BÀI DỰ THI BÚT KÝ PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN:

Lớn lên cùng dòng sông Hiếu quê hương

VĂN HIỀN |

Con sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ, ngàn đời đã bồi đắp phù sa màu mỡ, hình thành dọc hai bên bờ bát ngát nương lúa, rộng đồng, trù phú làng quê...và tạo nên diện mạo, bản sắc văn hóa nơi đây.

Đánh thức tài nguyên

Du khách khám phá vẻ đẹp sông nước miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: HT
Du khách khám phá vẻ đẹp sông nước miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: HT

Hơn 40 năm, bươn bả, lăn lộn tìm kiếm tài nguyên cho Tổ quốc, kỹ sư mỏ - địa chất Nguyễn Quang Hồng, từng là Liên đoàn trưởng Liên đoàn địa chất số 4 thốt lên với tôi. "Trong hệ thống sông ngòi Việt Nam, đặc biệt là miền Trung, ít thấy con sông nào chỉ với độ dài 300km mà tạo lập, ẩn chứa dọc hai bờ lưu vực tầng tầng, lớp lớp tài nguyên sa khoáng giàu có như con sông Hiếu".

Hình thành hàng triệu năm tuổi, trải trong đau đớn bấy nhiêu cơn sinh nở kiến tạo, sông Hiếu xuyên qua biến động địa chất mới hé lộ phì nhiêu trên mặt đất, dưới tầng sâu, dài rộng những kho báu tài nguyên, khoáng sản.

Nằm trong vùng đất sinh khoáng Bắc Trường Sơn, sông Hiếu bền bỉ tiếp nhận, lắng đọng rồi trải thảm phù sa màu mỡ gần 90.000 héc ta với độ dày canh tác từ 170cm đến 200cm.

Ngược dòng thời gian, không phải ngẫu nhiên mà người Pháp đã sớm bỏ ra hàng triệu Phờ-răng (Franc) cho công cuộc thăm dò, tìm kiếm, điều tra mỏ khoáng sản và lâp được bản đồ địa chất vùng Tây Bắc Nghệ An với tỷ lệ 1/2.000.000 vào năm 1901. Nhà địa chất Fomagat người Pháp tự học tiếng Việt và cả thổ ngữ, tập ăn mèn mén (ngô bột), uống rượu cần để luồn sâu vào mường xa, bản gần ở Phủ Bọn; Phủ Quỳ, thăm dò địa chất, tìm quặng vàng, quặng thiếc. Ròng rã hàng chục năm leo núi, Fomagat đã dựng lên tấm bản đồ với 22 loại khoáng sản quý vùng Tây Bắc Nghệ An.

Thuở ấy, ít ai biết từ thượng nguồn và hạ lưu sông Hiếu đã phát lộ vỉa quặng vàng, quặng thiếc, phốt pho, bô xít, đá hồng ngọc, đá trắng, thạch anh ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Tân Kỳ.

Thế nhưng bàn tay tham vọng của thực dân Pháp cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ khai thác tầng đất đỏ Bazan với đồn điền trồng cà phê, cao su vùng Phủ Quỳ, Giai Xuân và Tây Bắc Sông con. Những cơn khát vơ vét tài nguyên thuộc địa của bọn tư bản Pháp đã bị phong trào cách mạng dân tộc - dân chủ ngăn lại, mà đỉnh cao khởi đầu là Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.

Nhận ra tiềm năng khoáng sản vùng Tây Bắc, từ những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều dự án thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản cả Nghệ An nói chung và lưu vực sông Hiếu nói riêng đã được triển khai. Không ai nghĩ con sông chảy thanh thản, văn vắt nước vào mùa khô, dữ dằn cuồn cuộn vào mùa lũ lại dấu kín hai phía lưu vực nguồn tài nguyên giàu có đến vậy.

