Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.

Sông chảy cùng lịch sử

Lễ hội đền Vạn – Cửa Rào nơi đầu nguồn sông Lam (xã Xá Lượng – Tương Dương). Ảnh: Công Kiên
Lễ hội đền Vạn – Cửa Rào nơi đầu nguồn sông Lam (xã Xá Lượng – Tương Dương). Ảnh: Công Kiên

Sông Lam bắt nguồn trên lãnh thổ nước bạn Lào, chảy qua nội địa nước ta với chiều dài hơn 360 km. “Nhập tịch” vào Việt Nam, hai dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ gặp nhau ở ngã ba Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (Tương Dương) để khai sinh nên sông Cả (tên gọi khác của sông Lam).

Qua hàng nghìn năm, dòng Lam là huyết mạch của xứ Nghệ, góp phần hình thành, vun đắp truyền thống lịch sử và văn hóa vùng quê giàu bản sắc. Vì thế, nó gắn liền với số phận và từng bước đi thăng trầm của quê hương xứ Nghệ suốt dòng chảy thời gian. Mỗi khúc sông, bến nước đều chứa đựng một câu chuyện lịch sử và số phận của một làng quê.

Dòng sông Lam đã ghi dấu bao chiến công của người xưa trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Từ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đến triều Trần với chiến công của Thượng hoàng Trần Minh Tông, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trong cuộc chiến chống giặc Ai Lao.

Sông Lam đoạn qua xứ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương). Ảnh: Công Kiên
Sông Lam đoạn qua xứ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương). Ảnh: Công Kiên

Dấu tích chiến công vẫn còn được lưu dấu bằng “Ma Nhai kỷ công bi văn” (bia Ma Nhai) ở trên núi Trầm Hương thuộc xã Chi Khê (Con Cuông). Dọc đôi bờ vẫn còn dấu vết của thành quách năm nào, là những điểm diễn ra bao trận chiến khốc liệt, vừa có chiến công, vừa có đau thương, mất mát.

Đó là thành Vạn An (nay thuộc xã Vân Diên – Nam Đàn) – kinh thành của đất nước Vạn Xuân do Mai Hắc Đế dựng nên sau cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường. Đặc biệt là thành Trà Lân ở huyện Con Cuông và thành Nghệ An (Lam Thành) ở huyện Hưng Nguyên do quân xâm lược nhà Minh dựng nên bị nghĩa quân Lam Sơn đánh cho tan tác, mở đường cho những thắng lợi quyết định về sau.

Hoàn thành sự nghiệp bình Ngô, nhà Hậu Lê ra sức củng cố nền độc lập cho quốc gia Đại Việt, phong Thái úy – Quận công Nguyễn Sư Hồi làm Trấn thủ thập nhị hải môn (cai quản 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng).

Nguyễn Sư Hồi đã chọn Cửa Hội – nơi dòng Lam đổ ra biển lớn, cũng là chốn quê cha đất tổ để lập đại bản doanh thủy quân, đề phòng những mối nguy đến từ phía biển...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dòng sông Lam cũng ghi dấu những chiến công với những địa danh nổi tiếng một thời: Bến Thủy (thị xã Vinh), Vạn Rú (Nam Đàn), bến phà Đô Lương... Dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, từng đoàn quân trùng trùng điệp điệp vượt sông để vào tuyến lửa, những con đò vẫn kiên cường, nhẫn nại qua sông vì chiến trường miền Nam đang vẫy gọi.

Sông Lam đoạn qua làng Khả Lãm, xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn). Ảnh: Công Kiên
Sông Lam đoạn qua làng Khả Lãm, xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn). Ảnh: Công Kiên

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê nằm ven bờ sông Lam với bờ bãi xanh tươi, ruộng đồng bát ngát. Tuổi thơ gắn với những ngày chăn trâu trên bãi sông, những buổi chiều cùng chúng bạn bơi lội và vũng vẫy giữa dòng sông và mùa mưa lũ đứng nhìn nước sông ầm ầm cuộn chảy.

Lớn lên, có may mắn được ngược lên tận thượng nguồn, nơi con sông “nhập tịch” vào nước Việt. Rồi xuôi về hạ nguồn, nơi nước sông hòa vào biển lớn sau khi kết thúc hành trình hơn 360 cây số dọc mảnh đất xứ Nghệ.

Với hành trình ấy, dòng Lam giang đã bồi đắp phù sa, tưới tắm cho những cánh đồng thêm màu mỡ, cho ngô lúa xanh tươi, làng mạc thêm trù phú. Nếu dòng sông Cầu cho vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh) làn Quan Họ; sông Hương cho kinh thành Huế điệu Nam Ai, Nam Bình; dòng Cửu Long cho vùng miền Tây làn điệu cải lương thì dòng Lam cho xứ Nghệ câu hò Ví, Giặm.

