Sớm có căn cước công dân cho hơn 31 ngàn người cư trú bất hợp pháp

Hoàng Văn Minh |

Việt Nam hiện có hơn 31 ngàn người không có quốc tịch, không có căn cước công dân hay bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào khác, đang sinh sống bất hợp pháp, con em không được đi học, để lại nhiều hệ luỵ và gánh nặng cho xã hội.

Anh Thành - tạm gọi thế, cùng vợ hình như tên Bình, bé trai lớn tên Phương (8 tuổi) và bé trai nhỏ tên Nam (5 tuổi).

Cả gia đình này sống trong một căn nhà bỏ hoang thuộc tổ 128 (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bằng nghề lượm ve chai từ nhiều năm nay, không có giấy tờ tuỳ thân, hai con không được đi học.

Báo chí phản ánh. Và hôm 22.6, lãnh đạo Công an thành phố Đà Nẵng cho biết đã cử cán bộ xác minh nhân thân của gia đình này. Bước đầu đã xác định được "anh Thành" là Dương Minh Châu (38 tuổi, ngụ phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ).

Lãnh đạo công an thành phố Đà Nẵng cho biết khi xác minh xong thông tin thì sẽ làm căn cước công dân cho hai người lớn. Còn trước mắt, cán bộ tư pháp phường đã làm các thủ tục liên quan để giúp hỗ trợ làm các thủ tục làm giấy khai sinh cho hai cháu nhỏ.

"Anh Thành" là một trong những gia đình "sống bất hợp pháp" may mắn khi nhận được sự quan tâm, vào cuộc nhanh, ngoài mong đợi của chính quyền địa phương sau khi báo chí lên tiếng.

Cả nước, theo báo cáo của Chính phủ, được dẫn tại phiên thảo luận về Luật Căn cước ở Quốc hội, cũng vào chiều 22.6 – hiện có hơn 31 ngàn người thường trú nhưng không có giấy tờ tuỳ thân như "anh Thành".

Đa phần họ rất khó khăn về kinh tế, không có chính sách an sinh - xã hội do không có hộ khẩu thường trú, con em không được học hành do không có khai sinh, để lại gánh nặng cho xã hội.

Sống trong đất nước thanh bình mà cuộc sống bất hợp pháp, nếu có vấn đề xảy ra sẽ không biết đối tượng này ở đâu, truy tìm khó khăn vì không có hồ sơ lưu trữ, rất bất cập”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) nói.

Tuy vậy tới đây, họ cũng sẽ có cơ hội được như "anh Thành" khi Chính phủ đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận căn cước cho hơn 31 ngàn người này bằng cách đổi tên luật Căn cước công dân thành luật Căn cước.

Và các đại biểu, trong đó có đại biểu Phạm Văn Hoà nói việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho nhóm đối tượng này là rất cần thiết!

Tất nhiên, đang có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến tên gọi luật Căn cước công dân thành luật Căn cước. Hay đề xuất nên có một loại thẻ khác cho nhóm đối tượng này với lý do khác nhau.

Nhưng với tên gọi nào, loại thẻ nào thì đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật Căn cước là một đề xuất nhân văn. Và người dân, những "anh Thành" mong muốn Quốc hội sớm thông qua, chính quyền sớm vào cuộc để hỗ trợ họ làm ngay giấy tờ tuỳ thân.

Hơn 31 ngàn người này, họ cần sớm thoát cuộc sống bất hợp pháp, con cái không được đến trường, không được chính danh làm ăn sinh sống, không được hưởng các chế độ phúc lợi trên quê hương đất nước mình...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Không học đại học để đi xuất khẩu lao động - một hướng lập nghiệp mới?

Hoàng Văn Minh |

Ở Hà Tĩnh, chưa hết xôn xao chuyện 3 giáo viên bỏ dạy đi xuất khẩu lao động, nay lại đến chuyện nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ đại học các trường top đầu nhưng lại chọn ra nước ngoài làm việc thay vì học lên đại học.

Bất cập khi sống trong đất nước thanh bình nhưng cư trú bất hợp pháp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng, "điều này là cần thiết".

Thanh tra bảo hiểm nhân thọ: Điểm tên các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay

Thanh Giang |

Thông tin Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ là nội dung được dư luận quan tâm.

Có hay không tình trạng cát cứ trong hướng dẫn, phân bổ vốn Trung ương

PHẠM ĐÔNG |

“Có hay không tình trạng cát cứ trong hướng dẫn và phân bổ nguồn vốn của Trung ương? Với trách nhiệm đầu mối tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính đã làm gì để khắc phục vấn đề này?”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu. 

Luật sư nhận định pháp lí vụ sử dụng trái phép nhãn hiệu Saigontourist

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Đơn khởi kiện của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn kiện Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền "Saigontourist" đang được TAND TP Hồ Chí Minh thụ lí giải quyết.

Săn mua và kiếm lời từ biển số đẹp để làm định danh biển số không dễ

KHÁNH LINH |

Dự kiến từ ngày 1.7, việc cấp và quản lí biển số xe máy, ôtô theo mã số định danh của chủ xe hay còn gọi là biển số định danh sẽ được tiến hành, theo nội dung dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, thay thế Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Hạn hán gay gắt, dân chật vật đi qua lòng hồ thủy điện Bản Vẽ cạn trơ đáy

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An - Thay vì vượt qua lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) mênh mông chứa hàng tỉ m3 nước bằng thuyền, do hạn hán gay gắt, người dân phải mở đường tạm trong lòng hồ để di chuyển. Mấy ngày qua, trên địa bàn Nghệ An cũng đã có mưa một số nơi nhưng không làm tăng mực nước ở hồ thuỷ điện này.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Không học đại học để đi xuất khẩu lao động - một hướng lập nghiệp mới?

Hoàng Văn Minh |

Ở Hà Tĩnh, chưa hết xôn xao chuyện 3 giáo viên bỏ dạy đi xuất khẩu lao động, nay lại đến chuyện nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ đại học các trường top đầu nhưng lại chọn ra nước ngoài làm việc thay vì học lên đại học.

Bất cập khi sống trong đất nước thanh bình nhưng cư trú bất hợp pháp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng, "điều này là cần thiết".