Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, với nhiều chủ trương, chính sách phát triển để phát huy tiềm năng, lợi thế tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược với chủ trương phát triển “thuận thiên” để chủ động hóa giải các thách thức do biến đổi khí hậu và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Công, tận dụng tiềm năng, thế mạnh, tạo xung lực mạnh mẽ cho phát triển ĐBSCL.

Dù thời gian triển khai thực hiện chưa dài, nhưng đến nay đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng.

Kiến tạo thể chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL theo một tổng thể thống nhất, kết nối liên vùng tạo sức mạnh tổng hợp

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL theo 4 lĩnh vực chính: i) Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng; ii) Hạ tầng và kỹ thuật môi trường; iii) Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; iv) Chế biến thực phẩm và các dịch vụ vận tải (logistics) liên quan.

Qua đó góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, tăng cường liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nông) để nâng cao chuỗi giá trị, tạo chỗ đứng cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới; sửa đổi chính sách đất đai gỡ các nút thắt nhằm tạo cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư. Ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách đối với vùng ĐBSCL làm căn cứ để thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL.

Chủ động trong quan trắc, giám sát khí hậu, tài nguyên nước, dự báo thời tiết phục vụ việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp với bối cảnh biến động phức tạp về thời tiết, khí hậu và nguồn nước

Trong các đợt hạn mặn năm 2020 đã triển khai xây dựng 10 điểm nguồn cấp nước khẩn cấp với tổng công suất xử lý và cung cấp là 3.700 m3/ngày đêm, cung cấp được cho 62.000 người ở 7 tỉnh chống hạn, mặn cho ĐBSCL.

Sản xuất nông nghiệp bước đầu được chuyển đổi theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, phù hợp với chủ trương tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa.

Tổng diện tích gieo trồng lúa vùng ĐBSCL là 4,19 triệu ha, chiếm 54,3% diện tích cả nước; chúng ta đã xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới (gạo ST25 liên tục đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì về sản phẩm gạo ngon nhất thế giới, được sản xuất ở nhiều tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang..).

Tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1 và 2 đã hoàn thành, khởi công và triển khai các nhà máy điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Long An..., đưa vào vận hành nhà máy điện bã mía Sóc Trăng 12MW và đang xây dựng nhà máy điện trấu Sóc Trăng 25MW, Nhà máy điện rơm rạ Sóc Trăng 10MW.

Tăng cường đầu tư, quy hoạch hạ tầng kết nối vùng và với thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ

Nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đầu tư thực hiện với tổng số vốn Trung ương đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đã được giao giai đoạn 2016-2020 là 29.426 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối Cần Thơ với Kiên Giang; nhiều công trình, dự án trọng điểm đã được phê duyệt và triển khai như: cầu Rạch Miễu 2, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, Sóc Trăng, tuyến tránh quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau…

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là các hoạt động xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu dân cư và cải tạo cảnh quan, hỗ trợ nguồn lực, thiết bị bảo vệ môi trường.

Ngày 13.3 tới đây, hội nghị của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) sẽ diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Thời tiết dị thường dồn dập, cần cập nhật lại kịch bản biến đổi khí hậu?

Nhóm PV |

"Việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu là bắt buộc và cần thiết. Tuy nhiên việc cập nhật này không nhất thiết phải gắn liền với việc dự báo thời tiết bởi quy mô thời gian của thời tiết và khí hậu khác nhau" - GS.TS Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên phân tích.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

ĐBSCL: Đổi đời từ mô hình con tôm ôm cây lúa

NHẬT HỒ |

Nhiều làng quê tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thật sự đổi đời từ mô hình canh tác lúa – tôm. Đặc biệt năm 2021 này, nhiều hộ dân thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm thắng lợi cả hai mặt giá cả và năng suất. Niềm vui hiện lên khuôn mặt của nhiều nông dân ven biển vùng ĐBSCL trước thềm năm mới Tết Tân Sửu 2021.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thời tiết dị thường dồn dập, cần cập nhật lại kịch bản biến đổi khí hậu?

Nhóm PV |

"Việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu là bắt buộc và cần thiết. Tuy nhiên việc cập nhật này không nhất thiết phải gắn liền với việc dự báo thời tiết bởi quy mô thời gian của thời tiết và khí hậu khác nhau" - GS.TS Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên phân tích.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

ĐBSCL: Đổi đời từ mô hình con tôm ôm cây lúa

NHẬT HỒ |

Nhiều làng quê tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thật sự đổi đời từ mô hình canh tác lúa – tôm. Đặc biệt năm 2021 này, nhiều hộ dân thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm thắng lợi cả hai mặt giá cả và năng suất. Niềm vui hiện lên khuôn mặt của nhiều nông dân ven biển vùng ĐBSCL trước thềm năm mới Tết Tân Sửu 2021.