Đã đến lúc điện ảnh phải thay đổi tư duy để chào bán thứ khán giả cần

Hoàng Văn Minh |

Đã đến lúc, điện ảnh Việt phải thay đổi tư duy “bán hàng”, không thể chỉ bán cái mình có mà phải bán thứ khán giả cần xem.

Trả lời Báo Lao Động liên quan đến câu chuyện làm phim và công nghiệp điện ảnh, TS Ngô Phương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh - đã rất có lý khi cho rằng: “Đã đến lúc, các nhà làm phim cần thay đổi tư duy làm phim. Giới làm phim không thể chỉ bán cái mình có, các anh phải bán thứ khán giả cần”.

Theo TS Ngô Phương Lan, nếu giới làm phim luôn đi sau thị hiếu khán giả sẽ mãi mãi thua lỗ. Và khi thua lỗ, thì khó khăn muôn trùng cho công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh.

Điện ảnh Việt Nam trong năm 2023 và các năm trước đã có rất nhiều ví dụ về việc “bán cái mình có”. Đặc biệt là những phim do nhà nước đặt hàng trên dưới 20 tỉ đồng một phim trong năm 2023 như “Đào, Phở và Piano”, “Hồng Hà nữ sĩ”... đã lặng lẽ ra mắt và lặng lẽ “biến mất” - tất nhiên là thua lỗ nặng do không ai xem.

Thực trạng tương tự cũng diễn ra trong năm 2022 với một con số kỷ lục là gần 40 phim Việt ra rạp thua lỗ, ế ẩm. Trong đó, phần lớn là phim được sản xuất bằng nguồn vốn của nhà nước.

Cũng thời gian này, điện ảnh chúng ta có rất nhiều ví dụ thành công rực rỡ về việc “bán thứ khán giả cần” đến từ những nhà làm phim tư nhân. Đó là những phim như "Bố già", "Nhà bà Nữ"… đã lập kỷ lục về doanh thu phòng vé. Hay gần nhất là "Đất rừng phương Nam" dù không “mưa thuận gió hòa” khi ra mắt, nhưng vẫn là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Việt.

Hệ lụy của việc “bán cái mình có”, trước mắt và dai dẳng là cả ba hãng phim của nhà nước là Hãng Phim truyện Việt Nam, Hãng Phim Giải phóng, Hãng Phim truyện I sau khi cổ phần hóa đều có chung tình cảnh “tan hoang” do thua lỗ triền miên. Dẫn đến việc nơi thì nợ thuế với con số hơn 50 tỉ đồng, nơi thì nợ lương, bảo hiểm… người lao động kéo dài từ năm này sang năm khác.

Trong danh sách 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, điện ảnh - có yếu tố nhà nước - đang dẫn đầu danh sách về sự bết bát từ sản phẩm cho đến quản lý.

Để thay đối thực trạng này, để điện ảnh là hàng hóa có thể bán được thì trước hết những nhà quản lý điện ảnh, những người làm phim trước hết phải thay đổi tư duy “bán hàng” như gợi ý của TS Ngô Lan Phương.

Thực tế thì việc hãy bán cái người khác cần thay vì cái mình có là quan điểm và tư duy bán hàng không có gì mới mẻ. Nhưng nó vẫn đã và đang rất xa lạ với nhiều người, nhiều tổ chức vốn có “thâm căn” được bao cấp, sống nhờ vào “bầu sữa” nhà nước.

Không chỉ người làm phim mà cả nhà quản lý của điện ảnh Việt Nam hiện nay cũng cần “phải chuyển đổi tư duy kinh tế. Và cần chuyển mạnh, chuyển ngay chuyển sớm để tối ưu hóa về mặt giá trị” như lời thúc giục của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 mới đây.

Đã là bán hàng thì nông sản hay phim ảnh cũng phải được tư duy cùng một phương thức!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Tín hiệu khởi sắc của dòng phim kinh dị Việt

Việt Phong - Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt giai đoạn cuối năm 2023 chứng kiến màn chào sân của hai dự án phim kinh dị là “Kẻ ăn hồn” và “Quỷ cẩu”. Hai bộ phim đều gây được sự quan tâm lớn của khán giả, song điểm đáng chú ý nhất là việc sử dụng chất liệu dân gian làm phương tiện xây dựng bối cảnh và kịch bản.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Làn gió sáng tác mới của Điện ảnh Quân đội qua Tuần phim cuối tháng 12

Hương Mai |

Trong Tuần phim chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam lựa chọn những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu ở thể loại phim tài liệu và phim truyện.

Phim Việt và hành trình công nghiệp hóa giữa bộn bề khó khăn

Mi Lan |

Điện ảnh nằm trong danh sách 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tuy nhiên, trong năm 2023, phim Việt vẫn ngổn ngang khó khăn và tranh cãi.

Tiền và muôn nỗi bi hài ở phim Việt năm 2023

Mi Lan |

Những hãng phim nhà nước “vật vã” sau quá trình cổ phần hóa, những bộ phim thua lỗ nằm xếp lớp... vẫn là câu chuyện dài kỳ ở phim Việt.

Bệnh viện công lập khó khăn về cơ chế tài chính

Nguyễn Ly |

Chia sẻ thông tin về tình hình tài chính tự chủ khi thực hiện theo các quy định đã được ban hành trước đó, TS Nguyễn Nhật Hải - Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM - cho rằng, giá áp dụng cho các bệnh nhân BHYT và bệnh nhân không có BHYT hiện đang ở mức rất thấp.

B Trần vai Tùng “Chúng ta của 8 năm sau”: Vai phản diện được thích vì chân thực, rất đời

NHÓM PV |

Cà phê chiều thứ 7 có buổi trò chuyện với diễn viên B Trần, người thủ vai Tùng trong phim “Chúng ta của 8 năm sau” về hiệu ứng mạng xã hội với phim ảnh và các vai diễn.

Cận cảnh vườn bưởi giúp nông dân làm giàu ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bưởi Bạch Đằng là một trong những cây ăn trái có giá trị cao và thương hiệu nổi tiếng ở Bình Dương. Trồng loại trái cây ngon ngọt này, chỉ với diện tích nhỏ cũng giúp cho người nông dân giỏi nghề đổi đời.

Tín hiệu khởi sắc của dòng phim kinh dị Việt

Việt Phong - Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt giai đoạn cuối năm 2023 chứng kiến màn chào sân của hai dự án phim kinh dị là “Kẻ ăn hồn” và “Quỷ cẩu”. Hai bộ phim đều gây được sự quan tâm lớn của khán giả, song điểm đáng chú ý nhất là việc sử dụng chất liệu dân gian làm phương tiện xây dựng bối cảnh và kịch bản.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Làn gió sáng tác mới của Điện ảnh Quân đội qua Tuần phim cuối tháng 12

Hương Mai |

Trong Tuần phim chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam lựa chọn những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu ở thể loại phim tài liệu và phim truyện.

Phim Việt và hành trình công nghiệp hóa giữa bộn bề khó khăn

Mi Lan |

Điện ảnh nằm trong danh sách 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tuy nhiên, trong năm 2023, phim Việt vẫn ngổn ngang khó khăn và tranh cãi.

Tiền và muôn nỗi bi hài ở phim Việt năm 2023

Mi Lan |

Những hãng phim nhà nước “vật vã” sau quá trình cổ phần hóa, những bộ phim thua lỗ nằm xếp lớp... vẫn là câu chuyện dài kỳ ở phim Việt.