Lấp lỗ hổng “Chùa BOT”

Đào Tuấn |

Bao nhiêu tiền đã được “đổ” vào chùa chiền, di tích, lễ hội? Chúng ta chưa bao giờ biết. Nhưng chỉ riêng chùa Hương, trong một mùa lễ hội từng cần tới 12 chiếc xe để chở 1.200 bao tải tiền lẻ.

Con số 1.200 bao tải tiền lẻ được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chia sẻ với báo chí ngày 25.12.2013. Theo Phó Thống đốc, 1.200 bao tải tiền trị giá khoảng 22 tỉ đồng, phải cần đến 12 chiếc xe để chuyên chở. Mà 1.200 bao tải tiền lẻ này chỉ là ở riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức - nơi có chùa Hương, còn các ngân hàng khác nơi có các đền chùa như đền Hùng (Phú Thọ), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) nếu tổng hợp lại thì lượng tiền lẻ vô cùng lớn.

Ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức thời điểm năm 2018, cũng từng công khai số thu tại lễ hội chùa Hương năm 2018 vào khoảng 112 tỉ đồng, chưa kể tiền công đức, bởi “Theo pháp luật hiện hành thì không có điều luật nào quy định cho Nhà nước tham gia quản lý tiền công đức… Tiền trong khu vực nội tự của nhà chùa thì do nhà chùa quản lý”.

Với khoảng 58.000 di tích lớn nhỏ và 9.000 lễ hội, bao nhiêu tiền đã “đổ” vào đó mỗi năm?

Chúng ta chưa từng biết.

Và có lẽ, phải mở ngoặc đến hai chữ “Chùa BOT” mà Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ đã dùng để chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, với câu hỏi: Có việc một số quan chức đóng cổ phần vào việc xây dựng "chùa BOT" để kiếm lời sau khi xây dựng không?!

Nguồn lực xã hội rất lớn, nhưng không hề được kiểm đếm, thống kê, nhưng chưa hề công khai minh bạch, để lại rất nhiều câu hỏi, nhiều dị nghị.

Người ta nói đúng: Đó là một lỗ hổng.

Bộ Tài chính, trong Thông tư 04 hướng dẫn quản lý thu chi tài chính cho công tác lễ hội và tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội... có vẻ đang muốn lấp đi cái lỗ hổng đó.

Bởi, Thông tư 04 chính là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về nguồn lực này.

Và cách đặt vấn đề, vừa khéo, rằng: Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ mà các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng... bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhà nước không quản lý, nhưng tiền đó phải công khai. Bằng việc mở tài khoản để phản ánh việc tiếp nhận. Bằng cách mở sổ ghi chép, thực hiện kiểm đếm đối với các khoản tiền mặt. Và bằng quy định tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì phải gửi vào tài khoản để bảo đảm an toàn, minh bạch.

Chúng ta không “thế tục hoá” tiền công đức, nhưng đó là tiền bạc, dẫu là nguồn xã hội hoá thì cũng phải công khai minh bạch chứ không thể tù mù mãi được.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính: Nhà nước không quản lý tiền công đức của cơ sở tôn giáo

TRÍ MINH |

Sáng ngày 31.1, Bộ Tài chính ra thông cáo liên quan đến Thông tư 04/2023/TT-BTC về quản lý thu chi tiền công đức mới ban hành.

Quy định mới về quản lý tiền công đức: Liệu có khả thi?

Linh Chi - Dương Anh |

Nhìn từ góc độ văn hóa, việc ban hành quy định quản lý, thu chi từ công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích, cơ sở thờ tự là hợp lý, nhằm nâng cao tính khách quan, minh bạch và tạo thêm lòng tin lâu dài cho người dân.

Quản lý tiền công đức qua tài khoản: Minh bạch dòng tiền “ra - vào”

Cao Nguyên |

Dự thảo Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý. Trong đó, quy định mở tài khoản quản lý tiền công đức riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nhằm mục đích minh bạch dòng tiền “ra - vào”.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Hà Nội thúc tiến độ xây dựng, cải tạo hàng loạt công viên lớn

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các công viên hiện có, Hà Nội cũng triển khai xây dựng, thúc tiến độ các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân, tăng diện tích cây xanh đô thị.

Bộ Tài chính: Nhà nước không quản lý tiền công đức của cơ sở tôn giáo

TRÍ MINH |

Sáng ngày 31.1, Bộ Tài chính ra thông cáo liên quan đến Thông tư 04/2023/TT-BTC về quản lý thu chi tiền công đức mới ban hành.

Quy định mới về quản lý tiền công đức: Liệu có khả thi?

Linh Chi - Dương Anh |

Nhìn từ góc độ văn hóa, việc ban hành quy định quản lý, thu chi từ công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích, cơ sở thờ tự là hợp lý, nhằm nâng cao tính khách quan, minh bạch và tạo thêm lòng tin lâu dài cho người dân.

Quản lý tiền công đức qua tài khoản: Minh bạch dòng tiền “ra - vào”

Cao Nguyên |

Dự thảo Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý. Trong đó, quy định mở tài khoản quản lý tiền công đức riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nhằm mục đích minh bạch dòng tiền “ra - vào”.