Giành lại vỉa hè đi bộ, nhưng cần lo được sinh kế cho người dân

Lê Thanh Phong |

Vỉa hè là để dành cho người đi bộ, đó là chuyện không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, cái tưởng chừng như không có gì phải bàn cãi đó lại là đề tài luôn nóng hổi trên các mặt báo. Hà Nội là nơi nóng nhất về câu chuyện giành lại vỉa hè cho người đi bộ.

Không chỉ là tranh cãi, mà còn cả hành động. Chính quyền Thành phố Hà Nội nhiều lần ra quân triển khai công tác giành lại vỉa hè, nhưng giành mãi cũng không được, vỉa hè vẫn cứ như xưa nay, không phải để cho người đi bộ, mà chủ yếu là để cho người kinh doanh buôn bán, kể cả sản xuất. Nói là cho cả sản xuất, bởi vì có những căn nhà mặt tiền, dùng để sản xuất các mặt hàng cơ khí, nhôm kính, lấy luôn cả phần vỉa hè trước nhà để làm cơ xưởng.

Chưa kể, có rất nhiều vỉa hè thành bãi đỗ ôtô, khó có nơi nào có chuyện kỳ lạ như vậy. Chính quyền đầu tư cả đống tiền, làm vỉa hè cho đẹp, nhưng không phải dành cho người đi bộ mà là cho ôtô.

Còn đa số các hộ kinh doanh, xem phần vỉa hè trước nhà là “sổ đỏ” nhà mình, dùng để đậu xe máy, xe đạp, để các dụng cụ khác. Những hộ khác bày luôn hàng hóa của mình tràn chiếm vỉa hè, tính luôn cả xe máy nữa coi như không còn vỉa hè.

Các đợt ra quân ồn ào khẩu hiệu tuyên truyền, công an, dân phòng kiểm tra gắt gao. Những lúc đó, người buôn bán cho xe máy xếp gọn, hàng quán tạm thời “lui quân” trước lực lượng ra quân. Nhưng sau khi lực lượng rút, thì hàng quán lại “ra quân”. Huề cả làng.

Không chỉ là vỉa hè, mà cả lòng đường, có nhiều hộ coi đó cũng thuộc “sổ đỏ” của mình. Nếu có ai đỗ ôtô phía trước là ra quát tháo, đuổi đi ngay để “cho bà còn làm ăn”. Đa số người buôn bán ở các căn nhà mặt tiền các tuyến phố đều tự cho mình cái quyền “cai quản” vỉa hè và lòng đường như vậy.

Công an khu vực, cảnh sát giao thông, lực lượng dân phòng, đủ các ban bệ, nhưng bất lực trước nạn lấn chiếm vỉa hè. Bởi vì, giành lại vỉa hè nhưng không quyết liệt, ra quân theo phong trào, thiếu những giải pháp căn cơ và biện pháp có căn cứ pháp luật.

Giải pháp căn cơ là tổ chức được hệ thống vỉa hè dành cho người đi bộ, đồng thời giải quyết được sinh kế cho người dân. Chỗ nào được buôn bán, chỗ nào không được buôn bán, cần phân định dứt khoát, rõ ràng.

Ai vi phạm, lấy quy định ra mà xử phạt, ai ngoan cố chống đối, nếu đủ căn cứ thì xử lý hình sự. Có vậy mới giành lại được vỉa hè cho người đi bộ.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Sau gần một năm ra quân, chiến dịch giành vỉa hè cho người đi bộ về lại số 0

HỮU CHÁNH - THU GIANG |

Sau gần 1 năm các quận nội thành Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến. Phần vỉa hè của các tuyến phố vẫn bị các hộ kinh doanh chiếm dụng.

Người dân đi bộ dưới lòng đường, vỉa hè “nhường chỗ” cho ô tô

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Dù thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý và giải quyết các vấn đề về lấn chiếm vỉa hè, thế nhưng việc kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra tràn lan, không hồi kết.

Vỉa hè bị "xẻ thịt" kinh doanh, người dân muốn ngồi ghế đá phải trả tiền

PHƯƠNG THẢO - VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng nhiều hàng quán "xẻ thịt" lòng đường, vỉa hè khu vực Hồ Tây để kinh doanh khiến người dân bức xúc vì mất không gian vui chơi, sinh hoạt.

Quận Cầu Giấy phản hồi việc đào xới vỉa hè sau phản ánh của Báo Lao Động

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư cùng nhà thầu liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm để tổ chức thi công việc lát đá vỉa hè trong thời gian còn lại, đưa dự án vào sử dụng đúng thời gian quy định.

Vỉa hè thành nơi buôn bán, công nhân tan ca phải đi bộ xuống lòng đường

Huân Cao - Ngọc Duy |

TPHCM - Vỉa hè trên tuyến đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TPHCM) đi ngang Khu công nghiệp Tân Bình đã bị người dân lấn chiếm để làm nơi kinh doanh. Nhiều công nhân sau khi tan ca đi trên đường này, buộc phải đi bộ xuống lòng đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông.

Việt-Trung thúc đẩy mở rộng thanh toán thương mại song phương bằng đồng bản tệ

Thanh Hà |

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trên các lĩnh vực có tiềm năng rộng mở, đề nghị thúc đẩy kết nối chiến lược giữa hai nền kinh tế, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, mở rộng thanh toán bằng đồng bản tệ trong thương mại song phương.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật cấm uranium của Nga

Khánh Minh |

Dự luật cấm uranium của Nga phải được Thượng viện Mỹ thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký mới trở thành luật.

Vụ chuyến bay giải cứu chuyển ngày xét xử phúc thẩm

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội vừa có thông báo về việc thay đổi thời gian xét xử phúc thẩm vụ án "chuyến bay giải cứu".

Sau gần một năm ra quân, chiến dịch giành vỉa hè cho người đi bộ về lại số 0

HỮU CHÁNH - THU GIANG |

Sau gần 1 năm các quận nội thành Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến. Phần vỉa hè của các tuyến phố vẫn bị các hộ kinh doanh chiếm dụng.

Người dân đi bộ dưới lòng đường, vỉa hè “nhường chỗ” cho ô tô

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Dù thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý và giải quyết các vấn đề về lấn chiếm vỉa hè, thế nhưng việc kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra tràn lan, không hồi kết.

Vỉa hè bị "xẻ thịt" kinh doanh, người dân muốn ngồi ghế đá phải trả tiền

PHƯƠNG THẢO - VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng nhiều hàng quán "xẻ thịt" lòng đường, vỉa hè khu vực Hồ Tây để kinh doanh khiến người dân bức xúc vì mất không gian vui chơi, sinh hoạt.

Quận Cầu Giấy phản hồi việc đào xới vỉa hè sau phản ánh của Báo Lao Động

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư cùng nhà thầu liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm để tổ chức thi công việc lát đá vỉa hè trong thời gian còn lại, đưa dự án vào sử dụng đúng thời gian quy định.

Vỉa hè thành nơi buôn bán, công nhân tan ca phải đi bộ xuống lòng đường

Huân Cao - Ngọc Duy |

TPHCM - Vỉa hè trên tuyến đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TPHCM) đi ngang Khu công nghiệp Tân Bình đã bị người dân lấn chiếm để làm nơi kinh doanh. Nhiều công nhân sau khi tan ca đi trên đường này, buộc phải đi bộ xuống lòng đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông.