Quy hoạch ĐBSCL: Lấy con người làm trọng tâm để phát triển bền vững

TRẦN LƯU – THÀNH NHÂN |

Dựa trên nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm”, vấn đề quy hoạch vùng ĐBSCL cũng như mọi định hướng cho phát triển của vùng này phải làm sao để “Bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”…

Bản quy hoạch vùng đầu tiên được triển khai

Tại TP.Cần Thơ vừa diễn ra Hội nghị báo cáo và tham vấn về Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ KHĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đây là bản quy hoạch vùng đầu tiên được triển khai thực hiện theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch, dự kiến, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tổ chức thẩm định, phê duyệt vào tháng 12 năm nay. Có 5 quan điểm cốt lõi của quy hoạch vùng ĐBSCL gồm: Phát triển bền vững; Biến thách thức thành cơ hội; Thay đổi mô hình phát triển theo hướng tập trung hơn; Tăng cường liên kết và Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái và môi trường ĐBSCL nêu thực trạng: Việt Nam xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới nhưng chỉ số an ninh lương thực xếp 54/113 quốc gia. Trong khi Singapore không trồng lúa nhưng là quốc gia đứng đầu thế giới về an ninh lương thực. Suốt thời gian dài, ĐBSCL chạy theo nền nông nghiệp thâm canh, chỉ chú trọng vào số lượng. Chúng ta sản xuất 25 triệu tấn lúa nhưng cũng tốn 3 triệu tấn phân bón và 0,5 triệu tấn nông dược, gây ô nhiễm môi trường, đất đai suy kiệt. Nền nông nghiệp ĐBSCL cần phải thay đổi theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP. Đó là nền nông nghiệp thuận theo tự nhiên, bền vững với môi trường, tập trung vào chất lượng, tăng chuỗi giá trị, chế biến sâu để có thể tiếp cận những thị trường tốt hơn.

Phân chia ĐBSCL thành 3 vùng

Quy hoạch ĐBSCL lần này đã đưa ra nhiều điểm mới, đó là phân ĐBSCL thành 3 vùng. Đơn vị tư vấn đề nghị lùi phần nước ngọt vào sâu bên trong, khoảng giữa là nước lợ, còn lại là nước mặn và có những giải pháp cho từng vùng phát triển “thuận thiên”, chứ không phải là ngăn mặn, giữ ngọt như trước nay.

GS-TS Võ Tòng Xuân đánh giá cao quy hoạch lần này đã lấy con người làm trọng tâm. Con người ở đây là nông dân, làm sao cho họ giàu lên. Trong những đợt hạn, mặn vừa qua, các địa phương cùng người dân đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ… đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương phát huy được vai trò điều tiết nước các công trình thủy lợi giúp người dân củng cố niềm tin khắc phục được thiên tai hạn, mặn. Có thể nói NQ120 của Chính phủ là một quyết sách rất tốt.

Đồng quan điểm trên, bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh gia cao việc phân chia những vùng cụ thể trong quy hoạch ĐBSCL. Bởi, các tỉnh trong vùng sẽ có những lợi thế, cơ hội khác nhau, rủi ro trước BĐKH cũng khác nhau.

Theo bà Carolyn Turk, Chính phủ Việt Nam không nên hướng đến một quy hoạch vùng hoàn hảo mà phải xem đây là một tài liệu sống, thích ứng linh hoạt và có cơ chế đánh giá, cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi...

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, các địa phương vùng ĐBSCL đã đề xuất 13 dự án liên kết vùng, trong giai đoạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư là 26.731 tỉ đồng. Trong đó, đề xuất bố trí trong giai đoạn 2021-2025 là 19.916 tỉ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ 16.250 tỉ đồng cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Khoản vốn này sẽ chỉ hỗ trợ phần xây lắp trong tổng mức đầu tư, các chi phí khác như giải phóng mặt bằng, dự phòng, tư vấn… do địa phương chủ động cân đối. Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương xây dựng Khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô 1,05 tỉ USD (khoản hỗ trợ DPO).

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh - Nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ cho rằng: “Con người” và “cuộc sống hạnh phúc” của dân cư tại chỗ cần được quan tâm sâu sắc trong quy hoạch. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng nghiêm trọng, nhiều vấn đề cần đặt ra, là cách làm nhà ở bền vững của dân cư như thế nào, trong tương lai đất lún và nước biển dâng? Cung cấp nước sạch, ăn uống như thế nào khi hạn hán ngày càng gay gắt và môi trường nước vừa ô nhiễm vừa cạn kiệt? Hay việc cung cấp năng lượng bền vững như thế nào khi ô nhiễm không khí bắt đầu xuất hiện ở vùng đô thị? Tái chế chất thải như thế nào để tiết kiệm tài nguyên? Nếu người dân không được bảo vệ tốt trước thiên tai, không được xem là chủ thể cần được chăm lo của các nhu cầu như trên trong quy hoạch thì đừng nói gì đến bảo vệ môi trường hay phát triển kinh tế bền vững vùng.

TRẦN LƯU – THÀNH NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, nhưng nhiều dư địa

Vũ Long |

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế, cơ hội phát triển nếu được quy hoạch phù hợp, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Mô hình cũ không còn phù hợp

Vũ Long |

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 có nhiều thay đổi mang tầm chiến lược để phù hợp với điều kiện mới.

Quy hoạch để Đồng bằng sông Cửu Long bật tăng mọi nguồn lực

Vũ Long |

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho khu vực này

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, nhưng nhiều dư địa

Vũ Long |

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế, cơ hội phát triển nếu được quy hoạch phù hợp, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Mô hình cũ không còn phù hợp

Vũ Long |

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 có nhiều thay đổi mang tầm chiến lược để phù hợp với điều kiện mới.

Quy hoạch để Đồng bằng sông Cửu Long bật tăng mọi nguồn lực

Vũ Long |

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho khu vực này