Các cụ U90 học tiếng Anh: Đạp xe 5km, đi 2 chặng xe buýt đến lớp

hải nguyễn - nguyễn huế |

Hà Nội - Có một lớp học đặc biệt dạy tiếng anh cho các cụ ông, cụ bà U90 được suy trì suốt 4 năm qua.


Mỗi tuần một buổi hơn 4 năm qua, lớp học tiếng Anh trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều đặn đem đến kiến thức và niềm vui cho các cụ già U90. Căn phòng nhỏ rộng khoảng 20m2 trên tầng 2 trở thành lớp học cho 15 cụ, người lớn tuổi nhất chạm ngưỡng 90, trẻ nhất 60 tuổi.
Mỗi tuần một buổi hơn 4 năm qua, lớp học tiếng Anh trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều đặn đem đến kiến thức và niềm vui cho các cụ già U90. Căn phòng nhỏ rộng khoảng 20m2 trên tầng 2 trở thành lớp học cho 15 cụ, người lớn tuổi nhất chạm ngưỡng 90, trẻ nhất 60 tuổi.
Các lớp tiếng Anh miễn phí này do tiến sĩ, Thượng tọa Thích Chân Quang sáng lập từ năm 2019 tại nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, mong người già không còn cô đơn, tìm được niềm vui và tạo động lực cho con trẻ noi gương.
Các lớp tiếng Anh miễn phí này do tiến sĩ, Thượng tọa Thích Chân Quang sáng lập từ năm 2019 tại nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, mong người già không còn cô đơn, tìm được niềm vui và tạo động lực cho con trẻ noi gương.
Học viên đến lớp đều được tặng vở viết, giáo trình “Tiếng Anh vỡ lòng cho người lớn tuổi“, do chính thượng tọa biên soạn.
Học viên đến lớp đều được tặng vở viết, giáo trình “Tiếng Anh vỡ lòng cho người lớn tuổi“, do chính thượng tọa biên soạn.
Giáo viên đứng lớp là tình nguyện viên thuộc đủ mọi ngành nghề nhưng chung mong muốn truyền tải niềm đam mê ngoại ngữ đến người cao tuổi. Đứng lớp ở Kim Ngưu là cô giáo Phùng Hải Yến, 30 tuổi, vốn là nhân viên văn phòng. “Dạy tiếng Anh cho người lớn tuổi không đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ từng chút“, chị chia sẻ.
Giáo viên đứng lớp là tình nguyện viên thuộc đủ mọi ngành nghề nhưng chung mong muốn truyền tải niềm đam mê ngoại ngữ đến người cao tuổi. Đứng lớp ở Kim Ngưu là cô giáo Phùng Hải Yến, 30 tuổi, vốn là nhân viên văn phòng. “Dạy tiếng Anh cho người lớn tuổi không đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ từng chút“, chị chia sẻ.
Không đơn giản chỉ là lớp học, các cụ xem đây như một gia đình để thấy tuổi già không cô đơn, sống ý nghĩa và giá trị. Lớp học cũng là nơi để các cụ được gặp gỡ và giao lưu vui vẻ, học thêm kiến thức mới, về nhà có sự kết nối với con cháu, từ đó tạo sự gắn kết trong gia đình.
Không đơn giản chỉ là lớp học, các cụ xem đây như một gia đình để thấy tuổi già không cô đơn, sống ý nghĩa và giá trị. Lớp học cũng là nơi để các cụ được gặp gỡ và giao lưu vui vẻ, học thêm kiến thức mới, về nhà có sự kết nối với con cháu, từ đó tạo sự gắn kết trong gia đình.
Nhớ về những ngày đầu đi học, cụ bà Nguyễn Thị Lộc (80 tuổi, bên trái) đã có cảm giác sợ khi không thể phát đúng âm những từ cơ bản như “hello” (xin chào); good bye (tạm biệt)... một cách trôi chảy, thậm chí đọc trước quên sau. Không muốn bị tụt hậu trong lớp, cụ Lộc cố gắng đọc mỗi từ 600 lần, hằng đêm thức khuya ôn bài, kết hợp với sự hỗ trợ của cô giáo, luôn sẵn sàng nhận điện thoại giải đáp thắc mắc lúc 1-2 giờ sáng. Kết quả các bài kiểm tra đọc trên phần mềm học tiếng Anh của cụ Lộc cải thiện rõ rệt từ 54 điểm lên 100 điểm (điểm tuyệt đối).
