Không để người lao động bị tận thu sức khỏe

LÊ THANH PHONG |

Sau 8 giờ làm việc trong nhà máy, ai cũng muốn về nhà nghỉ ngơi, làm tăng ca rất vất vả vì vắt kiệt sức lực còn lại.

Nhưng đồng lương còn thấp, để trang trải đủ cuộc sống, người lao động phải cố gắng làm tăng ca, đây chính là bi kịch của người nghèo.

Nghèo thì dù có nghỉ ngơi cũng không có điều kiện để vui chơi. Cho nên với nhiều trường hợp, đi làm tăng ca có lợi hơn là rượu chè, đề đóm, sinh hoạt không lành mạnh.

Chính vì thực tế đó, Bộ LĐTBXH lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Luật Lao động, trong đó có nội dung điều chỉnh thời gian làm thêm giờ tối đa của người lao động (NLĐ) từ 300 lên 400 giờ/năm.

Chúng ta hãy đi đến với người lao động, để thấy có nên tăng thêm 100 giờ làm thêm hay không?

Đã có nhiều vụ đình công vì doanh nghiệp tăng ca quá nhiều, nhưng cũng có những vụ đình công do không được tăng ca.

Những công nhân khỏe mạnh, có nhu cầu tăng thêm thu nhập thì muốn tăng ca. Ngược lại, những người sức khỏe kém, hoặc có con nhỏ, có gia đình cần phải dành thời gian chăm sóc, hoặc có chỗ buôn bán hàng quán sau giờ làm việc, thì họ không muốn tăng ca.

Về lý thuyết, tăng ca là tự nguyện, doanh nghiệp không được ép buộc người lao động, nhưng ai quản lý được doanh nghiệp, đa số lùa hết công nhân đi làm, bất kể người có nhu cầu hay không có nhu cầu. Từ thực tế đó, cho thấy, nếu điều chỉnh thời gian làm thêm lên 400 giờ/năm, các cơ quan quản lý phải bảo đảm kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp liên quan đến tăng ca, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng dây chuyền lạc hậu, cố khai thác tối đa, dù đã hết khấu hao và không chịu đầu tư dây chuyền công nghệ mới. Và để bù lại thì họ phải tăng ca, mượn sức công nhân để đảm bảo đơn hàng, tính ra có lợi hơn đầu tư dây chuyền mới. Nếu như vậy thì cũng cần phải công bằng, không để người lao động bị khai thác kiệt quệ. Về điểm này, xin ủng hộ đề xuất của ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN:”...cần bổ sung quy định lương làm thêm giờ phải được tính lũy tiến theo số giờ làm thêm. Chẳng hạn khi NLĐ làm thêm giờ 200 giờ trong năm thì DN phải trả 150%; từ 201 giờ lên 250 giờ thì DN phải trả 200%; từ 251 giờ đến 300 giờ là 250% lương; từ 301 giờ đến 350 giờ là 300% lương; từ 351 giờ đến 400 giờ, DN trả cho NLĐ 350% lương. DN có lợi thì NLĐ cũng phải có lợi”.

Hãy cứ để doanh nghiệp tổ chức tăng ca, nhưng đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, và doanh nghiệp phải trả công xứng đáng, không được tận thu sức khỏe của người lao động.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất nâng thời gian làm thêm tối đa từ 300 lên 400 giờ/năm: Người lao động cực chẳng đã!

NHÓM PV |

Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Luật Lao động, trong đó có nội dung điều chỉnh thời gian làm thêm giờ tối đa của người lao động (NLĐ) từ 300 lên 400 giờ/năm.

Đảm bảo quyền lợi người lao động

Quang Hiếu |

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 đồng - 200.000 đồng so với hiện nay. Qua tổng  hợp đề xuất, có 4/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng theo hướng tăng lên. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của Bộ LĐTBXH.

Tăng lương tối thiểu giúp người lao động bớt khó khăn

Nhóm phóng viên |

Phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra vào ngày 13.8 đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018 (tương đương mức tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng tùy từng vùng). Báo Lao động Điện tử ghi nhận một số ý kiến về mức tăng này.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Đề xuất nâng thời gian làm thêm tối đa từ 300 lên 400 giờ/năm: Người lao động cực chẳng đã!

NHÓM PV |

Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Luật Lao động, trong đó có nội dung điều chỉnh thời gian làm thêm giờ tối đa của người lao động (NLĐ) từ 300 lên 400 giờ/năm.

Đảm bảo quyền lợi người lao động

Quang Hiếu |

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 đồng - 200.000 đồng so với hiện nay. Qua tổng  hợp đề xuất, có 4/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng theo hướng tăng lên. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của Bộ LĐTBXH.

Tăng lương tối thiểu giúp người lao động bớt khó khăn

Nhóm phóng viên |

Phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra vào ngày 13.8 đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018 (tương đương mức tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng tùy từng vùng). Báo Lao động Điện tử ghi nhận một số ý kiến về mức tăng này.