Học phí tăng - chất lượng có tương xứng?

HUYÊN NGUYỄN |

Năm học 2018-2019, Hà Nội là đơn vị có mức học phí tăng cao, khoảng 40% so với năm học 2017-2018. Kỳ vọng mang lại về chất lượng, cơ sở vật chất từ việc tăng học phí đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Hà Nội tăng cao, TP.Hồ Chí Minh giữ nguyên

Năm học tới đây, mức học phí tại Hà Nội sẽ tăng từ 35,7 đến 40,9%. Cụ thể, mức thu 155.000 đồng/tháng với học sinh tại các trường trên địa bàn thành thị (các phường, thị trấn); tăng 45.000 đồng so với năm học trước. Mức thu tại các trường trên địa bàn nông thôn (các xã, trừ xã miền núi); là 75.000 đồng/tháng, tăng 45.000 đồng so với năm học trước. Tại các trường trên địa bàn các xã miền núi mức thu tăng lên từ 14.000 đồng/tháng lên 19.000 đồng/tháng.

Theo Sở GDĐT Hà Nội, tổng số thu học phí theo mức thu năm học 2018-2019 ước tính khoảng 939,864 tỉ đồng, tăng 264,513 tỉ đồng so với năm học trước. Số tiền từ tăng thu học phí trong năm học 2018-2019 một phần để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại dành để chi sự nghiệp giáo dục hằng năm.

Tiền thu học phí chiếm tỉ lệ 11,3% tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Vì vậy, dù học phí tăng nhưng nguồn kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục mầm non và phổ thông công lập chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

“Việc điều chỉnh tăng mức thu học phí không làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh diện chính sách vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Trung ương” - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho hay.

Trái ngược với Hà Nội, mặc dù số học sinh tiếp tục tăng cao nhưng năm học 2018-2019, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tiếp tục không tăng học phí. Mức học phí hiện tại của TPHCM được thu từ năm học 2016-2017 đến nay. Thậm chí, TP.Hồ Chí Minh đang tính toán và cân đối ngân sách để có thể từ tháng 1.2019, học sinh bậc THCS sẽ được miễn học phí.

Mong muốn chất lượng tăng song hành học phí

Anh Ngô Vĩnh Hải (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định: “Những năm liên tiếp gần đây, Hà Nội đều tăng học phí với tỉ lệ khá cao. Theo tôi, mức thu học phí hiện nay ở thành thị là chấp nhận được với phần lớn người dân. Tuy nhiên, Hà Nội bây giờ đã trải rộng có những vùng khó khăn, công nhân, người lao động thu nhập thấp cũng về sinh sống, làm ăn nên cũng cần tính đến việc hỗ trợ đối với những con em của đối tượng này”.

Bên cạnh đó, anh Hải thẳng thắn bày tỏ: “Tăng học phí và các khoản thu khác nhưng chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất có tăng không? Đây là điều phụ huynh quan tâm nhất. Không thể năm nào cũng tăng học phí mà con em chúng tôi vẫn phải học 50-60 học sinh một lớp được”.

Cùng chung lo lắng, chị Mai Thị Lan Anh (TX Sơn Tây, Hà Nội) bày tỏ: Ngoài học phí, phụ huynh còn lo lắng các khoản thu khác trong nhà trường. Trung bình, gia đình có một con đi học đầu năm phải đóng các khoản từ 5-7 triệu đồng. Rất nhiều khoản thu phải nộp nhưng phụ huynh lại thường có rất ít thông tin về chi tiêu của khoản đó. Trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên hay đại diện cha mẹ học sinh chỉ đọc nhanh chứ không có giấy tờ, hoá đơn nào đi kèm nên phụ huynh không thể theo dõi cụ thể. Mặt khác, tâm lý chung của đại đa số phụ huynh là sợ cha mẹ ý kiến con sẽ không được cô giáo quan tâm.

Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước tại các địa phương. Các cơ quan quản lý phải có sự tính toán, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ, thanh tra, kiểm tra trong thu chi đầu năm học.

Việc công khai chi tiết các khoản thu, mục đích thu, kể cả học phí cần thông tin rõ ràng cho phụ huynh để giám sát; tạo sự đồng thuận giữa ngành giáo dục, nhà trường với phụ huynh, khắc phục được tình trạng lạm thu, sử dụng kinh phí sai mục đích có thể xảy ra.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.