Các làn điệu dân ca xứ Nghệ không mượt mà, bay bổng mà mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần sâu lắng, thiết tha như khí chất của con người nơi đây. Nói cách khác, làn điệu ấy đã phản ánh đậm nét đời sống tâm hồn và tính cách của cư dân xứ Nghệ, một vùng quê thiên nhiên khắc nghiệt, con người nơi đây phải gồng mình lên để chống chọi và mưu sinh.

Vì thế, người xứ Nghệ đã không giấu được niềm tự hào khi làn điệu dân ca quê hương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Một dòng xanh trong chảy mãi...

Và một điều không thể phủ nhận, không chỉ bồi đắp cho đồng bãi xanh tươi, dòng Lam giang còn góp phần xây đắp tâm hồn cho con người xứ Nghệ. Biết bao văn nhân, thi sỹ nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Bùi Vợi, Lê Huy Mậu... đã được dòng sông tưới mát hồn thơ.

Sông Lam nhìn từ đỉnh núi Lam Thành (Hưng Nguyên). Ảnh: Công Kiên
Mải miết dòng Lam. Ảnh: Công Kiên

Những người con xứ Nghệ ấy đã không quên ân nghĩa, viết nên những vần thơ làm rạng danh quê hương, trong đó có những bài thơ và câu thơ khắc họa dòng Lam quê mẹ. Có một thực tế, chưa có ai thống kê đầy đủ những áng thơ của các thi nhân từ cổ chí kim viết về sông Lam, chỉ biết rằng rất nhiều, nhiều không kể xiết.

Tôi có thêm may mắn từng được gặp gỡ cố thi sỹ Hoàng Trần Cương – tác giả trường ca “Trầm tích”, một kiệt tác viết về dải đất miền Trung và xứ Nghệ. Trong “Trầm tích” có những câu thơ đầy sức gợi khi viết về con sông quê hương: “Sông đặt tên sông Lam/Mộng trùm xanh biển cả”, hay: “Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa/Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam”. Tác giả của những câu thơ này đã giúp chúng ta cắt nghĩa về màu sắc, chiều dài, hình dáng và dòng chảy của con sông.

Và đã là người xứ Nghệ, nhất là những người sống xa quê chắc hẳn không ai không biết tới thi phẩm “Khúc hát sông quê” của Lê Huy Mậu, được nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc và nhiều người yêu thích.

Bài thơ được mở đầu bằng niềm xúc cảm rất đỗi thiết tha: “Quá nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê/Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ, chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn/Từng hạt phù sa có tháng ba rồi tháng bảy/Từng vị heo may trên má em hồng”.

Và bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định sự trường tồn của dòng sông quê hương cũng như tâm hồn, tình cảm và bản lĩnh của con người xứ Nghệ: “Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng...”.

Dòng Lam giang không còn đơn thuần là một dòng sông, mà còn là dòng “trầm tích” văn hóa của quê hương xứ Nghệ. Cho nên, người Nghệ phải giữ được “hồn” cho sông, để “một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng...”.

CÔNG KIÊN
TIN LIÊN QUAN

Dầm mình hàng giờ dưới nắng rát để "vớt lộc trời" dưới đáy sông Lam

TRẦN TUYÊN |

Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối tháng 7, nhiều người dân xứ Nghệ vẫn ngâm mình hàng giờ đồng hồ dưới sông Lam để cào hến mưu sinh.

Sông Lam Nghệ An đón tin vui giữa dịch COVID-19

BÍCH THÙY |

Đội trưởng Hoàng Văn Khánh, hậu vệ Phạm Xuân Mạnh đã hồi phục chấn thương để sát cánh cùng Sông Lam Nghệ An (SLNA) trong thời gian tới.

Nghệ An: Vỡ đập tràn trên sông Lam khiến 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt

Tuấn Quỳnh |

Đập tràn Đô Lương bị vỡ, từng mảng bêtông nhỏ bị cuốn, 10 phút sau thì cả tảng dài chục mét bị đẩy đi theo dòng nước. Tiếng nước ào ào đổ về hạ du, vòng xoáy rộng cả mét, cuốn trôi 40 m đập tràn cũ, làm 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Dầm mình hàng giờ dưới nắng rát để "vớt lộc trời" dưới đáy sông Lam

TRẦN TUYÊN |

Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối tháng 7, nhiều người dân xứ Nghệ vẫn ngâm mình hàng giờ đồng hồ dưới sông Lam để cào hến mưu sinh.

Sông Lam Nghệ An đón tin vui giữa dịch COVID-19

BÍCH THÙY |

Đội trưởng Hoàng Văn Khánh, hậu vệ Phạm Xuân Mạnh đã hồi phục chấn thương để sát cánh cùng Sông Lam Nghệ An (SLNA) trong thời gian tới.

Nghệ An: Vỡ đập tràn trên sông Lam khiến 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt

Tuấn Quỳnh |

Đập tràn Đô Lương bị vỡ, từng mảng bêtông nhỏ bị cuốn, 10 phút sau thì cả tảng dài chục mét bị đẩy đi theo dòng nước. Tiếng nước ào ào đổ về hạ du, vòng xoáy rộng cả mét, cuốn trôi 40 m đập tràn cũ, làm 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt.