Bất cập khi sống trong đất nước thanh bình nhưng cư trú bất hợp pháp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng, "điều này là cần thiết".

Cân nhắc thu phí người dân đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước

Tham gia thảo luận Luật Căn cước chiều 22.6, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, đối với quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam, theo báo cáo, có gần triệu người thường trú tại nước ta nhưng không có giấy tờ tuỳ thân. Đa phần họ rất khó khăn về kinh tế, không có chính sách an sinh - xã hội do không có hộ khẩu thường trú, con em không được học hành do không có khai sinh, để lại gánh nặng cho xã hội.

Đại biểu Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quochoi
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quốc hội

“Sống trong đất nước thanh bình mà cuộc sống bất hợp pháp, nếu có vấn đề xảy ra sẽ không biết đối tượng này ở đâu, truy tìm khó khăn vì không có hồ sơ lưu trữ, rất bất cập” - ông Hoà nhìn nhận và cho biết, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, quá trình triển khai phải thận trọng, khách quan, đơn giản thủ tục.

Đối với quy định thông tin của công dân tại Điều 10 có 24 khoản, đại biểu Hòa cho rằng, quá nhiều thông tin, nên thiết kế lại những khoản trùng lặp, không cần thiết như nhóm máu, nơi ở hiện tại (công dân có thường trú tạm trú), số căn cước nếu đã có căn cước công dân, ngày - tháng - năm chết hoặc mất tích, tình trạng khai báo tạm vắng.

Theo đại biểu, cần quy định cụ thể thông tin nào buộc phải cập nhật và thông tin nào chỉ để áp dụng cho những trường hợp cá biệt.

“Đối với thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước về nghề nghiệp, ADN cần cân nhắc vì nghề nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, ADN đâu phải ai cũng đi xét nghiệm, nếu buộc xét nghiệm sẽ rất tốn kém” - ông Hoà nói.

Đối với thông tin trên thẻ căn cước, đại biểu đề nghị, điều chỉnh một số nội dung trên thẻ như: nơi sinh thay cho nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thay cho nơi cư trú, nơi cấp là Công an tỉnh thay cho Bộ Công an.

Theo đại biểu, việc tạm giữ thẻ căn cước đối với người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là không nhất thiết, vì các đối tượng này chưa mất quyền công dân, vẫn có thể sử dụng căn cước để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Đối với quy định cấp thẻ căn cước điện tử cần có thời gian theo lộ trình vì hiện nay công dân không phải ai cũng sử dụng điện thoại thông minh, nếu có thì chưa chắc sử dụng internet, có nơi chưa có mạng internet.

Theo đại biểu, nên cân nhắc thu phí việc người dân đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước vì đổi tên căn cước là theo quy định của luật, chứ không phải do lỗi của người dân. Hiện nay, hàng triệu căn cước công dân đã được cấp.

Nên phân cấp, phân quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

Cũng thảo luận về dự án Luật Căn cước, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đồng thuận với việc đổi tên luật thành Luật Căn cước.

Theo đại biểu Nga, so với Luật Căn cước công dân năm 2014, dự thảo luật lần này đã bổ sung thêm nhóm đối tượng người gốc Việt Nam. Việc đổi tên luật sẽ bao hàm được cả nhóm đối tượng này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Về cơ sở dữ liệu căn cước, bà Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, hiện nay, theo quy định của Luật Cư trú 2020, Luật Căn cước công dân 2014, đồng thời đối chiếu với các quy định dự thảo đang xây dựng, Bộ Công an quản lý các cơ sở dữ liệu, bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ sở dữ liệu căn cước.

Các cơ sở dữ liệu này đều với mục đích quản lý nhân thân của một cá nhân. Khoản 1 Điều 3 dự thảo "Căn cước là thông tin về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người". Theo đó, căn cước đã bao gồm toàn bộ các thông tin để quản lý cá nhân toàn diện, bao hàm cả thông tin về cư trú.