Nhớ về những ngày đầu đi học, cụ bà Nguyễn Thị Lộc (80 tuổi, bên trái) đã có cảm giác sợ khi không thể phát âm đúng những từ cơ bản như “hello” (xin chào); good bye (tạm biệt)... một cách trôi chảy, thậm chí đọc trước quên sau. Không muốn bị tụt hậu trong lớp, cụ Lộc cố gắng đọc mỗi từ 600 lần, hằng đêm thức khuya ôn bài, kết hợp với sự hỗ trợ của cô giáo. Kết quả các bài kiểm tra của cụ Lộc cải thiện rõ rệt từ 54 điểm lên 100 điểm (điểm tuyệt đối).
Đặc biệt, cụ Lộc còn có cách ghi chép hết sức tỉ mỉ và khoa học. Không chỉ được ghi chép bằng hai màu mực mà cụ còn tự có cách đánh dấu riêng để có thể dễ dàng ghi nhớ từ ngữ hơn. Đó cũng chính là tinh thần nghiêm túc của tất cả các cụ trong lớp học.
Đặc biệt, cụ Lộc còn có cách ghi chép hết sức tỉ mỉ và khoa học. Không chỉ được ghi chép bằng hai màu mực mà cụ còn tự có cách đánh dấu riêng để có thể dễ dàng ghi nhớ từ ngữ hơn. Đó cũng chính là tinh thần nghiêm túc của tất cả các cụ trong lớp học.
Bà Lã Thị Sáng, 76 tuổi, sống ở đường Bưởi (quận Ba Đình) phải bắt 2 chuyến xe buýt từ nhà đến lớp học, trung bình mất 2 tiếng. Để kịp giờ học, bà thường đi sớm từ trưa. “Tôi chỉ mong được đi học để cải thiện sức khỏe, trí não và tinh thần thoải mái hơn. Tôi không ngại vất vả hay khó khăn, niềm vui lớn nhất là được gặp gỡ bạn bè và cô giáo“, bà Sáng vui vẻ kể.
Cụ bà Lã Thị Sáng, 76 tuổi, sống ở đường Bưởi (quận Ba Đình) phải bắt 2 chuyến xe buýt từ nhà đến lớp học, trung bình mất 2 tiếng. Để kịp giờ học, bà thường đi sớm hơn 2 tiếng trước giờ học. “Tôi chỉ mong được đi học để cải thiện sức khỏe, trí não và tinh thần thoải mái hơn. Tôi không ngại vất vả hay khó khăn, niềm vui lớn nhất là được gặp gỡ bạn bè và cô giáo“, bà Sáng vui vẻ kể.
Lớp học tiếng Anh miễn phí này đã giúp những cụ ông, cụ bà về hưu tìm được niềm vui trong cuộc sống. Đặc biệt, các học viên cũng coi nhau như gia đình, ngoài giờ học, họ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, luyện nói tiếng Anh.
Lớp học tiếng Anh miễn phí này đã giúp những cụ ông, cụ bà về hưu tìm được niềm vui trong cuộc sống, và thể hiện tinh thần học tập không bao giờ là muộn. Đặc biệt, các học viên cũng coi nhau như gia đình, ngoài giờ học, họ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, luyện nói tiếng Anh.
Quyển vở học của cụ bà Phạm Thị Nhâm (80 tuổi) rất đặc biệt khi được bà tự tay ghép những tờ lịch lại. Dù nhà ở xa lớp học, cụ bà vẫn đều đặn đạp xe hơn 5 km đến lớp mỗi tuần. “Tôi không ngại khó khăn, vất vả bởi niềm vui lớn nhất của tuổi già là được đi học, có thể giao lưu, kết thêm bạn bè. Có sức khỏe, còn đủ tỉnh táo tôi sẽ không nghỉ, bởi không bao giờ là quá muộn để học hỏi và trau dồi kiến thức“, bà Nhâm vui kể.
Quyển vở học của cụ bà Phạm Thị Nhâm (80 tuổi) rất đặc biệt khi được bà tự tay ghép những tờ lịch lại. Dù nhà ở xa lớp học, cụ bà vẫn đều đặn đạp xe hơn 5 km đến lớp mỗi tuần. “Tôi không ngại khó khăn, vất vả bởi niềm vui lớn nhất của tuổi già là được đi học, có thể giao lưu, kết thêm bạn bè. Có sức khỏe, còn đủ tỉnh táo tôi sẽ không nghỉ, bởi không bao giờ là quá muộn để học hỏi và trau dồi kiến thức“, bà Nhâm vui kể.
hải nguyễn - nguyễn huế
TIN LIÊN QUAN

