Hãy mạnh dạn để họ ra về

THỦY LÂM |

Hơn 1.000 sinh viên (SV) của Đại học Tây Nguyên đang bị cảnh báo kết quả học tập kém và có nguy cơ bị đuổi học. Thực trạng ngày càng có nhiều sinh viên có thái độ và năng lực học tập yếu kém không chỉ xảy ra ở Đại học Tây Nguyên mà còn khá phổ biến trong cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Việc mạnh dạn sàng lọc sinh viên của Đại học Tây Nguyên là việc làm cần thiết trong tình hình giáo dục đại học hiện nay.

Khoảng chừng vài năm trước, một SV dù có thái độ và năng lực học tập, rèn luyện kém cũng rất hiếm khi bị đuổi học, cùng lắm cũng chỉ bị “giữ lại trường để đào tạo kỹ hơn”. Rất nhiều trường hợp phải học đến 6 - 7 năm nhưng rồi họ cũng ra trường được. Vì thế, bên cạnh những cử nhân, kỹ sư có chất lượng, xuất hiện không ít người có bằng đại học nhưng không đủ kiến thức và năng lực để làm việc ngay cả trong chuyên ngành của mình.

Thông tư 57/2012/TT- BGDĐT đã sửa đổi quy định về cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đây là động thái cần thiết để chấn chỉnh lại kỷ luật trong giới SV, nâng cao chất lượng đầu ra của các trường ĐH. Để khi ra trường, mỗi SV đều có kiến thức và năng lực xứng đáng với tấm bằng mà mình được nhận.

Điều đáng nói là vì sao có quá nhiều SV bị đào thải như vậy? Phải nhìn nhận vào một thực tế là công tác tuyển sinh đầu vào của nhiều trường ĐH có phần dễ dãi. Số học sinh trúng tuyển vào ĐH chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng số học sinh tốt nghiệp THPT. Chúng ta chưa làm được việc phân luồng đạo tạo hợp lý cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Nhiều sinh viên dẫu vượt qua được kỳ thi tuyển để vào ĐH (có khi nhờ may mắn), nhưng thực sự không đủ khả năng để tiếp thu, vận dụng được chương trình đào tạo ĐH.

Không ít SV khi còn học phổ thông vốn được chăm lo, kèm cặp quá chu đáo bởi gia đình và nhà trường, nên họ thiếu hẳn khả năng tự lập, kỹ năng sống cần thiết. Các trường ĐH không chú trọng nhiều về việc quản lý nề nếp, thái độ học tập của SV nên khi đến với môi trường mới, nhiều SV đã không tự làm chủ được đời sống sinh hoạt và học tập của bản thân, có khi còn mất kiểm soát. Có nhiều trường hợp nhiều SV trước đây là học sinh ngoan hiền, chăm chỉ nhưng khi trở thành SV lại sa vào rượu chè, game, cờ bạc...

Buộc thôi học một SV đã mất công sức và tiền bạc sau vài năm học tập tại trường là điều bất đắc dĩ. Chúng ta cũng cần chia sẻ những áp lực mà những SV này phải đối mặt khi phải xách gói ra về. Ngày đỗ đại học mang lại cho gia đình sự tự hào kỳ vọng bao nhiêu thì giờ họ mang về thất vọng bấy nhiêu. Đáng thương hơn có cả tình cảnh gia đình phải vay mượn, nợ nần để nuôi con ăn học. Đây là một tổn thất lớn cho họ cả vật chất và tinh thần. Nhưng dù sao thì việc ra về lúc này vẫn là điều tốt cho họ so với tiếp tục mất thêm bao nhiêu công sức, thời gian và tiền bạc mà không biết đi về đâu. Hy vọng rằng, những thất bại đầu đời này không làm họ gục ngã mà là bước ngoặt giúp họ làm lại để đi đến thành công.

Sàng lọc SV là việc làm đúng đắn và cần thiết để lấy lại niềm tin cho xã hội về chất lượng đào tạo bậc ĐH của nước ta. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bớt đi được những số phận, những gia đình đáng ái ngại khi con em mình bị đuổi học. Thiết nghĩ, cần nâng cao yêu cầu chất lượng của học sinh được tuyển sinh đầu vào ở các trường ĐH, đồng thời các trường ĐH cần chú trọng hơn việc quản lý kỷ luật, giáo dục đạo đức và hỗ trợ kỹ năng sống cho sinh viên.


THỦY LÂM
TIN LIÊN QUAN

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Triển vọng và thách thức với kinh tế Việt Nam năm 2023

Khánh Minh |

Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và được dự báo sẽ là câu chuyện kinh tế thú vị nhất trong năm 2023.