Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng và sự xuất hiện của khái niệm mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc gia, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức phải đổi mới.

Bức tranh kinh tế số Việt Nam

Hoà cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế số. Mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030.

Sau gần 4 năm, bức tranh kinh tế số Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Theo chia sẻ từ ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, diễn ra hôm 14.9 tại Nam Định, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số Việt Nam vào GDP ngày càng tăng, từ con số 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ này đạt 14,96%.

Ngoài ra, theo Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 lên đến 28%, dẫn đầu tại Đông Nam Á. Riêng trong năm 2022, hơn 1.400 doanh nghiệp số Việt Nam đã có doanh thu từ nước ngoài, tăng gần 20 lần so với năm 2021.

Trong kinh tế số, thương mại điện tử chiếm hơn 60% giá trị. Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2022, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 23 tỉ USD, tăng 28% so với năm trước. Trong đó, thương mại điện tử chiếm 14 tỉ USD, tức hơn 60%.

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 ghi nhận, có đến 74,8% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến, với các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (69%), đồ dùng gia đình (64%)…

Còn theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á của Google dự báo, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong năm mới, đạt mức 39 tỉ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Đông Nam Á. Tổng doanh thu từ kinh tế số ước đạt 57 tỉ USD năm 2025.

Kinh tế số Việt Nam nói chung và thương mại điện tử nói riêng đang có sự phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Hải Nguyễn
Kinh tế số Việt Nam nói chung và thương mại điện tử nói riêng đang có sự phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Hải Nguyễn

Vật lý số - cú hích cho kinh tế số

Những con số đó cho thấy việc nâng cao giá trị thương mại điện tử, đặc biệt việc tạo ra trải nghiệm phong phú, hấp dẫn hơn cho khách hàng là yêu cầu cấp thiết của những doanh nghiệp tham gia kinh tế số.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ranh giới giữa thế giới vật lí và thế giới kỹ thuật số ngày càng trở nên mờ nhạt, làm nảy sinh khái niệm mới – phygital (vật lí số).

Theo chuyên trang Maxicus, về cốt lõi, phygital hướng tới việc tạo ra cầu nối giữa thế giới vật chất và thế giới kỹ thuật số để mang lại trải nghiệm tích hợp và toàn diện. Phygital có khả năng biến đổi cách mọi người tương tác với thế giới vật chất.

Nó có thể được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp, từ bán lẻ và khách sạn đến chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Ví dụ: trong ngành bán lẻ, trải nghiệm phygital có thể được sử dụng để tạo ra trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa, kết hợp liền mạch giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số. Do đó, nó đã thúc đẩy các thương hiệu đưa ra những cải tiến có thể thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm mà không cần đến cửa hàng.

Theo báo cáo của Leta đưa ra năm 2021, thế giới có hơn 4,8 tỉ người dùng Internet, nhiều quốc gia có tỉ lệ người dùng từ 90% trở lên như Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan… Đó là điều kiện rất tốt cho kinh tế số nói chung và vật lí số nói riêng bùng nổ hơn trong tương lai. Leta dự đoán trong 15 đến 20 năm tới, kinh tế số sẽ chiếm 50% GDP toàn cầu, đạt mức từ 100 đến 200 nghìn tỉ USD.

Trên thế giới, một số thương hiệu hàng đầu thế giới như Nike, Dolce & Gabbana, Tiffany & Co. và nhiều công ty khác đã tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm phygital độc đáo. Xu hướng này đang tiếp tục lan rộng và chắc chắn trong tương lai gần sẽ trở nên gần gũi tại Việt Nam, tạo nên một cú hích trong thương mai điện tử nói riêng và kinh tế số nói chung.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về tỉ trọng kinh tế số trên GRDP

Thu Thuỷ |

Tỉ trọng kinh tế số trên GRDP của Bắc Ninh là 56,83%, đứng đầu cả nước.

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đóng góp phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Thanh Hà |

Nhân dịp tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, trong ngày 16.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và phát triển hạ tầng, theo TTXVN.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 28.9: Có huy chương vàng, Việt Nam lên hạng 14

NHÓM PV |

Trong ngày 28.9, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn tại ASIAD 19 gồm Bắn súng, Bóng bàn, Boxing, Bóng đá nữ, Bơi, Thể dục dụng cụ, Golf, Cờ tướng, Thể thao điện tử, Taekwondo.

Báo Lao Động và tỉnh Đồng Tháp ký kết hợp tác truyền thông chính sách

Tùng Linh |

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.

Kỷ luật hiệu trưởng vì cấp dưới làm lộ đề kiểm tra

QUẢNG AN |

HUẾ - Một hiệu trưởng ở Thừa Thiên Huế bị kỷ luật khiển trách vì cấp dưới của mình làm lộ đề kiểm tra.

Lý do của đề xuất tài xế chỉ được lái xe 480 phút một ngày

Việt Dũng |

Bộ Công an đề xuất từ 6h đến 22h, thời gian lái xe liên tục không quá 240 phút, còn từ 22h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau không quá 180 phút.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về tỉ trọng kinh tế số trên GRDP

Thu Thuỷ |

Tỉ trọng kinh tế số trên GRDP của Bắc Ninh là 56,83%, đứng đầu cả nước.

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đóng góp phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Thanh Hà |

Nhân dịp tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, trong ngày 16.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và phát triển hạ tầng, theo TTXVN.