Tiền và muôn nỗi bi hài ở phim Việt năm 2023

Mi Lan |

Những hãng phim nhà nước “vật vã” sau quá trình cổ phần hóa, những bộ phim thua lỗ nằm xếp lớp... vẫn là câu chuyện dài kỳ ở phim Việt.

Số phận những hãng phim cổ phần

Sau khi bước vào cổ phần hóa, những hãng phim nhà nước như Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim truyện I, Hãng phim truyện Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn.

Tính đến thời điểm cuối tháng 10.2023, Công ty Cổ phần phim Giải Phóng (Hãng phim Giải Phóng) đang nợ thuế hơn 53 tỉ đồng. Năm 2022, Hãng phim Giải Phóng báo lỗ sau thuế hơn 23 tỉ đồng (năm 2021 doanh nghiệp này cũng lỗ gần 23 tỉ đồng).

Hãng phim Giải Phóng cũng có số phận tương tự như Hãng phim truyện Việt Nam. Thành lập từ năm 1962, hãng phim Giải Phóng (tên ban đầu là Xưởng phim Giải Phóng) đã cho ra đời những thước phim cách mạng kinh điển như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Ván bài lật ngửa...

Năm 2010, thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, Hãng phim Giải Phóng đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phim Giải Phóng. Từ năm 2016, hãng bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động và đổi tên thành Công ty cổ phần phim Giải Phóng, vừa sản xuất phim, vừa cho thuê thiết bị sản xuất.

Thế nhưng, vận hành theo cơ chế thị trường vẫn là hành trình muôn vàn khó khăn với các nhà làm phim nhà nước. Năm 2018, tại buổi làm việc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, “hãng phim Giải Phóng bán cổ phần không ai mua”.

Hãng phim Giải phóng cũng từng có quá khứ huy hoàng như hãng phim truyện Việt Nam khi cho ra đời những thước phim kinh điển bậc nhất như “Cánh đồng hoang“. Ảnh: Tư liệu
Hãng phim Giải Phóng cũng từng có quá khứ huy hoàng như hãng phim truyện Việt Nam khi cho ra đời những thước phim kinh điển bậc nhất như “Cánh đồng hoang“. Ảnh: Tư liệu

Lâu nay, số phận “vật vã” của những hãng phim nhà nước khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa đã thu hút dư luận với bao chuyện bi hài.

Đầu năm 2023, ngay trong lễ kỷ niệm 70 năm nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, NSND Trà Giang đã bật khóc khi nhắc đến cảnh hoang tàn, đổ nát ở hãng phim truyện Việt Nam.

Vì thua lỗ triền miên suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỉ đồng, năm 2010 hãng phim truyện Việt Nam thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam.

Khi Tổng công ty vận tải thủy VIVASO mua lại hãng phim đã kéo theo những cuộc khẩu chiến, cãi vã bất tận giữa lãnh đạo công ty và các nghệ sĩ trên khắp truyền thông đến mạng xã hội. Nghệ sĩ kêu khóc, VIVASO buộc phải thoái vốn, quy trình thoái vốn kéo dài để lại một hãng phim tiêu điều, đổ nát và một thế hệ nghệ sĩ không có việc làm, đứng bất lực “bên kia bờ ảo vọng”.

Cùng với Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim truyện Việt Nam còn có câu chuyện ở Hãng phim truyện I. Mới đây, theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), doanh thu năm 2022 của Hãng phim truyện I là 13,1 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế được tiết lộ “hơn 25 triệu đồng”.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng thông báo việc chào bán cạnh tranh vốn tại Công ty cổ phần Phim truyện I.

Xuất thân từ một hãng phim nhà nước, Hãng phim truyện I cũng bước vào cổ phần với những bi hài muôn thuở về tiền, về sản xuất phim có lãi. Trong danh sách loạt phim hãng sản xuất năm 2022-2023 như: Phượng cháy, Đào, phở và piano... không thấy bất kỳ dự án nào gây xôn xao phòng vé.

Sự bế tắc

Nhìn nhận sòng phẳng, Hãng phim truyện I và Hãng phim Giải Phóng có sự vận động, nỗ lực bắt kịp thị trường phim hơn hẳn Hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng phim Giải Phóng từng có bộ phim “Gái nhảy” (2003) làm mưa làm gió các rạp chiếu, lập kỳ tích doanh thu một thời. Hãng phim truyện I dưới thời của đạo diễn Đặng Tất Bình đã “gồng gánh” nhiều công việc khác nhau, từ sản xuất video, phim truyền hình, phim điện ảnh, cho thuê nhân sự, cho thuê kỹ thuật, máy móc sản xuất phim... để kiếm tiền trang trải “nuôi” hãng.

Thế nhưng, như thế vẫn là chưa đủ.

