Miễn học phí phải công bằng với học sinh ngoài công lập

LÊ THANH PHONG |

Miễn giảm học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi và học sinh THCS trường công lập là một nội dung được bàn sôi nổi tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, trong Hiến pháp đã ghi giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và mầm non. Đã là bắt buộc thì phải miễn học phí. Là đương nhiên thì phải bố trí kinh phí thế nào để thực hiện.

Quan điểm rất rõ ràng, nhưng vấn đề là tiền ở đâu? Trong tình hình ngân sách khó khăn, chi một khoản tiền 4.730 tỉ đồng/năm cho miễn giảm học phí là điều cần phải tính toán. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định đủ tiền để miễn học phí cho học sinh THCS, hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập. Nguồn kinh phí thực hiện được lấy từ việc cân đối trong 20% chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.

Đương nhiên là phải hỗ trợ cho học sinh của trường ngoài công lập, bởi vì đó là sự công bằng. Các em đều thuộc đối tượng giáo dục bắt buộc, vậy thì công hay tư cũng phải được sự chăm sóc, hỗ trợ như nhau. Một suất học sinh ngoài công lập phải được hưởng hỗ trợ tương đương với mức học sinh công lập được miễn giảm.

So ra, 4.730 tỉ đồng/năm cho miễn giảm học phí không phải là quá lớn, Bộ GDĐT có thể cân đối các khoản khác để dành số tiền này cho các em. Ngay trong việc biên soạn sách giáo khoa, không ít ý kiến cho rằng, đã xài quá nhiều tiền, bất hợp lý. TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho rằng: “Năm 2001, Bộ GDĐT được phê duyệt ngân sách nhà nước 11 tỉ đồng để xây dựng bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học và cao đẳng. Số tiền này quả thực chúng tôi “tiêu mãi không hết”, dù chương trình đại học rất đa dạng, khối lượng lớn gấp nhiều lần chương trình phổ thông. Trong khi đó, ở khu vực giáo dục phổ thông thời điểm năm 2014, số tiền viết SGK trong dự thảo Đề án đổi mới chương trình và SGK là 5.000 tỉ đồng”.

Còn nhiều khoản khác liên quan đến hoạt động biên soạn và xuất bản sách giáo khoa, chưa kể các đề án khác, nếu minh bạch chi tiêu, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền để phục vụ cho giáo dục, trong đó có việc miễn giảm học phí cho 
học sinh.

TPHCM đang tiến hành các bước thủ tục để thực hiện miễn học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập trên địa bàn theo như đề xuất của liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo, dự kiến khoảng 350 tỉ đồng/năm. Nhưng không biết trong số này, đã có khoản hỗ trợ cho học sinh ngoài công lập hay chưa?

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Học phí tăng - chất lượng có tương xứng?

HUYÊN NGUYỄN |

Năm học 2018-2019, Hà Nội là đơn vị có mức học phí tăng cao, khoảng 40% so với năm học 2017-2018. Kỳ vọng mang lại về chất lượng, cơ sở vật chất từ việc tăng học phí đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Phụ huynh vui mừng vì học sinh được miễn học phí, nhưng lo bùng phát lạm thu

Đặng Chung |

Việc Chính phủ chấp thuận đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh đến cấp trung học cơ sở (THCS) là tin vui với đông đảo phụ huynh, học sinh trên cả nước. Nhưng trước thềm năm học mới, phụ huynh vẫn còn băn khoăn, liệu sau khi miễn học phí, các khoản phụ thu có tăng thêm?

Chính phủ đồng ý miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở

Đặng Chung |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS), bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo với giáo viên mầm non.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Học phí tăng - chất lượng có tương xứng?

HUYÊN NGUYỄN |

Năm học 2018-2019, Hà Nội là đơn vị có mức học phí tăng cao, khoảng 40% so với năm học 2017-2018. Kỳ vọng mang lại về chất lượng, cơ sở vật chất từ việc tăng học phí đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Phụ huynh vui mừng vì học sinh được miễn học phí, nhưng lo bùng phát lạm thu

Đặng Chung |

Việc Chính phủ chấp thuận đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh đến cấp trung học cơ sở (THCS) là tin vui với đông đảo phụ huynh, học sinh trên cả nước. Nhưng trước thềm năm học mới, phụ huynh vẫn còn băn khoăn, liệu sau khi miễn học phí, các khoản phụ thu có tăng thêm?

Chính phủ đồng ý miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở

Đặng Chung |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS), bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo với giáo viên mầm non.