và "được truyền cảm hứng" trước việc làm của cụ bà.

Mùa xuân mới nơi các bản làng vùng cao xin “thoát nghèo”

ANH ĐỨC - LAN RỪNG |

Những ngày giáp Tết chúng tôi về xã Môn Sơn - Mường Quạ, huyện Con Cuông (Nghệ An). Trong tiết trời vào xuân, ai nấy đều hối hả làm những phần việc còn lại của năm cũ để đón chào một năm mới tốt lành. Trong câu chuyện mà chúng tôi tình cờ nghe được là “chuyện về những lá đơn xin thoát nghèo”.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.

Cụ bà đạp xe lên xã xin thoát nghèo được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Quách Du |

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tặng Bằng khen cho cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), vì đã có hành động đẹp khi đạp xe lên xã xin thoát nghèo, góp phần cổ vũ tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo.

Gặp gỡ cụ bà 83 tuổi đạp xe lên xã xin thoát nghèo

QUÁCH DU |

Chia sẻ về hành động lên ủy ban xã xin thoát nghèo của mình, cụ bà 83 tuổi cho biết lý do cụ xin thoát nghèo là giờ cụ không còn nghèo và đang giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Ngoài ra, cụ thoát nghèo để làm gương cho một số trường hợp chưa xứng đáng được hưởng chế độ hộ nghèo tại xã, noi theo.

Cụ bà 83 tuổi lên xã đề nghị thoát nghèo, đọc thơ răn con cháu

Quách Du |

Mới đây, clip quay cảnh một cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hóa lên ủy ban xã xin ra khỏi diện hộ nghèo, đồng thời đọc thơ răn dạy con cháu, được đăng tải lên mạng, đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Nhiều người bày tỏ sự phấn khích và "được truyền cảm hứng" trước việc làm của cụ bà.

Mùa xuân mới nơi các bản làng vùng cao xin “thoát nghèo”

ANH ĐỨC - LAN RỪNG |

Những ngày giáp Tết chúng tôi về xã Môn Sơn - Mường Quạ, huyện Con Cuông (Nghệ An). Trong tiết trời vào xuân, ai nấy đều hối hả làm những phần việc còn lại của năm cũ để đón chào một năm mới tốt lành. Trong câu chuyện mà chúng tôi tình cờ nghe được là “chuyện về những lá đơn xin thoát nghèo”.