BÀI DỰ THI BÚT KÝ PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN:

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Đầu nguồn
Thiếu nữ miền Tây trổ tài bắn nỏ trong lễ hội mùa Xuân. Ảnh: PVT
Thiếu nữ miền Tây trổ tài bắn nỏ trong lễ hội mùa Xuân. Ảnh: PVT
Hàng chục vạn cư dân làm nên mùa màng tươi tốt, phồn thịnh bao đời nay bên con sông Hiếu, được mấy ai tìm về cội nguồn dòng sông. Cả Nghệ An với 16.400 km2, diện tích mặt nước, sông ngòi. Trong 13 tuyến sông ngòi kênh đào, có tổng chiều dài 1.140 km, con sông Hiếu chảy khoan thai trải phù sa trên 300 km. Phát tích từ phía Tây bắc dãy Trường Sơn, sông Hiếu yên ả, len lỏi giữa dãy núi Huổi Ho, Con Cặm và Con Cánh Quái có đỉnh Phà Cà Tủn cao 2.452 m thuộc địa phận xã Nậm Giải (Quế Phong). Phía Đông sông Hiếu là dãy Pú Hụng với đình Pù Huống cao 1.600m.

Chỉ hợp lưu một độ đường với sông Chu (Thanh Hoá) phía bắc xã Thông Thụ, sông Hiếu bịn rịn quay lại tạo nên lưu vực Pù Huống rộng tới 50 vạn héc ta rừng, từng có trữ lượng gỗ quý lớn nhất miền Bắc. Sông phả khí thiêng nuôi rừng. Rừng ôm ấp sông, tích nước, tạo nên ngàn, vạn chi lưu nuôi sông rộng, sông dài tít tắp. Bởi chảy nhẩn nha, sông Hiếu bồi đắp tầng tầng, lớp lớp phù sa tạo lập nên thung lũng Nậm Sắm, Nậm Quàng, Nậm Việc, Nậm Giải.

Ấy là phía thượng nguồn. Sông không ào ạt, dữ dăn cuộn chảy như sông Cả, sông Ngàn Sâu, sông Mã. Phải vậy chăng mà cư dân người Thái, người Mông, người Khơ Mú vùng thượng nguồn sông Hiếu sớm có ruộng gieo cấy lúa nước từ thuở nào. Và những năm gần đây là tiềm năng nuôi thủy sản với ứng dụng công nghệ nuôi lồng nhựa của kỹ sư thủy sản Hoàng Văn Hợi, mà Sở KHCN Nghệ An là bà đỡ mát tay cho đề án này đi vào cuộc sống. Hơn 5.000 héc ta đất gieo trồng cây nông nghiệp của huyện Quế Phong nuôi sông bao đời người dân mạn ngược Tây bắc này đều thụ hưởng trầm tích sông Hiếu.

Hãy nhìn màu xanh cây lúa vào kỳ con gái. Hãy no mắt những thì lúa uốn câu trên cánh đồng Mường Nọc, Châu Kim, Quang Phong, Cắm Muộn. Hạt lúa lóng lánh, bụ bẫm chín tự lúc nào trong hạt phù sa phải bao nhiêu đắng đót, ngọt, bùi mà sông Hiếu tảo tần tạo nên.

Thành quả thâm canh lúa nước miền núi, cùng với tập đoàn giống cây, con chủ lực phù hợp phát triển vùng núi cao những năm gần đây đều bắt nguồn từ ứng dụng rộng rãi công nghệ cao mà lãnh đạo, đồng bào miền núi đều quan tâm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có giá trị hàng hóa cao.

Năm 1921, thực hiện mưu đồ khai thác tài nguyên vùng Tây Bắc Nghệ An, thực dân Pháp mở đường 48 nối quốc lộ 1A từ Yên Lý (Diễn Yên - Diễn Châu) với thủ phủ Tri Lễ, Kim Sơn (Quế Phong). Họ nhận ra tiềm năng vận tải thuỷ của hệ thống sông Hiếu. Bến chuyển tải Đò Ham (Phủ Bọn), bến Lở (thị xã Thái Hòa), bến Dinh (Quỳ Hợp) trở nên sầm uất, náo nức bè lâm sản, nối nhau theo thương lái về Vinh, cung cấp nguyên liệu cho tập đoàn gỗ Xi Pha, nhà máy diêm Bến Thuỷ.

