Thương đời người khiếm thị

Văn Sỹ |

Đến thăm Hội Người mù Bạc Liêu vào một buổi chiều đầu tháng 7, chúng tôi được nghe những câu chuyện buồn về những phận người khiếm thị bất hạnh đang sống và lao động tại đây.

Khóc vì nhớ thương con đến mù mắt

Với giọng nói trầm buồn, bà Nguyễn Kim Phượng chia sẻ về hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân khiến mình trở thành người khiếm thị.

20 năm trước, sau khi người  con trai 18 tuổi mất do bệnh ung thư, vì quá nhớ thương con trẻ bạc mệnh, người phụ nữ 40 tuổi không kìm nén được cảm xúc khóc nhiều nên ảnh hưởng, hư mắt trái. Và sau một lần mổ viêm giác mạc cấp tính thì bà đã hoàn toàn không còn nhìn thấy được ánh sáng.

Bà Nguyễn Kim Phượng (ngồi giữa) vì khóc thương con đến mù mắt
Bà Nguyễn Kim Phượng (ngồi giữa) vì khóc thương con đến mù mắt (Ảnh: Văn Sỹ)

Con trai đầu mất, còn lại con trai thứ hai. Lúc đó, gia cảnh nghèo khó, vợ chồng chia tay, bà Phượng một mình vất vả nuôi con. "Dù đôi mắt bị mờ, nhưng tôi vẫn cố gắng mua bán rau cải để nuôi đứa con trai út. Một hôm đang cân rau cải thì thấy mắt mờ, tôi đi khám thì bác sĩ nói đã bị hư một mắt bên trái, còn mắt bên phải bị viêm giác mạc cấp tính, mổ xong về nhà khoảng một tháng thì hết thấy đường luôn", bà Phượng nhớ lại.

Hơn 13 năm, bà Phượng sống nhờ sự đùm bọc của người thân. Đến năm 53 tuổi bà Phượng xin vào Hội người mù Bạc Liêu ở đến nay. "Vào đây được tôi mừng lắm. Vì không phải chật vật, khổ sở như trước đây. Mình làm xoa bóp bấm huyệt, làm tăm cùng anh chị em cũng có cái ăn cái mặc", bà Phượng tâm sự.

Sống trong bóng tối 27 năm sau một lần mờ mắt

Chỉ mới 34 tuổi nhưng chị Trần Phi Yến (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) đã sống trong bóng tối 27 năm qua.

Chị Yến kể, khi được sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, cũng được đi học như các bạn. Thế nhưng, năm 7 tuổi, đang ngồi học bỗng dưng đôi mắt mờ dần, không thấy rõ chữ. Sau đó được cha mẹ đưa đi khám bệnh, bác sĩ nói chị bị teo dây thần kinh mắt và bị mù sau đó.

Chị Trần Phi Yến sống trong bóng tối 27 năm qua
Chị Trần Phi Yến sống trong bóng tối 27 năm qua (Ảnh: Văn Sỹ)

Hơn 27 năm qua, chị Yến nói sống không có ánh sáng buồn lắm, bất tiện trong sinh hoạt, không còn được vui chơi như bạn bè. Chị chỉ quanh quẩn ở nhà, lâu lâu vào Hội Người mù tỉnh Bạc Liêu để sinh hoạt cùng với các hội viên nơi đây.

“Tôi cũng mong muốn học một cái nghề có thể lo cho bản thân nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên trước mắt chưa thực hiện được. Nhà mình cũng nghèo khó, nên mỗi lần nghĩ đến bản thân làm gánh nặng cho gia đình tôi chỉ biết buồn tủi và khóc", chị Yến buồn bã cho biết.

Còn nhiều khó khăn, chật vật

Theo lãnh đạo Hội Người mù tỉnh Bạc Liêu, hiện tại, cuộc sống của hội viên chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ việc đóng gói tăm, xoa bóp, bấm huyệt. Tuy nhiên, tăm rất khó tiêu thụ, công việc xoa bóp, bấm huyệt cũng ít khách nên không đảm bảo cuộc sống.

Cuộc sống hội viên người mù tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, chật vật
Cuộc sống hội viên người mù tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, chật vật (Ảnh: Văn Sỹ)

“Khoảng 1 năm rưỡi nay, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt của các hội viên người mù vắng khách. Các nhà hảo tâm cũng ít giúp đỡ, hỗ trợ cho hội. Chúng tôi sống chủ yếu nhờ tiền hỗ trợ cho người mù, trong khi giá cả đắt đỏ nên lo ăn, mặc cho hội viên rất khó khăn, chật vật, ông Đỗ Văn Đá - Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Bạc Liêu bày tỏ.

