Triển vọng và thách thức với kinh tế Việt Nam năm 2023

Khánh Minh |

Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và được dự báo sẽ là câu chuyện kinh tế thú vị nhất trong năm 2023.

Kinh tế Việt Nam nổi bật ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Trang Sputnik của Nga cho hay: Việt Nam đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn thế giới. Điều này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc gia tăng số lượng các bài phân tích về chính trị và kinh tế của Việt Nam trên các ấn phẩm có uy tín.

Trang Vietnam Briefing có bài dài đánh giá những lợi thế của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đang phát triển nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư nước ngoài. Tác giả liệt kê các lợi thế của Việt Nam, bao gồm hệ thống chính trị ổn định, kinh tế và thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ, đủ số lượng lao động trẻ và lành nghề, sự gần gũi về địa lý của các nền kinh tế mới nổi hàng đầu của Đông Á và môi trường đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối cởi mở.

Chính sách thân thiện với doanh nghiệp của Việt Nam nổi bật so với các nước Đông Nam Á khác, đây là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao. Việt Nam cũng có quyền tự hào về một hệ sinh thái kinh doanh không ngừng cải thiện và một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi kinh doanh liên quan đến đầu tư và không ngừng nâng cao năng lực của mình thông qua các cải cách.

Hãng thông tấn Nga Krasnaya Vesna trích dẫn đánh giá của Công ty tư vấn đầu tư Anh BDA Partners cho biết, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tầm trung phát triển nhanh nhất toàn cầu vào năm 2023. Krasnaya Vesna cũng dẫn ý kiến của bà Antoinette Sayeh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế nổi bật ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Forbes Kazakhstan, ấn bản của tạp chí Forbes tại Kazakhstan, viết rằng, Việt Nam có thể trở thành câu chuyện đầu tư và kinh tế vĩ mô thú vị nhất vào năm 2023. Theo các chuyên gia, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á chỉ đứng sau Indonesia, và sẽ xếp thứ 20 thế giới.

Trang Alibaba dự báo 6 triển vọng về kinh tế Việt Nam năm 2023. Thứ nhất, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, nhanh chóng trở thành đầu tàu kinh tế của Châu Á khi khu vực này phục hồi sau tình trạng suy thoái do đại dịch gây ra.

Thứ hai, dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 15%. Cho đến gần đây, Việt Nam chỉ được biết đến với xuất khẩu dệt may. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi đáng kể khi quốc gia này hiện là trung tâm sản xuất ôtô, công nghệ và điện tử ở Đông Nam Á. Một số mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Việt Nam hiện nay bao gồm điện thoại di động, linh kiện máy tính và sản phẩm điện tử.

Thứ ba, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với FDI nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ sở hạ tầng vững chắc và chi phí lao động thấp.

Thứ tư, Việt Nam có môi trường chuỗi cung ứng thuận lợi. Kể từ năm 2019, Việt Nam đã chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất, do đó thu hút nhiều khoản đầu tư sản xuất mới từ các quốc gia khác nhau. Apple đã chuyển 11 nhà máy sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình sang Việt Nam, trong khi các công ty như Foxconn và Pegatron mở rộng cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Samsung đang xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trị giá 220 triệu USD tại Việt Nam.

Thứ năm, thương mại điện tử của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân khai thác các cơ hội kinh doanh mới. Thứ sáu, Việt Nam có môi trường pháp lý thuận lợi, đặc biệt là trong khu vực ASEAN.

Những thách thức chính đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đang có đà phát triển kinh tế, nhưng Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế. Hầu hết những thách thức này là bên ngoài.

Một trong những rủi ro lớn nhất mà Việt Nam có thể gặp phải là lạm phát, chủ yếu do các hoạt động kinh tế đang bùng nổ trong nước. Theo IMF, chi phí vận chuyển và các sản phẩm nông nghiệp như phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng cao có thể làm tăng giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, do đó làm tăng áp lực lạm phát đối với nền kinh tế. Ngoài ra, biến động giá dầu và chi phí nguyên vật liệu tăng cao có thể góp phần gây áp lực lạm phát.

Trong khi Việt Nam đang đạt được đà tăng trưởng kinh tế, thì các quốc gia khác lại ngược lại. Đây có thể là một thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam vì điều đó có nghĩa là các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ sẽ có nhu cầu thấp hơn.

Xung đột Nga - Ukraina cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến việc hạn chế tiếp cận nguyên liệu thô, gián đoạn chuỗi cung ứng, chính sách tiền tệ thắt chặt và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, các thách thức khác với nền kinh tế Việt Nam là tỉ giá hối đoái, lãi suất và tình trạng thiếu lao động.

Một trong những rủi ro lớn nhất Việt Nam có thể gặp phải là lạm phát, chủ yếu do các hoạt động kinh tế đang bùng nổ trong nước.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Những yếu tố làm nên sự trỗi dậy của kinh tế Việt Nam

Song Minh |

Cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo chung, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ SD Pradhan phân tích những yếu tố làm nên thành công và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Chìa khóa dẫn đến thành công của kinh tế Việt Nam năm 2023

Ngọc Vân |

Bốn lĩnh vực chính có thể làm nên thành công của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là năng lượng, du lịch, công nghệ thông tin và sản xuất.

Thách thức nào cho kinh tế Việt Nam 2023?

Trà My |

Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang suy yếu. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Vậy kinh tế Việt Nam sẽ ra sao để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như Quốc hội đề ra?

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Lãnh đạo Apax Leaders hứa lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Tại buổi họp chiều 15.3, lãnh đạo hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders cam kết với phụ huynh sẽ thành lập văn phòng riêng để giải quyết vấn đề rút học phí. Theo dự kiến, lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Những yếu tố làm nên sự trỗi dậy của kinh tế Việt Nam

Song Minh |

Cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo chung, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ SD Pradhan phân tích những yếu tố làm nên thành công và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Chìa khóa dẫn đến thành công của kinh tế Việt Nam năm 2023

Ngọc Vân |

Bốn lĩnh vực chính có thể làm nên thành công của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là năng lượng, du lịch, công nghệ thông tin và sản xuất.

Thách thức nào cho kinh tế Việt Nam 2023?

Trà My |

Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang suy yếu. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Vậy kinh tế Việt Nam sẽ ra sao để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như Quốc hội đề ra?