Chứng chỉ “ma” tham gia dự án thật

Tiến Nguyễn |

Loạt bài về chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án được mua bán công khai trên tin nhắn, zalo, messenger… đã chỉ đích danh các doanh nghiệp kinh doanh chứng chỉ trái pháp luật. Nó cũng chỉ ra một thực tế hiện nay, đó là hàng nghìn chứng chỉ “ma” đang tham gia vào các dự án thật…

Chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án, không cần học, không cần thi, chỉ cần nộp tiền là sẽ được cấp, thậm chí việc cấp chứng chỉ “siêu tốc” đến nỗi, chỉ sau vài tiếng đồng hồ sẽ có người mang đến tận nhà.

Một công ty được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu, quản lý dự án cho các cá nhân hoạt động ngành nghề mà theo quy định pháp luật… phải có chứng chỉ hành nghề, đã cho thấy sự buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

Đồng thời nó cũng chỉ ra rất nhiều những bất cập khác trong công tác đấu thầu, quản lý dự án hiện nay…, thậm chí nó còn đi ngược với tiến trình cải cách thủ tục hành chính mà chúng ta đang thực hiện.

Không những vậy, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đào tạo, cấp (thực tế là mua – bán) chứng chỉ còn được ưu đãi với mức thuế 0 đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước thất thu một khoản lớn, trong khi nhóm lợi ích sẽ được trục lợi từ những việc làm bất chính của mình.

Một kiến trúc sư nổi tiếng khi đọc những bài viết trên Báo Lao Động đã phải thốt lên: Chứng chỉ nhũng nhiễu quá!

Khi một sinh viên học ngành xây dựng, kiến trúc ra trường, muốn hồ sơ “đẹp” thì cần phải có các loại chứng chỉ liên quan, thậm chí không có chứng chỉ còn bị “đánh tạch”. Điều đó không phản ánh khách quan năng lực thực tế của họ, nhất là trong thời buổi chứng chỉ được mua bán công khai như hiện nay.

Bên cạnh đó, các môn học liên quan đều có trong chương trình học đại học, một loại chứng chỉ có giá từ 800 nghìn đến cả triệu đồng chỉ học trong vài giờ đồng hồ, học viên không tiếp thu được kiến thức gì, và muốn là mua được cả mớ thì liệu rằng chất lượng nguồn nhân lực đấu thầu, xây dựng có đảm bảo (!?).

Và câu hỏi đặt ra, chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án hiện đang được cấp tràn lan có thực sự đem lại kiến thức cho người học, đem lại chất lượng cho hoạt động đấu thầu, quản lý dự án hay chỉ là bức bình phong để các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng kiếm tiền bất chính?

Theo khẳng định của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc mua bán chứng chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, còn người sử dụng chứng chỉ đó tham gia vào hoạt động đấu thầu là hành vi sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả...

Thế nhưng, hàng trăm, hàng nghìn cá nhân sử dụng chứng chỉ giả (Cục Quản Đấu thầu - PV) tham gia đấu thầu, tham gia dự án thì gói thầu đó, dự án đó có đúng pháp luật.

Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần vào cuộc, đừng để chứng chỉ “ma” lại vẫn tham gia dự án thật!

Tiến Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vụ mua bán chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án: Cơ quan quản lý không thể đứng ngoài cuộc

TIẾN DŨNG |

Theo quy định, các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu, xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, quản lý dự án, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp đào tạo, cấp (thực chất là mua - bán) chứng chỉ hoạt động sai quy định pháp luật. Vậy hàng trăm, hàng nghìn dự án đã, đang thực hiện có cá nhân tham gia đấu thầu, quản lý dự án không đủ điều kiện, vi phạm pháp luật, thì ai chịu trách nhiệm?

Video điều tra: "Bát nháo" thi chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án

Tiến Nguyễn |

Chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án, học cũng được, không học cũng được, chỉ cần đăng ký học, thi là có người lo... đó là một thực tế đang diễn ra tại các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ đấu thầu, khóa học quản lý dự án hiện nay.

Chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án: Không học, không thi vẫn cấp là vi phạm pháp luật

TRÍ DŨNG |

Việc các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, cấp (thực chất là mua, bán) chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án là sai quy định pháp luật. Thế nhưng, các cơ sở này vẫn hoạt động một cách công khai, mua bán chứng chỉ qua tin nhắn, zalo, messenger… mà không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Vụ mua bán chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án: Cơ quan quản lý không thể đứng ngoài cuộc

TIẾN DŨNG |

Theo quy định, các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu, xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, quản lý dự án, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp đào tạo, cấp (thực chất là mua - bán) chứng chỉ hoạt động sai quy định pháp luật. Vậy hàng trăm, hàng nghìn dự án đã, đang thực hiện có cá nhân tham gia đấu thầu, quản lý dự án không đủ điều kiện, vi phạm pháp luật, thì ai chịu trách nhiệm?

Video điều tra: "Bát nháo" thi chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án

Tiến Nguyễn |

Chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án, học cũng được, không học cũng được, chỉ cần đăng ký học, thi là có người lo... đó là một thực tế đang diễn ra tại các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ đấu thầu, khóa học quản lý dự án hiện nay.

Chứng chỉ đấu thầu, quản lý dự án: Không học, không thi vẫn cấp là vi phạm pháp luật

TRÍ DŨNG |

Việc các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, cấp (thực chất là mua, bán) chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ quản lý dự án là sai quy định pháp luật. Thế nhưng, các cơ sở này vẫn hoạt động một cách công khai, mua bán chứng chỉ qua tin nhắn, zalo, messenger… mà không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước.