Những cái loa bêu riếu, những lời lẽ miệt thị

Anh Đào |

“Cô T yêu cầu mỗi học sinh trong lớp phải mua một lốc sữa nộp cho giáo viên. Xuân nói rằng gia đình không có tiền mua sữa, cô T hỏi "Bố mẹ cô làm nghề gì?". Khi nghe học trò trả lời, nữ giáo viên nói rằng: "Chị chỉ cần nói như vậy là tôi biết bố mẹ chị là cái loại gì rồi. Bố nào con đấy, rau nào sâu đấy”.

Đây là một đoạn trong lá đơn mà một phụ huynh tố một nữ giáo viên trường THCS Vân Đình, Hà Nội được báo chí đăng tải với “tên nhân vật được thay đổi”. Ngoài việc xúc phạm, miệt thị nặng nề, cô giáo còn đánh, đuổi học sinh ra khỏi lớp. Và thật trớ trêu. Đó lại là một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.

Đơn có nhiều chi tiết phải nói là kinh khủng và đang được nhà trường xác minh. Và dù kết quả có là “chót nhỡ”, “nóng giận”, thậm chí... không có chuyện xúc phạm. Thì rõ ràng những câu chuyện tương tự đang làm tổn thương không chỉ một học trò, một gia đình mà còn tổn thương ngay những thầy cô giáo chân chính khác.

Chúng ta có nhiều câu chuyện nhìn qua tưởng... bình thường nhưng lại hàm chứa trong đó những cách thức hết sức phi giáo dục: Giáo viên lục lọi điện thoại học sinh tìm tin nhắn; oang oang cầm loa dằn mặt, bêu riếu học sinh trong giờ chào cờ, trước toàn trường; gây sức ép, kỷ luật thậm chí giống như trừng phạt chỉ vì phụ huynh chậm tiền học phí.

Chuyên gia giáo dục Thụy Diễm Quyên vừa bùi ngùi trên Dân trí: Một đứa trẻ vi phạm nội quy dễ dàng được gán cho ác từ “học sinh cá biệt”. Có thể là đứa trẻ cá biệt thật. Đứa trẻ ấy cá biệt là bởi vì trong nội tâm của em đầy giông bão, trái tim của em đầy vết thương... nhưng chúng ta lại có thể hành xử với các em như tội phạm.

Không có học sinh nào là cá biệt cả. Hoặc nếu có, đó chính là sản phẩm của giáo dục, và bắt đầu từ sự tổn thương trong cách đối xử cá biệt nếu như cách thức cô giáo miệt thị học sinh, xúc phạm gia đình cũng được coi là giáo dục.

Những đứa trẻ dưới mái trường, dù nghịch ngợm, dù vi phạm thì chúng vẫn đang chỉ là những tờ giấy trắng. Chúng cần được động viên, vỗ về, khuyên nhủ hơn là bêu riếu, trừng phạt.

Với những cái loa dưới cột cờ, bởi những lời lẽ cay độc ấy chỉ là những vết bẩn trên trang giấy trắng tâm hồn của các em mà thôi.

Thưa cô giáo môn giáo dục công dân tên đã được viết tắt: Bố nào con nấy, rau nào sâu nấy thì phải chăng logic đúng cũng là trò nào thầy nấy?

Và cô sẽ đắc ý, thanh thản sau khi vùi dập miệt thị một đứa học trò?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Vụ kỷ luật 8 học sinh xúc phạm giáo viên trên Facebook: Hiệu trưởng xin rút kinh nghiệm

Tô Thế |

Từng thành viên trong Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) đã tự kiểm điểm bản thân, do sự bức xúc về hành vi của học sinh mà đưa ra quyết định còn vội vàng. Hiệu trưởng nhà trường xin rút kinh nghiệm, tự kiểm điểm sâu sắc.

Phụ huynh Hà Nội bức xúc tố cô giáo xúc phạm, tát học sinh gãy răng

Bích Hà |

Phụ huynh có con đang học tại Trường THCS thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã bức xúc tố giáo viên trong trường xúc phạm con mình và tát chảy máu miệng một học sinh khác.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu của NLĐ nghỉ hưu tháng 2.2023

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng cho lao động mất việc, giảm giờ làm; Chuyến tàu mùa Xuân đưa giấc mơ sum họp của công nhân thành hiện thực; Cách tính lương hưu cho người lao động...

Vụ kỷ luật 8 học sinh xúc phạm giáo viên trên Facebook: Hiệu trưởng xin rút kinh nghiệm

Tô Thế |

Từng thành viên trong Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) đã tự kiểm điểm bản thân, do sự bức xúc về hành vi của học sinh mà đưa ra quyết định còn vội vàng. Hiệu trưởng nhà trường xin rút kinh nghiệm, tự kiểm điểm sâu sắc.

Phụ huynh Hà Nội bức xúc tố cô giáo xúc phạm, tát học sinh gãy răng

Bích Hà |

Phụ huynh có con đang học tại Trường THCS thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã bức xúc tố giáo viên trong trường xúc phạm con mình và tát chảy máu miệng một học sinh khác.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.