Hãy điểm qua những khoáng sản đã hiển hiện trong đời sống công nghiệp thời kỳ đổi mới. Đá mác ma axít (ta gọi là đá trắng), riêng ở Quỳ Hợp đã có tới 7 triệu m3. Cao Lanh Nghĩa Đàn, 260 triệu tấn. Bốn mỏ phốt pho rít, 6 mỏ có quặng sắt, 11 mỏ măng gan, 3 mỏ nhôm và 112 mỏ thiếc với trữ lượng 100.000 tấn. Riêng nguồn nước khoáng tinh khiết không chỉ dồi dào ở Bản Khạng (Yên Hợp - Quỳ Hợp) mà phân bố rải rác tại Bản Hạp, Bản Bo, Bản Lang (Quỳ Hợp) và Cồn Soi (Nghĩa Đàn).

Ở thượng nguồn sông Hiếu, độ dốc cao, lắm thác gềnh nhưng dòng sông vẫn ân tình, ưu ái cho cắm Muộn (Quế Phong) và Tà Sỏi (Quỳ Châu) những lớp quặng vàng sa khoáng mà theo dự báo có khoảng 8,22 tấn. Ấy là chưa tính mỏ than đá Yên Hợp, Châu Bình chưa khai thác.

Từ Bãi Kè, cuối Quỳ Hợp, sông Hiếu rộng dần để phù sa kịp lắng nuôi tươi tốt, mướt mát những bình nguyên Nghĩa Đàn, Giai Xuân, Bãi Rỏi. Thế nhưng sông Hiếu vẫn không quên để lại một ân huệ tạo hóa cho vùng đất Trung du. Đấy là mỏ Bôxít ở Nghĩa Lâm, dự báo khoảng 42.000 tấn. Chưa kể nguồn đá vôi làng Cầu, Hòn Mu (Nghĩa Đàn) 1 triệu 58.000 tấn.

Và trước khi hòa mình vào sông Lam, đoạn hạ lưu Cây Chanh, Sông Hiếu vắt kiệt những hạt phù sa cuối cùng tao vỉa quăng kẽm ở tọa độ địa lý 19,05 vĩ đô Bắc; 105,01 kinh đô Đông. Chảy đi sông ơi! Thì bao đời sông Hiếu vẫn tảo tần, mải miết gom nước, nuôi những mùa màng mọng mẩy đấy thôi. Và nữa nuôi bao nhiêu dự án phát triển cây trái mà hiển hiện là đề án xây dựng chương trình 100 sản phẩm đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Kỹ sư thủy sản Trần Quốc Thành, khi làm Bí thư Huyện ủy Quế Phong, trong chương trình xóa đói giảm nghèo vùng cao đã đưa cây chanh leo vào vùng đất đồi núi, đến nay diện tích cây chanh leo phát triển hàng trăm hecta. Cao hơn, sâu xa hơn ứng dụng công nghệ khoa học làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác tự nhiên của đồng bào miền núi.

Chỉ ta thôi, ta tắm táp, đôi khi làm vẩn đục dòng trong. Ta vô thức làm thay đổi dòng chảy, khỏa lấp bến bờ nhưng sông Hiếu bao dung vẫn tha thiết chảy như chưa ngưng nghỉ bao giờ.

Trên đường phát triển

Lễ hội Xuân xứ Nghệ trên thượng nguồn sông Hiếu. Ảnh: PVT
Lễ hội Xuân xứ Nghệ trên thượng nguồn sông Hiếu. Ảnh: PVT

Bứt phá từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, thừa hưởng khí thiêng trời, đất giao hòa, sông Hiếu tựa chàng trai sung sức, thuở nào cũng nuôi khát khao dâng hiến và tái tạo sức sống phồn thực. Hẳn thế chăng mà biết bao biến động địa chất, kể cả ham muốn chuyển dịch dòng chảy trái với quy luật tự nhiên của con người, sông vẫn lầm lụi tạo lập muôn nẻo chi lưu với sức chứa hàng tỷ mét khối nước, ẩn dấu trong mình nguồn năng lượng thủy điện dồi dào. Chẳng thế mà trong 18 dự án phát triển thủy điện vừa và nhỏ của cả tỉnh, hệ thống sông Hiếu chiếm tới 10 dự án, với tổng công suất lắp máy 135 mêgaoát.