Trước nữa, ngày 22 tháng 10 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chia phủ Quỳ Châu thành 2 đơn vị hành chính là Nghĩa Đàn và Quỳ Châu. Quế Phong thuộc phủ Quỳ Châu với 11 tổng dân cư. Sông Hiếu (Rividion-Hieu) có tên trong bản đồ khai thác, vơ vét tài nguyên Việt Nam của thực dân Pháp.

 Bọn quan lang, phìa, tạo cũng nổi lên “dây máu ăn phần”. Cha con Tri phủ Quỳ Châu Sầm Văn Ói, Sầm Văn Yên mặc sức lộng hành xâu xé những thung lũng màu mỡ vùng thượng nguồn sông Hiếu. Đây là vựa lúa Mường Nọc rộng 350 héc ta gồm Piêng Chảo, Tồng Chiếng, Noỏng Búa, Bản Luộc.

Bỏ quên những biến cố thời cuộc, sông Hiếu vẫn như dải lụa gom từng giọt nước, chắt từng hạt phù sa, nhẫn nại đổ vào các thung lũng phì nhiêu, làm đầy đặn thêm những huyền tích nhiên thần, nhân thần và cả giai điệu, âm sắc của đại ngàn miền Tây.

Bình nguyên trù phú
Đặc sản miền Tây xứ Nghệ mời khách phương xa. Ảnh: Hoàng Thông
Đặc sản miền Tây xứ Nghệ mời khách phương xa. Ảnh: Hoàng Thông
Quặn thắt, cuộn khúc dòng chảy mà lách qua tầng lớp vỉa đá ngầm dãy Pù Huống, Pù Hoạt, sông Hiếu vỡ oà mạn Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Lưu tốc giảm, cho mặt sông rộng ra và độ lắng phù sa dày thêm đã làm nên những bình nguyên trù mật quanh chỉ lưu Nầm Quàng, Châu Tiến, Chợ Bãi, Phà Lở, Chợ Trù, Vực Rồng, Lèn Rỏi.

Những địa danh đồng hành với sông Hiếu, xuôi về Tây Nam đã gắn kết cùng mùa mùa sinh sôi cà - phê, cao su, hạt tiêu, cam, lúa nước và vóng vót mía đồi, mía ruộng bên nương ngô, rẫy sắn của người Thái, người Khơ Mú, người Thổ, người Thanh.

Vùng châu thổ sông Hiếu từng có 4.000 héc ta cà phê, đồn điền người Pháp trải dọc từ Phú Nhuận (Tây Hiếu), qua Nghĩa Khánh, xuôi về sông Con (Tân Kỳ), Sau này là đất lập nghiệp của gần 20 nông trường vùng Phủ Quỳ sầm uất.

Câu thơ “Tách cà-phê nóng trong đêm. Bạn cùng tôi uống hồn thêm mơ màng. Ước mong nhà Bắc, nhà Nam. Mùi thơm vị ngọt cũng tràn niềm vui” của nhà thơ Xuân Diệu đã một thời ngân rung trong tâm trí lớp trai, gái lên khai phá miền Tây. Đấy là những năm 1956, 1957.

Hai phía sông Hiếu, đoạn con phà gỗ đón khách và phương tiện cơ giới, thô sơ qua lại trở nên nhộn nhịp, lấp loá tiếng cười vào ngày chủ nhật. Dãy phượng vĩ loà xoà mặt sông, đỏ tha thiết những kỷ niệm học trò thị trấn. Bến Lò Rèn, bến Dã tấp nập, san sát bè nứa, bè mét tràn trề, đầy ắp sa nhân, quế chi, song mây.

Chợ Hiếu ăm ắp người từ sáng tới tối. Nấm hương, măng tai lợn, mật ong, tiêu rừng, ớt chỉ thiên đỏ xé bày đầy sạp. Từ con cá lăng, chạch sú có thân mình chắc lẳn như cán mai đến con cá mát óng ánh vảy đổi màu theo mùa nước đều tươi rói, theo chân vạn chài bến Lở lên góp chợ mỗi ngày. Rồi cam sành, cam chanh chín mọng.

