Việt Nam đang ở đâu trong xu thế kinh tế số?

Thế Lâm |

Kinh tế số đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa mạnh mẽ. Với kinh tế số, chỉ có tiến – đi tới, ứng dụng những nền tảng công nghệ số để mở rộng, phát triển các mô hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn, chứ không thể lùi – tụt hậu.

Xu thế toàn cầu

Mới đây, phát biểu tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gợi ý Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu về tên gọi mới là Bộ Truyền thông và Kinh tế số. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kinh tế số là động lực phát triển quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trở thành quốc gia có công nghệ phát triển.

Trước đó, vào cuối tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh.

Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang trở thành khu vực có nền kinh tế số phát triển sôi động, được dự báo sẽ chiếm tới 60% GDP của khu vực vào năm 2021. Châu Á – Thái Bình Dương cũng đã và đang trở thành khu vực kinh tế sản sinh ra nhiều start-up “siêu kì lân” (doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá từ 10 tỉ USD trở lên) nhất với những cái tên như WeChat, TikTok, Grab, Go-Jek, LINE... Những “siêu kì lân” này thậm chí còn “gây choáng” đối với các “siêu kì lân” ở những khu vực khác vì khả năng mở rộng mô hình hoạt động một cách linh hoạt theo hướng “siêu ứng dụng” (trên cùng một nền tảng ứng dụng có thể cung cấp nhiều dịch vụ). Tiêu biểu nhất trong hướng đi này là WeChat, Grab, Go-Jek cung cấp các dịch vụ từ chat, gọi xe, đặt đồ ăn đến mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, dịch vụ tài chính, thanh toán trực tuyến...

Trong xu thế kinh tế số đang bùng nổ trên toàn cầu, các dịch vụ thương mại xuyên biên giới đã tạo ra hàng ngàn tỉ USD doanh thu và các giao tiếp, tương tác về mặt dữ liệu xuyên biên giới được cho rằng đã thúc đẩy tăng trưởng GDP toàn cầu tới 10% trong một thập kỉ qua. Những yếu tố mang tính nền tảng để thúc đẩy kinh tế số chính là hơn 1/3 trong tổng dân số trên 7 tỉ dân toàn cầu đã sử dụng mạng xã hội, khoảng hơn 50% dân số toàn cầu đã sử dụng Internet và điện thoại di động.

Top 3 khu vực Đông Nam Á vào năm 2025

Kết quả nghiên cứu về kinh tế số thường được dẫn lại trong thời gian qua chính là báo cáo “---” do Google và Temasek công bố. Theo đó, qui mô nền kinh tế số của Việt Nam chỉ tính riêng bốn lĩnh vực gồm di chuyển (taxi, xe ôm công nghệ, giao hàng, giao thức ăn), thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và du lịch trực tuyến đạt 9 tỉ USD vào năm 2018 từ mức 3 tỉ USD năm 2015. Trong đó, hai lĩnh vực di chuyển và thương mại điện tử phát triển sôi động hơn cả, với sự cạnh tranh quyết liệt khiến không ít bên đã phải “hưu chiến” và rút lui.

Cũng theo báo cáo của Google và Temasek, đến năm 2025, qui mô nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 33 tỉ USD với mức tăng trưởng 25% mỗi năm, cao thứ hai (sau Indonesia) về mức tăng trưởng và cao thứ ba (sau Indonesia và Thái Lan) về qui mô thị trường trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2025, qui mô thị trường kinh tế số khu vực đã tăng lên 240 tỉ USD và Việt Nam chiếm khoảng 18% giá trị thị trường kinh tế số Đông Nam Á.

Thanh toán trực tuyến (mua xăng thanh toán qua ví điện tử) là một trong những dịch vụ thuộc kinh tế số đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Ảnh: H.P
Thanh toán trực tuyến (mua xăng thanh toán qua ví điện tử) là một trong những dịch vụ thuộc kinh tế số đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Ảnh: H.P

Một nhận định khác từ Công ty nghiên cứu thị trường Jones Lang LaSalle (JLL), Việt Nam đang dần tiệm cận với nhóm đầu trong số các quốc gia khu vực Đông Nam Á nhờ bốn yếu tố nổi bật: Thứ nhất là tăng trưởng tiêu dùng cá nhân đang dẫn đầu khu vực. Thứ hai là số hộ gia đình có thu nhập trung bình tăng trưởng cao. Thứ ba là có ngành thương mại điện tử tiềm năng nhất khi dân số sắp chạm ngưỡng 100 triệu người. Thứ tư là Việt Nam đang trở thành điểm đến ưu tiên trong khu vực của các tập đoàn, công ty công nghệ sau khi vì gặp khó khăn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung buộc họ phải rút một phần khỏi Trung Quốc để tránh hàng rào thuế cao của Mỹ.