Ấm áp lớp học tình thương 22 năm ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng suốt 22 năm qua lớp học tình thương của bà Trần Thị Mươn, 65 tuổi, ở khóm 3, P.5, TP.Sóc Trăng luôn duy trì để dạy cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Tận dụng mái hiên căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp trong con hẻm đường Tôn Đức Thắng, cô Mươn đã giúp cho hàng trăm em nhỏ biết đọc, biết viết và cả những lễ nghĩa.

Đắk Nông: Lớp học xóa mù chữ quá tải vì nhiều bà con ham học

Phan Tuấn |

Với chiếc đèn pin đã nạp đầy năng lượng, khi trời đã chuyển tối, hàng chục người dân ở vùng sâu xã Đắk R'Măng, huyện Đắk Glong không quản ngại đường sá xa xôi, lầy lội mà vẫn vượt núi, băng rừng đến lớp học xóa mù chữ.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Ấm áp lớp học tình thương ở Sóc Trăng

NHÓM PV |

Đảm bảo nhiên liệu cung ứng máy cắt thu hoạch lúa hè thu; Cần Thơ đảm bảo bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học; Mãn nhãn với những màn biểu diễn lân sư rồng và võ dưỡng sinh; Ấm áp lớp học tình thương 22 năm ở Sóc Trăng; Người dân đảo ngọc Phú Quốc góp công gìn giữ nghệ thuật đờn ca tài tử là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Lớp học bàn tròn không bảng, không phấn nơi vùng quê nghèo ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Giữa kỳ nghỉ hè, tiếng ê a đọc từng con chữ ở lớp học hè của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc Khmer vẫn vang lên rộn rã ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành bên những thầy cô giáo “áo xanh”.

Lớp học đặc biệt thắp lửa nghề truyền thống tại Tây Mỗ

Hải Nguyễn - Nguyễn Huế |

Với mong muốn làm sống lại nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng từ xưa, lớp học thêu miễn phí cho trẻ nhỏ ở làng Tây Mỗ đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Hà Nội: Lớp học đặc biệt dành cho người khiếm thị

Linh Trang - Hải Yến |

Hà Nội - Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức khai giảng lớp nâng cao kiến thức về điện thoại thông minh dành cho người khiếm thị năm 2022. Với mục đích giúp người khiếm thị có thể chủ động hơn trong cuộc sống, học tập và hoà nhập với cộng đồng, xã hội, lớp học được rất nhiều người hưởng ứng.

Tặng giấy khen cho cô giáo trong "lớp học đặc biệt" ở khu cách ly

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Sau 14 ngày đảm bảo công tác dạy học trong khu cách ly, lãnh đạo địa phương đã tặng giấy khen cho cô giáo vì đã có thành tích xuất sắc trong "lớp học đặc biệt".

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ấm áp lớp học tình thương 22 năm ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng suốt 22 năm qua lớp học tình thương của bà Trần Thị Mươn, 65 tuổi, ở khóm 3, P.5, TP.Sóc Trăng luôn duy trì để dạy cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Tận dụng mái hiên căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp trong con hẻm đường Tôn Đức Thắng, cô Mươn đã giúp cho hàng trăm em nhỏ biết đọc, biết viết và cả những lễ nghĩa.

Đắk Nông: Lớp học xóa mù chữ quá tải vì nhiều bà con ham học

Phan Tuấn |

Với chiếc đèn pin đã nạp đầy năng lượng, khi trời đã chuyển tối, hàng chục người dân ở vùng sâu xã Đắk R'Măng, huyện Đắk Glong không quản ngại đường sá xa xôi, lầy lội mà vẫn vượt núi, băng rừng đến lớp học xóa mù chữ.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Ấm áp lớp học tình thương ở Sóc Trăng

NHÓM PV |

Đảm bảo nhiên liệu cung ứng máy cắt thu hoạch lúa hè thu; Cần Thơ đảm bảo bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học; Mãn nhãn với những màn biểu diễn lân sư rồng và võ dưỡng sinh; Ấm áp lớp học tình thương 22 năm ở Sóc Trăng; Người dân đảo ngọc Phú Quốc góp công gìn giữ nghệ thuật đờn ca tài tử là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Lớp học bàn tròn không bảng, không phấn nơi vùng quê nghèo ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Giữa kỳ nghỉ hè, tiếng ê a đọc từng con chữ ở lớp học hè của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc Khmer vẫn vang lên rộn rã ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành bên những thầy cô giáo “áo xanh”.

Lớp học đặc biệt thắp lửa nghề truyền thống tại Tây Mỗ

Hải Nguyễn - Nguyễn Huế |

Với mong muốn làm sống lại nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng từ xưa, lớp học thêu miễn phí cho trẻ nhỏ ở làng Tây Mỗ đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Hà Nội: Lớp học đặc biệt dành cho người khiếm thị

Linh Trang - Hải Yến |

Hà Nội - Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức khai giảng lớp nâng cao kiến thức về điện thoại thông minh dành cho người khiếm thị năm 2022. Với mục đích giúp người khiếm thị có thể chủ động hơn trong cuộc sống, học tập và hoà nhập với cộng đồng, xã hội, lớp học được rất nhiều người hưởng ứng.

Tặng giấy khen cho cô giáo trong "lớp học đặc biệt" ở khu cách ly

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Sau 14 ngày đảm bảo công tác dạy học trong khu cách ly, lãnh đạo địa phương đã tặng giấy khen cho cô giáo vì đã có thành tích xuất sắc trong "lớp học đặc biệt".