Rồi chuối mẹo, chuối tía, dứa tây. Cả bấy nhiêu sản vật vùng châu thổ sông Hiếu như ùa về, khoe sắc vàng tươi bên váy áo sặc sỡ, vòng xuyến ánh bạc của cô gái Thái xuống chợ. Hạt gạo lúa cằm, lúa lốc, lúa chăm tròn vo, thơm từ cánh đồng trải rộng hàng trăm héc ta vùng Châu Tiến, Châu Bình (Quỳ Châu), làng Găng (Tân Kỳ), làng Lụi, Đồng Lầy (Thái Hoà). Thuở ấy, lũ học trò chúng tôi thích rủ nhau tắm sông Hiếu rồi luồn vào bãi dưa gang ven bãi mà chọn những quả ngon nhất, lau qua quýt là nhai rau ráu. Vị ngọt từ lòng sông lan toả trong con trẻ, thơm đến cuối đời lăn lóc, bể dâu.

Những dân tộc gắn với lịch sử dòng sông

Theo dòng lịch sử người Thái tới định cư ở Tây Bắc Nghệ An ngót 700 năm. Người Khơ Mú gần hơn cũng đã 200 năm. Họ chọn Bình Nguyên Mường Nọc (Quế Phong), Chiêng Ngam (Châu Bính, Châu Tiến) Quỳ Châu mà lập bản, lập mường. Theo lộ trình về hợp lưu với sông Cả, sông Hiếu đã mang phù sa bồi lắng nên 13.000 héc ta đất đai màu mỡ.

Thành phần đất Fêralít biến đổi rất phù hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày, Chẳng thế mà vùng nông nghiệp Phủ Quỳ, sông Dinh, sông Con canh tác cây cà phê, cây cam, cây cao su, cây mía bãi và cả mía đồi đã nửa thế kỷ mà tầng phù sa chưa vơi cạn. Mùa gió Tây nam ràn rạt, thốc tháo tràn qua. Mặt đất ngỡ như khô kiệt nhưng chỉ vài cơn mưa với vũ lượng 100 ly cây cỏ lại hồi sinh, bật chồi non tơ, bừng hoa kết trái.

Dòng nước vượt qua gần 10 con thác, âm thầm chảy và âm thầm tái tạo môi sinh để chính nó nuôi sống 82 loài cá mang đặc tính thuỷ sinh sồng Hiếu. Chưa hết, trên đường tới biển cả mênh mông, sông Hiếu đã kịp để lại hai phía triền sông 2600 loài cây nguyên sinh.

Dưới tán rừng là cây hương bài, nguyên liệu hương trầm, cây chè hoa vàng, cây mún tẩn là dược liệu chế biến rượu đặc sản vùng cao được xác lập trong đề án phát triển, bảo tồn của các huyện vùng cao. Đấy là chưa nhắc tới vai trò tạo nên bức thành và thảm thực vật che chắn bão tố, lũ lụt cho đồng bằng bình yên.

(còn nữa)

VĂN HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Thể lệ cuộc thi Bút ký, Phóng sự 990 năm Đất và Người Nghệ An

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI |

Triển khai kế hoạch phối hợp giữa UBND tỉnh Nghệ An và báo Lao Động tổ chức cuộc thi bút ký, phóng sự "990 năm Đất và Người Nghệ An", ngày 8.6.2020, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1771 ban hành Thể lệ cuộc thi. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Quê của những con người Nhân-Trí-Dũng

PHẠM XUÂN DŨNG |

Lịch sử cũng có thể coi là một phép đếm và kiểm nghiệm chân lý, nhưng ở một phía khác, nó còn là biên bản ghi nhận những nghịch lý song hành làm nên tính đa diện của bức tranh hiện thực mà xứ Nghệ là một tham chiếu bền lâu.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ. 

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Thể lệ cuộc thi Bút ký, Phóng sự 990 năm Đất và Người Nghệ An

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI |

Triển khai kế hoạch phối hợp giữa UBND tỉnh Nghệ An và báo Lao Động tổ chức cuộc thi bút ký, phóng sự "990 năm Đất và Người Nghệ An", ngày 8.6.2020, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1771 ban hành Thể lệ cuộc thi. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Quê của những con người Nhân-Trí-Dũng

PHẠM XUÂN DŨNG |

Lịch sử cũng có thể coi là một phép đếm và kiểm nghiệm chân lý, nhưng ở một phía khác, nó còn là biên bản ghi nhận những nghịch lý song hành làm nên tính đa diện của bức tranh hiện thực mà xứ Nghệ là một tham chiếu bền lâu.