Giáo dục di sản cho học sinh là cách làm mới và hay, cần được nhân rộng

Hoàng Văn Minh |

Trong năm 2024 này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ phối hợp với Phòng GDĐT thành phố Huế tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình về giáo dục di sản Huế một cách khoa học, để việc giáo dục di sản hiệu quả hơn.

Giáo dục di sản là một chương trình giáo dục ngoại khóa do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phòng GDĐT thành phố Huế tổ chức cho học sinh các bậc học mầm non cho đến THCS từ hơn 2 năm nay.

Tùy theo lịch đăng ký, các em học sinh của từng trường lần lượt cùng hướng dẫn viên tham quan thực tế, trải nghiệm các di sản vật thể và phi vật thể, danh thắng nổi tiếng nằm trong quần thể Di tích Cố đô Huế.

Đồng thời được trải nghiệm các trò chơi cung đình tại Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế. Hay sáng tác tranh dựa trên sự hướng dẫn quan sát tỉ mỉ các hoa văn, hoạ tiết và màu sắc độc đáo tại công trình kiến trúc di sản Huế…

Một con số rất ấn tượng là chỉ riêng năm 2023, chương trình này đã đón 263 đoàn, với hơn 25.000 học sinh của 85 trường học trên địa bàn thành phố tham gia.

Không dừng lại ở đây, trong năm 2024 này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Phòng GDĐT thành phố Huế còn tiến thêm một bước quan trọng, khi tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình về giáo dục di sản Huế một cách khoa học để chương trình này phát huy hiệu quả hơn nữa.

Khởi thủy của chương trình giáo dục di sản ở Huế, với hy vọng là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh các cấp, không chỉ ở Huế mà trên cả nước ngày một thờ ơ với môn Lịch sử.

Sự ơ thờ này thể hiện qua các con số báo động đỏ, bắt đầu từ năm 2019, khi trong kỳ thi THPT quốc gia, 70% số bài thi Lịch sử điểm dưới 5, điểm trung bình môn là 4,3, thấp nhất trong 9 môn thi.

5 năm trở lại đây, tuy điểm trung bình môn Lịch sử trong các kỳ thi có khả quan hơn chút đỉnh, nhưng vẫn thấp hơn nhiều các môn còn lại.

Có rất nhiều lý do để lý giải thực trạng này, trong đó, cơ bản nhất là học sinh không quan tâm do việc biên soạn sách Lịch sử, dạy Lịch sử trong nhà trường chưa được hấp dẫn và chú trọng.

Giáo dục di sản – từ trực quan đến biên soạn cả giáo trình một cách bài bản, khoa học như Huế đang làm là một trong những cách đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng hấp dẫn, sinh động hơn, kiểu “học sử là để sống với người đã chết” như một câu nói của cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Và bước đầu, việc giáo dục này đã mang lại những kết quả khả quan khi những học sinh tham gia – theo phản hồi của giáo viên các trường – là đã bắt đầu có sự yêu thích và nhìn nhận khác đi về môn Lịch sử, vốn tưởng là khô khan và nhàm chán.

Giáo dục di sản cho học sinh như Huế đang làm thì hiện cũng có rất nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang làm, dù quy mô và hoạt động mang tính nhỏ lẻ, tự phát.

Nhưng nâng cấp giáo dục di sản bằng cách biên soạn tài liệu, giáo trình để phục vụ dạy học lý thuyết kèm với tham quan thực tế thì Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước.

Và đây là một hướng đi, cách làm mới và hay, cần được ngành giáo dục đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung… nhân rộng để không chỉ là một chương trình ngoại khóa của một địa phương như lâu nay đang làm.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Học sinh Huế hứng thú với môn học trải nghiệm di sản

THÀNH ĐẠT |

HUẾ - Quần thể Di tích Cố đô Huế với hệ thống công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa không chỉ nổi tiếng thế giới, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, mà giờ đây đó được xem là trường học trải nghiệm di sản đối với học sinh địa phương.

Thừa Thiên Huế cần ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 6.4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Trà My - Vân Trang |

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Đấu giá lại thành công 128 lô đất vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau một số lần tổ chức đấu giá không thành trong hơn 3 năm qua, khu đất gồm 128 lô đất vàng ở phường Trần Lãm, TP Thái Bình mà vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán trước khi bị bắt đã tìm được chủ nhân mới.

Khó ngăn chặn hành vi săn bắt thú rừng ở Tây Nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong các hành vi xâm hại đến rừng thì hành vi săn bắt thú rừng là khó ngăn chặn nhất. Tuy vậy, các chủ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn... "thú tặc" săn bắt thú rừng để đưa lên bàn nhậu.

Tin 20h: Rầm rộ môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng

HUYỀN TRANG |

Tin 20h ngày 14.4: Tinh vi cách thức môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng; Lực lượng Cảnh sát cơ động phải tinh nhuệ, vũ khí hiện đại, nghiệp vụ giỏi; Có nên tăng chế độ nghỉ thai sản với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày?;...

Hiện trạng xuống cấp của sân vận động bị lãng quên ở Hà Nội

NGỌC THÙY |

Sân vận động Phúc Thọ (Hà Nội) từng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội của huyện Phúc Thọ, tuy nhiên hiện nay, công trình này đã xuống cấp và bị lãng quên sau nhiều năm đưa vào sử dụng.

EU mở đường cho các nước châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua phương án pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga.

Học sinh Huế hứng thú với môn học trải nghiệm di sản

THÀNH ĐẠT |

HUẾ - Quần thể Di tích Cố đô Huế với hệ thống công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa không chỉ nổi tiếng thế giới, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, mà giờ đây đó được xem là trường học trải nghiệm di sản đối với học sinh địa phương.

Thừa Thiên Huế cần ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 6.4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Trà My - Vân Trang |

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.