BRT giúp giảm ùn tắc, được dân đánh giá tốt! Nhưng là BRT nào?!

Đào Tuấn |

Năm 2017, Sở GTVT Hà Nội cho rằng Buýt nhanh BRT Kim Mã- Yên Nghĩa có dấu hiệu “quá tải” vào giờ cao điểm. Đến giờ, hẳn là Thành phố báo cáo tuyến BRT này “giúp giảm ùn tắc giao thông”, “được nhân dân tin tưởng, đánh giá tốt”.

Chuyện BRT “quá tải” được Sở GTVT đưa ra sau một buổi trải nghiệm tuyến buýt nhanh này vào ngày 10.9.2017 với sự tham gia của một số đại biểu HĐND TP Hà Nội.

Chỉ ngay sau đó, hai chữ quá tải trở thành trend như một cách phản ứng với kiểu "trải nghiệm" rất xa thực tế này.

Ông Bùi Danh Liên - một chuyên gia về giao thông, người thường xuyên đi làm trên cung đường buýt nhanh hoạt động - cho biết thường xuyên chứng kiến có những chuyến buýt nhanh chỉ có 5-7 hành khách.

Về con số hành khách 13.000 đến 18.000 khách/ngày, vị chuyên gia kinh tế bình luận rằng đó là con số “quá ảo”.

Đến hôm qua, chắc cử tri nhân dân thủ đô bất ngờ lắm, khi Hà Nội tiếp tục đánh giá BRT Kim Mã - Yên Nghĩa “giúp giảm ùn tắc giao thông”, “được nhân dân tin tưởng, đánh giá tốt”.

Mà đây lại là báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri, nhân dân Thủ đô. Lại là sau khi cử tri đề nghị Thành phố đánh giá lại hiệu quả dự án BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vì sau 5 năm không đạt kỳ vọng.

Ngoặc kép dưới đây là từ kết luận của Thanh tra Chính phủ “Xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 mặt cắt ngang của các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm”.

Vậy là dù hơn 53,6 triệu USD đầu tư, nhưng Dự án buýt nhanh chưa đạt hiệu quả như mong đợi, không đạt mục tiêu đề ra là hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và chưa nâng cao được chất lượng môi trường của TP Hà Nội.

53,6 triệu USD, tức hơn 1.000 tỉ ném xuống 17km đường, rồi công suất chưa bao giờ đạt được đến 50%, tốc độ trung bình thì chỉ 20km/giờ... Chúng ta, phải trả rất nhiều, rất đắt cho một thử nghiệm phải nói là thất bại.

Giữa “hậu quả” BRT trong thực tế, trong đánh giá của Thanh tra Chính phủ, trong con mắt dân… và “hiệu quả” trong báo cáo của Thành phố là một khoảng cách rất lớn so với thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tuyến buýt này.

Bởi nếu vẫn cứ nhìn theo cách cưỡng từ đoạt lý như thế, có lẽ, sẽ lại có nhiều thử nghiệm, sẽ lại có nhiều núi tiền lãng phí, sẽ có rất nhiều bài học.

Năm 2017, cái năm mà Sở GTVT nói đến sự “quá tải”, tỉ lệ trợ giá vào khoảng 26%. Còn đến 2021, tỉ lệ trợ giá đã lên tới 65%. Trong khi trục đường BRT đi qua trở thành một nỗi ác mộng đối với người dân.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tính khả thi của đề xuất xây 100 trạm thu phí vốn 2.600 tỉ: Hãy nhìn BRT

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về đề án thu phí vào nội đô vì với 87 trạm thu phí, dự toán khoảng 2.600 tỉ để xây dựng, trong khi chưa rõ sẽ thu được bao nhiêu. Bài học BRT vẫn còn đó, ở Hà Nội cũng đã có nhiều chính sách đưa ra nhưng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Buýt nhanh BRT "thất bại", Hà Nội có nên mở làn đường riêng cho xe đạp?

PHẠM ĐÔNG |

Cùng với việc huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc, thời gian tới, Hà Nội còn nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp. Trong khi bài học của làn riêng cho xe buýt nhanh BTR thất bại vẫn còn đó, việc làm làn đường riêng cho xe đạp cần cân nhắc.

Cần tính toán lại hiệu quả tuyến buýt nhanh BRT

Đặng Tiến |

Sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội không chỉ bộc lộ hàng loạt bất cập mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường… Chuyên gia cho rằng, cần phải tính toán lại để người dân từ bỏ thói quen đi lại bằng phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng và đặc biệt là cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm TTATGT.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Tính khả thi của đề xuất xây 100 trạm thu phí vốn 2.600 tỉ: Hãy nhìn BRT

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về đề án thu phí vào nội đô vì với 87 trạm thu phí, dự toán khoảng 2.600 tỉ để xây dựng, trong khi chưa rõ sẽ thu được bao nhiêu. Bài học BRT vẫn còn đó, ở Hà Nội cũng đã có nhiều chính sách đưa ra nhưng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Buýt nhanh BRT "thất bại", Hà Nội có nên mở làn đường riêng cho xe đạp?

PHẠM ĐÔNG |

Cùng với việc huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc, thời gian tới, Hà Nội còn nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp. Trong khi bài học của làn riêng cho xe buýt nhanh BTR thất bại vẫn còn đó, việc làm làn đường riêng cho xe đạp cần cân nhắc.

Cần tính toán lại hiệu quả tuyến buýt nhanh BRT

Đặng Tiến |

Sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội không chỉ bộc lộ hàng loạt bất cập mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường… Chuyên gia cho rằng, cần phải tính toán lại để người dân từ bỏ thói quen đi lại bằng phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng và đặc biệt là cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm TTATGT.