Hiện trạng nền kinh tế số Việt Nam

Vào thời điểm năm 2018, qui mô thị trường kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt giá trị 72 tỉ USD, và Việt Nam xếp vị trí thứ 6 sau Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chỉ chiếm 1/8 tổng giá trị tương ứng  khoảng 11%.

Song nền kinh tế số Việt Nam được cho rằng sẽ hưởng lợi từ tốc độ số hóa của khối doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ), Việt Nam đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới, và đứng ở vị trí thứ 22 về tốc độ số hóa. Sự dịch chuyển và thay đổi theo hướng số hóa ngày càng nhanh sẽ giúp Việt Nam bước vào nền kinh tế số ngày càng mạnh mẽ hơn, với nhiều doanh nghiệp kinh tế số ra đời từ các dự án khởi nghiệp trên nền tảng ứng dụng công nghệ tạo ra các mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, nếu chiếu theo mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, hành trình chuyển dịch sang nền kinh tế số còn cả một quãng đường dài.

Cụ thể, vào năm 2018, qui mô thị trường kinh tế số Việt Nam đạt 9 tỉ USD so với tổng GDP quốc gia khoảng 240 tỉ USD, chiếm tỉ trọng khoảng 3,7%. Trong khi đó, theo Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019, dự báo trong giai đoạn 2021-2025 Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế khá cao khoảng 7%/năm, và GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.500 USD vào năm 2025, và tổng GDP quốc gia khoảng 460 tỉ USD với dân số khoảng 102 triệu người. Phấn đấu theo mục tiêu Nghị quyết số 52-NQ/TW đề ra, đến năm 2025 qui mô thị trường kinh tế số Việt Nam phải đạt giá trị tương ứng từ 90-95 tỉ USD để đảm bảo tỉ trọng 20% GDP. Như vậy, muốn đạt được mục tiêu này, giá trị nền kinh tế số Việt Nam khi đó phải cao gần gấp 3 lần so với mức dự báo của Google và Temasek đưa ra.

Thế nhưng có một điều cần làm rõ là, báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek đề cập tới bốn lĩnh vực là dịch vụ du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và dịch vụ ứng dụng gọi xe. Bốn lĩnh vực trên chủ yếu tập trung vào dịch vụ và thương mại. Trên thực tế, quá trình chuyển dịch sang kinh tế số có phạm vi rộng mở hơn rất nhiều. Đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, nếu có thống kê đầy đủ, sẽ đưa đến những con số về giá trị còn lớn hơn. Ngoài ra, các giá trị mang lại từ sự chuyển dịch sang số hóa trong vận hành, quản lí, hành chính, dịch vụ công.... cũng rất lớn. Theo một nghiên cứu được Data 61 (Australia) công bố, GDP Việt Nam có thể tăng thêm 162 tỉ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.

Kinh tế số Việt Nam đang ở đâu trước mục tiêu chiếm 20%GDP?

Thế Lâm |

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành ngày 27.9.2019 đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế số tại Việt Nam là đến năm 2025 đạt 20% GDP. Vậy trên thực tế, hiện nền kinh tế số tại Việt Nam đang ở mức nào?

Nền kinh tế số là cơ hội bùng nổ của doanh nghiệp Việt

Hồng Anh |

Việt Nam sớm thử nghiệm thành công mạng di động 5G là bước tiến quan trọng, đảm bảo hạ tầng tương lai cho một xã hội số. Tuy nhiên, chặng đường chuyển dịch thành công sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ và sự tham gia của các doanh nghiệp.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.

Kinh tế số Việt Nam đang ở đâu trước mục tiêu chiếm 20%GDP?

Thế Lâm |

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành ngày 27.9.2019 đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế số tại Việt Nam là đến năm 2025 đạt 20% GDP. Vậy trên thực tế, hiện nền kinh tế số tại Việt Nam đang ở mức nào?

Nền kinh tế số là cơ hội bùng nổ của doanh nghiệp Việt

Hồng Anh |

Việt Nam sớm thử nghiệm thành công mạng di động 5G là bước tiến quan trọng, đảm bảo hạ tầng tương lai cho một xã hội số. Tuy nhiên, chặng đường chuyển dịch thành công sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ và sự tham gia của các doanh nghiệp.