Chỉ mới ở thượng nguồn đã bắt gặp công trình thủy điện Bản Cốc (Châu Kim, Quế Phong), công suất 18 mêgaoát; thủy điện Nhạn Hạc (Mường Nọc, Quế Phong), công suất 45 mêgaoát. Và thác Xao Va với vẻ đẹp mê hồn cũng cho con người nguồn năng lượng 3 mêgaoát.

Đổ xuôi trung lưu, sông Hiếu dâng nước tạo nên gềnh, nên thác dọc sông Quàng 1, sông Quàng 2, sông Quàng 3 (Quế Phong), Khe Lim, Khe Cam, Nậm Pông (Quỳ Châu), phát lộ tiềm năng thủy điện. Xa hơn, cao hơn, trước lúc chia tay sông Chu tận mạn Đồng Văn (Quế Phong), sông Hiếu căng mình tạo nên bức thành nước Hủa Na ở độ cao trên 1000 mét.

Bây giờ mặt nước đập thủy điện Hủa Na, thủy điện Bản Vẽ đã có tới hàng trăm lồng cá công nghệ mới, thay thế lồng cá truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con dân tộc Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu...

Hôm nay, dòng điện Hủa Na bừng sáng miền Tây Bắc xa xôi, heo hút. Thượng nguồn sông Chu cũng không còn mặc sức quăng quật, ném bất thần những cơn lũ ống, lũ quét xuống bản người Mông, người Thái bởi dòng chảy hung hãn của sông phía thượng lưu đã giảm áp lực.

Không chỉ thô ráp, cuồn cuộn sức mạnh tạo lập năng lượng phát sáng, sông Hiếu cũng mềm mại, huyền tích như vốn có tự thiên nhiên. Hãy từ Châu Tiến ngược lên, thị trấn Kim Sơn xuôi về.

Chạm vào không gian, ngả rẽ vào Thông Thụ đã sương bụi li ti đuôi mắt, man mát bờ môi. Đã réo gọi tình yêu đôi lứa. Ấy là vô vàn khói nước mờ ảo, lãng đạng, râm ran từ chín cung bậc tuôn chảy của ngọn thác Xao Va trắng bạc, lấp lóa nắng trên Nậm Giăng, một chi lưu thủy chung muôn đời của sông Hiếu.

Nhìn vô vàn sợi thác lung linh tràn trề qua bờ vai mạch đá vậm vạp chợt liên tưởng sông Hiếu là chàng trai Mường si tình bên Xao Noọng khao khát niềm yêu trần thế. Và phải vì một trở lực thần bí mà họ hóa đá, hóa thác Xao Va để muôn đời ào ạt phóng khoáng dâng hiến, quấn quýt bên nhau.

Thiên nhiên còn cho ta khu sinh quyển Pù Hoạt, Pù Huống với tầng tầng lớp lớp hệ sinh thái phong phú đa dạng cây, con, thủy sinh thuộc cấp độ quản lý, bảo tồn quốc gia.

Rồi một ngày hai bờ lưu vực sông Hiếu tràn ngập ánh điện với những tên gọi đặc quánh lợi nhuận nào là tổng công ty cổ phẩn này, công ty trách nhiệm hữu hạn nọ. Có người nhớ và hẳn sẽ có người quên. Chỉ độ tuổi trầm tích của dòng sông Hiếu và huyền thoại thác Xao Va sẽ còn mãi trong âm sắc, giai điệu dân ca vùng Tây Bắc ngút ngàn.

Điều không thể quên, không chỉ hôm qua, hôm nay mà mãi mãi các thể hệ phải biết bảo tồn thiên nhiên, hòa hợp với tự nhiên để phát triển. Khoa học và công nghệ thời 4.0 không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm, giá trị hàng hóa mà cao hơn, sâu xa hơn là bảo tồn giá trị văn hóa, thái độ ứng xử với thiên nhiên.

Chỉ có vậy mọi tiềm năng trầm tích tài nguyên mới thực sự trở thành hiện thực sống động cho hôm nay và cả mai sau.

VĂN HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.