"Theo tôi, nên cân nhắc liên thông, tích hợp 3 cơ sở dữ liệu nói trên thành một hệ thống cơ sở dữ liệu để tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện, tránh gây lãng phí ngân sách, nguồn lực, đồng thời cũng thuận tiện trong quá trình khai thác và sử dụng" - bà Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quochoi
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội

Bà Nga đề nghị, nên phân cấp, phân quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước về cho cơ quan công an cấp tỉnh đối với công dân Việt Nam để hạn chế thời gian, chi phí trong quá trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân; đồng thời giảm bớt áp lực cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp thẻ căn cước công dân ở cấp Trung ương.

"Giai đoạn trước đây, việc cấp giấy chứng minh nhân dân cũng do cơ quan công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm và được thực hiện tương đối ổn định. Đặc biệt trong bối cảnh điều kiện hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông hiện nay, mỗi người đều có số định danh cá nhân thì việc quản lý cấp, cấp lại, cấp đổi căn cước công dân sẽ không bị chồng chéo, hay xảy ra hiện tượng một người có nhiều số chứng minh nhân dân như trước" - bà Nga nói.

Cường Ngô - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Công chứng Căn cước công dân ở đâu?

LƯƠNG HẠNH |

Công chứng Căn cước công dân (CCCD) là thủ tục mà cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Căn cước công dân bản chính để thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Đắk Nông hoàn thành nhiệm vụ cấp căn cước công dân

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân cho 100% người dân đủ điều kiện, trước 2 tháng so với quy định của Bộ Công an.

5 lưu ý liên quan đến thẻ căn cước công dân gắn chip

Quang Việt |

Thẻ căn cước công dân gắn chip chứa các dữ liệu thông tin của cá nhân, người dân cần lưu ý để tránh việc bị đối tượng đánh cắp nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

Bóng chuyền nữ Việt Nam giành vé vào chung kết AVC Challenge Cup 2023

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dễ dàng đánh bại đối thủ Ấn Độ tại bán kết với tỉ số chung cuộc 3-0 để giành vé chơi trận chung kết giải AVC Challenge Cup 2023.

Diễn biến Revital Việt Nam nợ 1.155 tỉ đồng trái phiếu làm thủ tục giải thể

Quang Dân |

Thông tin Công ty cổ phần Đầu tư Revital Việt Nam (Revital Việt Nam) có dư nợ trái phiếu 1.155 tỉ đồng đang làm thủ tục giải thể nhận được sự quan tâm của dư luận.

Việt Nam sẵn sàng phương án bảo hộ công dân ở Nga

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Rostov on Don và một số khu vực phía nam của Liên bang Nga.

Yêu người đàn ông đã có 2 con riêng và cái kết nghẹn ngào (Phần 2)

Nhóm PV |

Cô gái trong câu chuyện của chúng ta giống như cô tiên đi ra từ truyện cổ tích, chăm sóc hết mình cho 2 người con riêng của một người đàn ông. Liệu cô ứng xử thế nào với tình cảm của ông bố của 2 đứa trẻ. Mời các bạn cùng theo dõi tiếp câu chuyện.

Chương trình "Giờ thứ 9" do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhiều đổi mới sáng tạo, thành công tốt đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, chiều 24.6, Quốc hội khóa XV bế mạc kỳ họp thứ 5. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Công chứng Căn cước công dân ở đâu?

LƯƠNG HẠNH |

Công chứng Căn cước công dân (CCCD) là thủ tục mà cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Căn cước công dân bản chính để thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Đắk Nông hoàn thành nhiệm vụ cấp căn cước công dân

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân cho 100% người dân đủ điều kiện, trước 2 tháng so với quy định của Bộ Công an.

5 lưu ý liên quan đến thẻ căn cước công dân gắn chip

Quang Việt |

Thẻ căn cước công dân gắn chip chứa các dữ liệu thông tin của cá nhân, người dân cần lưu ý để tránh việc bị đối tượng đánh cắp nhằm thực hiện hành vi phạm tội.