Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Áp lực lao động nghề nghiệp của nhà giáo phổ thông hiện nay: Thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” do Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức sáng 16.11.

Nhiều giáo viên luôn lo lắng “số phận” của mình sẽ ra sao

Bàn về những sự kiện “nổi sóng” trong biên chế giáo viên gần đây, PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục) trăn trở: Giáo viên hiện nay luôn lo lắng cho số phận của mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu… Sự kiện giáo viên mất việc ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), Thanh Oai (Hà Nội) là những trăn trở lớn.

Không chỉ công việc giảng dạy kiến thức, giáo viên phải chịu áp lực trước dư luận. Thậm chí, học sinh đánh nhau ngoài trường cũng lại đổ lỗi cho giáo viên, cho giáo dục trong khi các em chỉ có khoảng 4-6 tiếng tại nhà trường, còn lại là về gia đình, xã hội.

TS Nguyễn Thị Quế Anh - Học viện Chính trị khu vực I cũng đưa ra những trăn trở: Đánh giá một cách công tâm sẽ cho thấy nghề giáo viên thời nay chứa đựng quá nhiều nguy hiểm. Không có bất cứ nghề nào như nghề giáo khi mà giáo viên mỗi ngày đến lớp lại mang theo một tâm trạng lo sợ.

Giáo viên phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Những chỉ tiêu khủng khiếp về bệnh thành tích, về chỉ tiêu như 100% lên lớp thẳng, chất lượng bộ môn 99%, duy trì sĩ số 98%...

TS Nguyễn Thị Quế Anh cũng đề cập đến áp lực lớn về mức lương tối thiểu chưa đủ nuôi bản thân và gia đình.

Các đại biểu tao đổi tại hội thảo. Ảnh: HN
Các đại biểu tao đổi tại hội thảo. Ảnh: HN

Chưa bao giờ ngành giáo dục bất an như hiện nay từ biên chế, tiêu cực, thiếu giáo viên - đó là chia sẻ  của TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.

“Giáo dục Việt Nam trong 5 năm gần đây đã có một đường lối phát triển giáo dục quốc gia hết sức đúng đắn, sáng suốt, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực ưu tiên để phát triển, để đầu tư.

Nhưng thực tế cho đến nay, trường sở không đủ chỗ cho trẻ em theo học, thiết bị, môi trường giáo dục không được phát triển tương xứng. Tiêu cực ngành Giáo dục không ngày nào không được các cơ quan truyền thông đề cập. Đặc biệt nghề dạy học chưa bao giờ lại là nghề bấp bênh nhất từ trước đến nay, từ biên chế, tiêu cực, thiếu giáo viên...”, TS Lâm bày tỏ.

Tạo niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày đến trường

Từ những áp lực trên, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất: Giáo viên, nhà giáo chủ động vượt qua áp lực nghề nghiệp này, không còn cách nào khác phải giúp họ vượt qua chính mình, dám đương đầu với nghịch cảnh, tìm niềm vui, hạnh phúc trong quá trình sáng tạo nghề nghiệp...

Các nhà trường, nhà giáo cần chú trọng phát huy nội lực, tìm niềm vui, hạnh phúc trong sáng tạo nghề nghiệp. Điều quan trọng nữa là giáo dục cần sự quan tâm của cả xã hội, giáo dục đâu chỉ là câu chuyện của nhà trường.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo trăn trở về sự lo lắng của giáo viên
PGS.TS Đặng Quốc Bảo trăn trở về sự lo lắng của giáo viên

PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh cần có những chính sách đảm bảo sự ổn định, sự yên tâm trong công tác cho giáo viên.

Ở các nước tiên tiến, người giáo sinh tốt nghiệp qua một kì sát hạch đủ tiêu chuẩn làm thầy giáo sẽ kí hợp đồng lao động theo một khung thời gian đủ khích lệ sự yên tâm trong công việc và được thăng tiến theo kết quả lao động.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên đại trà, các nhà nước đều có chính sách phát triển, bồi dưỡng người thầy tinh hoa. Đội ngũ người thầy tinh hoa là nhân tố dẫn lối cho sự phát triển giáo dục chung.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

“Đừng liên tục dự giờ để tạo áp lực cho giáo viên nữa, họ đã khổ lắm rồi”

Đặng Chung |

Dự giờ không có kế hoạch, theo cảm tính, dùng tiêu chí dự giờ để đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên… PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) cho rằng điều này chỉ gây thêm áp lực cho nhà giáo.

Lớp mẫu giáo tư thục có thể tăng lên 70 trẻ: Sẽ là áp lực lớn, đặc biệt với giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, ông Nguyễn Ngọc Thanh (Văn phòng tâm lý Ngọc Thanh) bày tỏ phản đối việc tăng sĩ số lớp mẫu giáo độc lập tư thục từ không quá 50 trẻ lên không quá 70 trẻ.

Những áp lực “bủa vây” nhà giáo trong xã hội hiện đại

QUANG ĐẠI |

Trong những ngày cả nước tôn vinh, tri ân đội ngũ làm nghề trồng người cao quý, bên cạnh những “dấu lặng” ngậm ngùi như lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng, nhà giáo còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

“Đừng liên tục dự giờ để tạo áp lực cho giáo viên nữa, họ đã khổ lắm rồi”

Đặng Chung |

Dự giờ không có kế hoạch, theo cảm tính, dùng tiêu chí dự giờ để đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên… PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) cho rằng điều này chỉ gây thêm áp lực cho nhà giáo.

Lớp mẫu giáo tư thục có thể tăng lên 70 trẻ: Sẽ là áp lực lớn, đặc biệt với giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, ông Nguyễn Ngọc Thanh (Văn phòng tâm lý Ngọc Thanh) bày tỏ phản đối việc tăng sĩ số lớp mẫu giáo độc lập tư thục từ không quá 50 trẻ lên không quá 70 trẻ.

Những áp lực “bủa vây” nhà giáo trong xã hội hiện đại

QUANG ĐẠI |

Trong những ngày cả nước tôn vinh, tri ân đội ngũ làm nghề trồng người cao quý, bên cạnh những “dấu lặng” ngậm ngùi như lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng, nhà giáo còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực.