Nguy cơ mất an toàn từ những lối mở tự phát qua đường sắt

NGUYỄN TRƯỜNG |

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình đang tồn tại nhiều đường ngang, lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6km (từ km113+400 - km135+000) với 1 ga hành khách và 3 ga hàng hóa thuộc thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư. Ảnh: Nguyễn Trường
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6km (từ km113+400 - km135+000) với 1 ga hành khách và 3 ga hàng hóa thuộc thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư. Ảnh: Nguyễn Trường
Ngoài ra còn có 2 tuyến đường sắt chuyên dùng (nhánh rẽ vào Nhà máy phân lân Ninh Bình) nối với đường sắt quốc gia tại Km120+520, có tổng chiều dài 2,072 km và tuyến đường sắt chuyên dụng nối với cảng Ninh Bình dài khoảng 2,0km. Ảnh: Nguyễn Trường
Ngoài ra còn có 2 tuyến đường sắt chuyên dùng (nhánh rẽ vào Nhà máy phân lân Ninh Bình) nối với đường sắt quốc gia tại Km120+520, có tổng chiều dài 2,072 km và tuyến đường sắt chuyên dụng nối với cảng Ninh Bình dài khoảng 2,0km. Ảnh: Nguyễn Trường
Mặc dù chỉ dài 21,6km, tuy nhiên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình lại đang tồn tại nhiều đường ngang, lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Nguyễn Trường
Mặc dù chỉ dài 21,6km, tuy nhiên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình lại đang tồn tại nhiều đường ngang, lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Nguyễn Trường

Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Ninh Bình, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 18 lối đi tự mở, trong đó có 1 lối đi tự mở có chiều rộng <3m đã được tổ chức cảnh giới và 17 lối đi tự mở có chiều rộng <1,5m.  Ảnh: Nguyễn Trường

Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Ninh Bình, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 18 lối đi tự mở, trong đó có 1 lối đi tự mở có chiều rộng <3m đã được tổ chức cảnh giới và 17 lối đi tự mở có chiều rộng <1,5m. Ảnh: Nguyễn Trường

Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 3 người. Lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra, xử lý 413 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, nộp ngân sách 276,1 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Trường
Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 3 người. Lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra, xử lý 413 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, nộp ngân sách 276,1 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Trường
Những lối đi ngang qua tuyến đường sắt Bắc - Nam không hề có rào chắn hay người canh gác, rất nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Trường
Những lối đi ngang qua tuyến đường sắt Bắc - Nam không hề có rào chắn hay người canh gác, rất nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Trường
Để bảo đảm trật tự an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tiếp tục phối hợp với Cục Đường Sắt Việt Nam và các đơn vị có liên quan thực hiện việc lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách dọc theo đường sắt để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt. Ảnh: Nguyễn Trường
Ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, để bảo đảm trật tự an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tiếp tục phối hợp với Cục Đường Sắt Việt Nam và các đơn vị có liên quan thực hiện việc lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách dọc theo đường sắt để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt. Ảnh: Nguyễn Trường
Trong thời gian chờ xóa bỏ các đường ngang, lối đi tự phát qua đường sắt, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các địa phương nơi có đường sắt đi qua, bố trí nhân lực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh: Nguyễn Trường
Trong thời gian chờ xóa bỏ các đường ngang, lối đi tự phát qua đường sắt, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các địa phương nơi có đường sắt đi qua, bố trí nhân lực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh: Nguyễn Trường
Đồng thời, phối hợp với ngành đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân lực cảnh giới, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cảnh giới theo quy định. Ảnh: Nguyễn Trường
Đồng thời, phối hợp với ngành đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân lực cảnh giới, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cảnh giới theo quy định. Ảnh: Nguyễn Trường
“Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý” - ông Sơn ch hay.
“Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý” - ông Sơn cho hay.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đột phá về cơ chế để phát triển đường sắt đô thị

Nhóm PV |

Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 55 tỉ USD làm gần 600km đường sắt đô thị trong khi TPHCM đẩy nhanh hoàn thành Metro số 1 và nỗ lực khởi công Metro số 2. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc hoàn thành gần 1.000km đường sắt đô thị cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ bất khả thi, nếu như không có giải pháp đột phá và quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cần được triển khai với tầm nhìn trăm năm.

Cầu cụt ở Bắc Ninh và đường sắt nghìn tỉ dở dang 15 năm

Trần Tuấn - Hiếu Anh |

Những cây cầu vượt cụt đầu ở Bắc Ninh nằm trong dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân với tổng mức đầu tư 7.665 tỉ đồng dở dang 15 năm nay.

Đẩy tiến độ thi công dốc hạ ngầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

NGỌC THÙY |

Từ vị trí khách sạn Daewoo (nút giao Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), các công nhân đang đẩy tiến độ để xây dựng kết cấu dốc hạ ngầm nối vào ga S9 thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

Thỉnh cầu của các cựu sếp chứng khoán ở vụ cựu Chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Các ông Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ... trình bày những thỉnh cầu, xin giảm án trước khi HĐXX nghỉ nghị án vụ cựu Chủ tịch FLC.

Nước ngập sâu, người dân bị thiệt hại hàng nghìn con gia cầm

NHÓM PV |

Tình trạng nước ngập sâu, kéo dài, đã khiến cuộc sống của người dân ở một số xã thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội) trở nên khó khăn.

Làm đường 490 tỉ nối vào khu công nghiệp vẫn còn "trên giấy"

Tô Công |

Phú Thọ - Mặc dù dự án 490 tỉ đồng xây dựng tuyến đường nối 2 khu công nghiệp đã gần hoàn thành, nhưng 1 trong 2 khu công nghiệp vẫn chưa được xây dựng.

Một khu vực đại lộ Thăng Long gần 1 tuần vẫn ngập sâu

NGỌC THÙY |

Gần một tuần nay, khu vực cầu chui dân sinh số 3, lý trình Km8+472 đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn ngập sâu trong nước.

Gia đình nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh tự hào về con

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dù nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh không giành huy chương tại Olympic 2024 nhưng gia đình rất tự hào vì Vinh đã đạt hạng 4 chung cuộc.

Đột phá về cơ chế để phát triển đường sắt đô thị

Nhóm PV |

Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 55 tỉ USD làm gần 600km đường sắt đô thị trong khi TPHCM đẩy nhanh hoàn thành Metro số 1 và nỗ lực khởi công Metro số 2. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc hoàn thành gần 1.000km đường sắt đô thị cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ bất khả thi, nếu như không có giải pháp đột phá và quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cần được triển khai với tầm nhìn trăm năm.

Cầu cụt ở Bắc Ninh và đường sắt nghìn tỉ dở dang 15 năm

Trần Tuấn - Hiếu Anh |

Những cây cầu vượt cụt đầu ở Bắc Ninh nằm trong dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân với tổng mức đầu tư 7.665 tỉ đồng dở dang 15 năm nay.

Đẩy tiến độ thi công dốc hạ ngầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

NGỌC THÙY |

Từ vị trí khách sạn Daewoo (nút giao Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), các công nhân đang đẩy tiến độ để xây dựng kết cấu dốc hạ ngầm nối vào ga S9 thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.