Đến thăm Hội người mù tỉnh Bạc Liêu lần gần đây, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam ghi nhận nghị lực của hội viên người mù và mong muốn Hội Người mù của tỉnh tiếp tục duy trì tuyên truyền giáo dục cho người khiếm thị có ý chí tự vươn lên trong cuộc sống.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam đến thăm và tặng quà Hội Người mù Bạc Liêu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam đến thăm và tặng quà Hội Người mù Bạc Liêu (Ảnh: Văn Sỹ)

Bà Ái Nam cũng lưu ý Sở LĐTBXH tỉnh thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện cho người khiếm thị có cuộc sống tốt hơn. Có thể nghiên cứu dạy thêm các nghề thủ công mỹ nghệ khác như xâu chuỗi, đan đát…

Bên cạnh đó, sở cần rà soát lại công tác của cán bộ làm lĩnh vực lao động xã hội, chính sách trên tinh thần không chỉ thực hiện đúng chính sách mà còn đối với người yếu thế phải bằng cái tâm để giúp đỡ hết mình.

Lãnh đạo Thanh tra và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bạc Liêu tặng quà cho Hội Người mù Bạc Liêu
Lãnh đạo Thanh tra tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bạc Liêu tặng quà cho Hội Người mù Bạc Liêu (Ảnh: Văn Sỹ)

"Tôi rất mong cán bộ, đảng viên, sở, ngành, địa phương của tỉnh quan tâm đối tượng bảo trợ xã hội, yếu thế, trong đó có người khiếm thị không chỉ bằng trách nhiệm, nghĩa vụ mà phải bằng cả cái tâm, tấm lòng của mình. Sự chăm lo như thế sẽ chu đáo hơn, thiết thực hơn, để làm sao không ai bị bỏ lại phía sau", bà Lê Thị Ái Nam bày tỏ thêm.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo mù nuôi “khát vọng” cho những mảnh đời khiếm thị

HỒ THẢO |

Vào các ngày thứ hai, tư, sáu hàng tuần, tại Hội Người mù (phường 7, TP.Sóc Trăng) diễn ra lớp dạy đàn, hát cho người khiếm thị của thầy giáo khiếm thị Trần Bá Quang. Đây được xem là nơi đào tạo âm nhạc đầu tiên một cách bài bản, dành cho người kém may mắn ở tỉnh Sóc Trăng.

Chàng trai khiếm thị và ước mơ làm từ thiện bằng âm nhạc

Thanh Hương |

Trần Quang Huy – nhân vật của “Trạm yêu thương” số 13 bị khiếm thị bẩm sinh nhưng cuộc sống lại đầy thú vị bởi sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc đời.

Giúp những người phụ nữ khiếm thị lần đầu tự điểm phấn, tô son

HOÀI ANH |

Từ trước đến nay, chị Nguyễn Hương Giang (Hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chưa từng nghĩ bản thân có thể tự trang điểm, tự điểm phấn, tô son như những người phụ nữ khác. Thế nhưng hiện tại, sau khi được hướng dẫn bởi chuyên viên trang điểm, chị Giang đã tự tin hơn về bản thân và tự tin có thể hoàn thiện tất cả các bước trang điểm cơ bản. Đối với chị Giang, khiếm thị đã không còn là rào cản trên con đường làm đẹp.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thầy giáo mù nuôi “khát vọng” cho những mảnh đời khiếm thị

HỒ THẢO |

Vào các ngày thứ hai, tư, sáu hàng tuần, tại Hội Người mù (phường 7, TP.Sóc Trăng) diễn ra lớp dạy đàn, hát cho người khiếm thị của thầy giáo khiếm thị Trần Bá Quang. Đây được xem là nơi đào tạo âm nhạc đầu tiên một cách bài bản, dành cho người kém may mắn ở tỉnh Sóc Trăng.

Chàng trai khiếm thị và ước mơ làm từ thiện bằng âm nhạc

Thanh Hương |

Trần Quang Huy – nhân vật của “Trạm yêu thương” số 13 bị khiếm thị bẩm sinh nhưng cuộc sống lại đầy thú vị bởi sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc đời.

Giúp những người phụ nữ khiếm thị lần đầu tự điểm phấn, tô son

HOÀI ANH |

Từ trước đến nay, chị Nguyễn Hương Giang (Hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chưa từng nghĩ bản thân có thể tự trang điểm, tự điểm phấn, tô son như những người phụ nữ khác. Thế nhưng hiện tại, sau khi được hướng dẫn bởi chuyên viên trang điểm, chị Giang đã tự tin hơn về bản thân và tự tin có thể hoàn thiện tất cả các bước trang điểm cơ bản. Đối với chị Giang, khiếm thị đã không còn là rào cản trên con đường làm đẹp.