Thu phí ôtô vào nội đô Hà Nội: Người dân trả phí, liệu đường có hết ùn tắc?

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Chuyên gia giao thông băn khoăn nếu thu phí vào nội đô mà đường vẫn tắc thì sao, hoặc tình trạng giao thông vẫn không thay đổi thì ý nghĩa của việc trả phí là gì? Khoản phí đó sẽ dùng ra sao trong khi đường vẫn đông đúc, chật chội?

Ai chịu trách nhiệm nếu ùn tắc trầm trọng?

Đề án thu phí xe ôtô vào nội đô của Hà Nội vừa được đơn vị tư vấn bổ sung lần thứ 3. Theo đó, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí…

Mức thu phí được xác định tối thiểu 50.000 đồng và tối đa 100.000 đồng/lượt xe. Thời gian áp dụng thu phí xe vào nội đô là 5h-21h. Tổng mức đầu tư cho việc lập hệ thống trạm thu phí vào nội đô dự tính khoảng 2.600 tỉ đồng.

Thông tin nói trên gặp phản ứng của giới chuyên gia cũng như dư luận xã hội, hầu hết đều không đồng tình.

Dưới góc độ người dân, ông Lê Trung Nguyên (38 tuổi, Mai Dịch, Cầu Giấy) cho rằng, hiện ôtô đã phải đóng phí đường bộ tức là trả phí cho việc sử dụng đường bộ. Giờ tiếp tục thu thêm phí vào nội đô là không công bằng.

Đồng thời việc này có thể dẫn đến tình trạng người lao động lại ùn ùn tìm cách vào nội đô sinh sống, khiến mật độ dân số trong nội đô tăng lên. Đất đã chật người lại đông thêm đông thì liệu có giảm được ùn tắc không?

Còn anh Nguyễn Văn Nam (Linh Đàm, Hà Nội) cho rằng, muốn hạn chế ôtô vào trung tâm thì cần tính toán mức thu phí phù hợp chứ không phải tự nhiên đặt ra một mức thu. Anh Nam cũng băn khoăn, nếu việc lập các trạm thu phí gây ra ùn tắc trầm trọng thì lẽ nào “lại rút kinh nghiệm, dẹp trạm thu phí” là xong?

Theo anh Nam, một giải pháp đơn giản có thể làm ngay để hạn chế tắc đường là hãy cấm đỗ xe ôtô dưới lòng đường. Dọn sạch hàng quán, bãi giữ xe bày bán, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường.

Khi dân trả phí, liệu có đảm bảo đường phố không còn ùn tắc?

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, cần tính toán sau khi áp dụng biện pháp thu phí, sẽ hạn chế được bao nhiêu phần trăm các phương tiện ôtô cá nhân vào nội thành Hà Nội.

Bởi lẽ với “ma trận” trạm thu phí dày đặc, sẽ tạo ra các rào cản, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông tại các điểm thu phí này, đặc biệt trong trường hợp trạm thu phí phát sinh trục trặc về kĩ thuật.

Chuyên gia lấy dẫn chứng mỗi xe dù chỉ dừng lại 5 giây qua trạm thu phí cũng gây ra tình trạng ùn tắc vì đường phố Hà Nội vốn ngày bình thường đã tắc. Hay khi Hà Nội áp dụng kiểm soát giấy đi đường, tình trạng ùn ứ đã xảy ra tại nhiều chốt kiểm soát.

Bên cạnh đó, với tổng mức đầu tư dự kiến cho việc lập hệ thống trạm thu phí vào khoảng 2.600 tỉ đồng, thành phố cần rất nhiều thời gian mới có thể hoàn vốn. Vị chuyên gia cũng đặt câu hỏi mỗi tháng Hà Nội cần bao nhiêu chi phí để duy trì hệ thống thu phí, cho nhân lực tham gia vận hành gần 100 trạm.

Do đó, vị chuyên gia băn khoăn nếu trả phí vào nội đô mà đường vẫn tắc thì sao, hoặc tình trạng giao thông vẫn không thay đổi, thì ý nghĩa của việc trả phí là gì?.

TS Vũ Anh Tuấn - Phó trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải - cho rằng, các thành phố trên thế giới triển khai thu phí ôtô vào nội đô thành công đều phải nhờ vào điều kiện đặc thù là giao thông công cộng rất thuận tiện.

Theo ông Tuấn, giao thông công cộng ở Hà Nội trong 10 năm tới vẫn trông chờ vào xe buýt trong khi năng lực xe buýt cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng giới hạn, rất khó để thu hút người đi ôtô chuyển sang do chất lượng và tính đúng giờ chưa cao.

Do vậy, vị chuyên gia cho rằng đến thời điểm 2024 áp dụng thu phí là nóng vội, chưa phù hợp. Người dân sẽ đi xe máy thay vì đi giao thông công cộng.

Còn theo lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, việc lập trạm thu phí cố định, theo khung giờ là giải pháp chưa rõ hiệu quả để giảm ùn tắc, thậm chí có thể chia cắt dòng phương tiện, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Nguy cơ ùn tắc tại các các đường tránh bên ngoài vành đai thu phí hoàn toàn có thể xảy ra.

Thay vào đó, theo lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cơ quan quản lý nên dồn tiền đầu tư các tuyến metro, xe buýt để từng bước giảm ùn tắc khu vực nội thành.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đề xuất lập trạm thu phí vào nội đô từ 2024, Sở GTVT nói gì?

PHẠM ĐÔNG |

Trước thông tin đề xuất thí điểm thu phí vào nội đô Hà Nội từ năm 2024, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, hiện các cơ quan liên quan đang tiếp tục nghiên cứu, chưa có phương án chính thức. 

Đề xuất thu phí vào nội đô Hà Nội: Chỉ có 27% người khảo sát không đồng ý

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, dựa trên kết quả khảo sát online, có 39,7% số người ủng hộ việc thu phí vào nội đô Hà Nội; 33,2% số người ủng hộ với điều kiện kèm theo; 27,1% không ủng hộ. Đơn vị này đề xuất thí điểm ngay từ năm 2024 để phù hợp với các quy định hiện hành.

Lập gần 100 trạm thu phí trong đề án thu phí vào nội đô Hà Nội

Tô Thế |

Hà Nội - Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí vào nội đô) vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông - vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần thứ 3. Theo đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô (phương án trước đây là 87 trạm).

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Hà Nội: Đề xuất lập trạm thu phí vào nội đô từ 2024, Sở GTVT nói gì?

PHẠM ĐÔNG |

Trước thông tin đề xuất thí điểm thu phí vào nội đô Hà Nội từ năm 2024, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, hiện các cơ quan liên quan đang tiếp tục nghiên cứu, chưa có phương án chính thức. 

Đề xuất thu phí vào nội đô Hà Nội: Chỉ có 27% người khảo sát không đồng ý

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, dựa trên kết quả khảo sát online, có 39,7% số người ủng hộ việc thu phí vào nội đô Hà Nội; 33,2% số người ủng hộ với điều kiện kèm theo; 27,1% không ủng hộ. Đơn vị này đề xuất thí điểm ngay từ năm 2024 để phù hợp với các quy định hiện hành.

Lập gần 100 trạm thu phí trong đề án thu phí vào nội đô Hà Nội

Tô Thế |

Hà Nội - Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí vào nội đô) vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông - vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần thứ 3. Theo đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô (phương án trước đây là 87 trạm).