“Đào, phở và piano” vẫn làm phim theo phong cách “đặt hàng“, và nguy cơ nếu ra rạp sẽ ế như tất cả các dự án đặt hàng trước đó. Ảnh: Nhà sản xuất
“Đào, phở và piano” vẫn làm phim theo phong cách “đặt hàng“, và nguy cơ nếu ra rạp sẽ ế như tất cả các dự án đặt hàng trước đó. Ảnh: Nhà sản xuất

Tư duy làm phim theo cơ chế nhà nước, theo cơ chế tuyên truyền khô cứng đã ăn sâu vào các dự án, khó tìm thấy sự bứt phá để cho ra rạp những dự án đủ gây xôn xao, thu hút dư luận.

Gần nhất, năm 2023, bộ phim “Đào, phở và piano” do Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng, Công ty Cổ phần phim truyện I (Hãng phim truyện I) sản xuất ra mắt cùng “Đất rừng phương Nam” nhưng chìm nghỉm.

Ngay cả khi được xếp lịch ra rạp, “Đào, phở và piano” rất có thể sẽ phải đối mặt với thảm cảnh không bán nổi 1 vé (trong một suất chiếu) như “Sống cùng lịch sử” do hãng phim truyện Việt Nam sản xuất từng trải qua.

Cả thập kỷ nay, những bộ phim có đề tài lịch sử, chiến tranh do nhà nước đặt hàng vẫn luôn bị chê cũ kỹ, sáo mòn, khô cứng, chỉ chiếu vài ngày rồi lại xếp kho.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội - gọi những phim lịch sử đặt hàng không bán được vé là sự lãng phí.

Năm 2023 cho thấy sự thắng thế hơn bao giờ hết của những dự án triệu USD, những bộ phim “trăm tỉ” vực dậy cả thị trường phim nội sau đại dịch. Đã đến lúc, việc bán vé, doanh thu của một dự án phim phải được tính đến, nhất là khi chúng ta đang "miệt mài" bàn về công nghiệp điện ảnh, công nghiệp văn hóa.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Hãng phim Giải phóng, Điền Quân Group nợ thuế nhiều tỉ đồng

Thanh Giang |

Trong danh sách nợ thuế đợt 2 năm 2023 được Cục Thuế TP.HCM công bố, xuất hiện loạt doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành giải trí như Công ty Cổ phần Phim Giải phóng, Công ty Cổ phần Điền Quân Group.

Kiểm tra việc thực hiện kết luận về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan.

Lý do VIVASO chưa thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Phương Trang - Chí Long |

Liên quan đến chuyện Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO) chưa thoái vốn khỏi Hãng phim truyện Việt Nam, đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có câu trả lời về sự việc.

Nguyên nhân khu nhà ở sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp chậm chuyển đổi thành NOXH

Ngọc Thùy |

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai, Hà Nội) dù được đầu tư đến gần 2.000 tỉ đồng nhưng vẫn trống lượng lớn phòng và nhiều tòa bỏ hoang. Để tránh lãng phí, TP Hà Nội định hướng điều chỉnh các hạng mục tại một số tòa nhà tại dự án này thành nhà ở xã hội (NOXH) cho thuê.

Học sinh ném dép vào cô giáo, nhà trường không thể vô can

Vương Trần thực hiện |

Nhấn mạnh hành vi vô lễ của nhóm học sinh ném dép vào giáo viên tại một trường THCS ở Tuyên Quang là hoàn toàn lệch chuẩn và đi ngược lại nỗ lực trong xây dựng văn hóa học đường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng, nhà trường, gia đình cũng không thể vô can trong sự việc này. Lao Động có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về nội dung trên.

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái hoặc thuộc sân sau của tập đoàn, dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng.

Lý do 8 dự án môi trường 15.000 tỉ đồng của Hà Nội chậm tiến độ

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong đã nêu nguyên nhân 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải ở Hà Nội với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỉ đồng chậm tiến độ.

Sư giả Thích Tâm Phúc và những lần gây phẫn nộ dư luận trên mạng xã hội

Anh Tú |

Nguyễn Minh Phúc (người tự xưng Đại đức Thích Tâm Phúc, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương) thường xuyên xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội có hàng triệu lượt xem… với những nội dung gây phản cảm, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi bắt tạm giam.

Hãng phim Giải phóng, Điền Quân Group nợ thuế nhiều tỉ đồng

Thanh Giang |

Trong danh sách nợ thuế đợt 2 năm 2023 được Cục Thuế TP.HCM công bố, xuất hiện loạt doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành giải trí như Công ty Cổ phần Phim Giải phóng, Công ty Cổ phần Điền Quân Group.

Kiểm tra việc thực hiện kết luận về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan.

Lý do VIVASO chưa thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Phương Trang - Chí Long |

Liên quan đến chuyện Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO) chưa thoái vốn khỏi Hãng phim truyện Việt Nam, đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có câu trả lời về sự việc.