Những công trình làm thay đổi bộ mặt giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

SỞ HẠ |

Với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 120, hạ tầng giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua đã thay đổi rất lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo tốt an ninh - quốc phòng khu vực.

Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối liền thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Cầu Vàm Cống cách bến phà Vàm Cống khoảng 3 km về phía hạ lưu sông Hậu, và thay thế cụm phà này kể từ khi cầu đi vào hoạt động vào ngày 19 tháng 5 năm 2019. Ảnh: Lục Tùng
Cầu Vàm Cống nối liền thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Cầu Vàm Cống được sử dụng để thay thế phà, cầu đi vào hoạt động vào ngày 19.5.2019. Ảnh: Lục Tùng
Đây là một trong hai cây cầu dây văng lớn nằm trên tuyến đường Mỹ An – Rạch Sỏi, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây. Ảnh: GT
Cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Cầu Cao Lãnh cùng với cầu Vàm Cống là hai cây cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Lục Tùng
Cầu Cao Lãnh được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Cầu Cao Lãnh cùng với cầu Vàm Cống là hai cây cầu quan trọng nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Lục Tùng
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến 51,1 km, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương) và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Ảnh: Kỳ Quan
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài gần 52 km, điểm đầu tại Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương) và điểm cuối với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thới Trung (Tiền Giang). Ảnh: Kỳ Quan
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng (trong đó vốn BOT là 10.482 tỷ đồng, vốn Nhà nước hỗ trợ 2.186 tỷ đồng). Ảnh: Kỳ Quan
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 12.668 tỉ đồng (trong đó vốn BOT là 10.482 tỉ đồng, vốn Nhà nước hỗ trợ 2.186 tỉ đồng) dự án góp phần phát triển ĐBSCL với TP.HCM và khu vực Nam Trung Bộ. Ảnh: Kỳ Quan
Dự án cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có điểm đầu kết nối với cầu Vàm Cống (Cần Thơ), điểm cuối nối với tuyến tránh TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Khởi công từ giữa năm 2016, dự án có vốn đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó vốn vay Hàn Quốc hơn 4.500 tỷ (200 triệu USD), còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Ảnh: Phương Vũ
Dự án cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có điểm đầu kết nối với cầu Vàm Cống (Cần Thơ), điểm cuối nối với tuyến tránh TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Phương Vũ
Đây là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi hoàn thành sẽ là tuyến đường thứ hai sau quốc lộ 1, kết nối thông suốt từ TP HCM về đến Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và tận mũi Cà Mau, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Ảnh: Phương Vũ
Đây là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối từ TP HCM về đến Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và tận mũi Cà Mau, dự án giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực. Ảnh: Phương Vũ
Dự án nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 103km đi qua địa bàn 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau được khởi công tháng 1/2020. Ảnh: Trần Lưu
Dự án nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 103km đi qua địa bàn 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ảnh: Trần Lưu
Dự án hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm áp lực vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông cho tuyến quốc lộ 1, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí so với đi trên tuyến quốc lộ 1. Ảnh: Trần Lưu
Dự án tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm áp lực vận tải cho tuyến quốc lộ 1, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân. Ảnh: Trần Lưu
Đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi thuộc tỉnh Cà Mau là đoạn cuối của dự án đường Hồ Chí Minh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý là Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Hồ
Đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi thuộc tỉnh Cà Mau là đoạn cuối của dự án đường Hồ Chí Minh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỉ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ. Ảnh: Khánh Hoà
Dự án có điểm đầu tại cầu Ông Tình (huyện Năm Căn) và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau. Toàn tuyến có tổng chiều dài hơn 58 km, quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Ảnh: Nhật Hồ
Dự án có điểm đầu tại cầu Ông Tình (huyện Năm Căn) và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau. Toàn tuyến có tổng chiều dài hơn 58 km. Ảnh: Nhật Hồ
Đến nay, nhiều dự án giao thông lớn đã hoàn thành như tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối Cần Thơ với Kiên Giang; nhiều công trình, dự án trọng điểm đã được phê duyệt và triển khai như: cầu Rạch Miễu 2, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, Sóc Trăng, tuyến tránh quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau… Ảnh: Nguyên Anh
Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều dự án giao thông lớn đã hoàn thành như: "Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối Cần Thơ với Kiên Giang". Các công trình, dự án quan trọng đã được phê duyệt và triển khai như: "Cầu Rạch Miễu 2, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ". Những dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 như: "Từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, Sóc Trăng, tuyến tránh quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau…". Ảnh: Nguyên Anh
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số Bộ để triển khai các công trình dự án trong vùng khoảng 121.598 tỷ đồng, trong đó Bộ Giao thông vận tải là 86.812 tỷ đồng.
Nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025 "Với tổng nhu cầu vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số Bộ để triển khai các công trình dự án trong vùng khoảng 121.598 tỉ đồng, trong đó Bộ Giao thông vận tải là 86.812 tỉ đồng" khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rõ rệt. Ảnh: Trung Phạm
Miền Tây ít dần đi những hình ảnh “cầu tre khó đưa dâu mùa mưa“, người dân miền Tây cũng không còn bằng lòng với “mái tranh nghèo” mà đang vươn lên mạnh mẽ với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Ảnh: Kỳ Quan
Giao thông đã góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đưa đời sống người dân vươn lên mạnh mẽ nhiều mô hình sáng tạo và thành tựu nổi bật. Ảnh: Kỳ Quan

SỞ HẠ
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Điều chỉnh quy hoạch các tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận điều chỉnh quy hoạch cục bộ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Điều chỉnh quy hoạch các tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận điều chỉnh quy hoạch cục bộ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".