Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu (kỳ 3): “Học chay” và nguy cơ “đứt học”

Vũ Hải - Thông Chí |

Người vùng cao hay dùng từ “đứt bữa” với hộ nghèo khi nói về cái đói giáp hạt. Năm học 2015-2016, 100.000 học sinh hộ nghèo, mồ côi tại Lào Cai đối diện với nguy cơ cái “đứt” khác hiện hữu trên diện rộng là “đứt học”, khi các khoản hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Trong khi đó, như ở Lũng Gà (xã Ngũ Lão, huyện Hoà An, Cao Bằng), học sinh phải “học chay” vì không có sách, có vở, đồ dùng học tập…

Nhờ cô giáo mua sách... nợ

Lũng Gà một phân hiệu của Trường Tiểu học Ngũ Lão, cách thành phố Cao Bằng khoảng 20km, một nửa đường tới trường là đường mòn men theo triền núi. Gặp chúng tôi, cô hiệu trưởng Phạm Thị Minh Đức không giấu được nổi lo âu, bởi vì sắp đến khai giảng mà vẫn chưa có đầy đủ sách vở cho các em vào lớp 1 trên Lũng Gà. 41 em học sinh học từ lớp 1 tới lớp 5 ở phân hiệu này 100% là người Mông, thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách. 

Vào lớp 1 năm nay chỉ có 11 học sinh, sách vở của các em thì môn có, môn không vì bố mẹ chưa có tiền. Cả lớp hiện chỉ có 6 bộ sách, và một số vở do cô Bành Thị Hường - chủ nhiệm lớp - được phụ huynh nhờ mua giúp và khi nào có tiền bố mẹ các em sẽ trả sau.

Năm nay, sách tiếng Việt của năm ngoái vẫn còn dùng được nên môn này các em không thiếu nhưng vở, bài tập toán, bút, bảng con, phấn… thì trông chờ cả vào cô giáo Hường. Mỗi học sinh lớp 1 tính ra cần 8 đầu sách, chỉ mỗi môn thể dục là không cần. “Một bộ sách đầy đủ như vậy giá trên 200.000 đồng, còn 4 quyển vở bài tập, đồ dùng học tập… Tổng chi phí cho một học sinh hết tầm 300.000 đồng - cô Hường nói - mà với đồng bào ở đây, có được số tiền này là điều rất khó, nhưng để các em không sách không vở như vậy sao được, thế nên thầy cô giáo nào ở đây đều trích tiền túi ra mua...”.

Cô Hường kèm viết cho em Linh Văn Sinh 13 tuổi mới vào lớp 1 . Ảnh: Vũ Hải

Giờ học toán, cả lớp chỉ có 2 cuốn sách. Lớp đã học được gần 2 tuần, lại thiếu cả sách lẫn vở, gần như cả lớp phải “học chay” nên mỗi giờ đứng lớp cô giáo Hường phải xoay như chong chóng từ bàn này sang bàn khác để mỗi em được xem một tí sách. Các em nói tiếng Việt, không có sách dạy đã khó, nay các em đều là người dân tộc thiểu số, bất đồng ngôn ngữ nên khó khăn nhân lên gấp bội, chính cô cũng không chắc các em tiếp thu được bao nhiêu. 

Chưa hết giờ, chị Lương Thị Phai - mẹ em Ngô Văn Tuấn (lớp 1) - bế đứa con nhỏ đã đứng ngấp nghé ở cửa. Chị cười ngượng ngịu với cô giáo, với mấy câu nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, chị nhờ cô Hường mua hộ sách cho con, nhưng… “em không có tiền!”.

“Phải đóng học phí, học sinh sẽ bỏ học”

Tại ngôi nhà vách nứa ở thôn đặc biệt khó khăn Láo Lý (xã Tả Phời, TP.Lào Cai), chúng tôi gặp chị Châu Thị Liêm là mẹ của 3 đứa trẻ đang theo học từ mầm non, tiểu học tới THCS tại xã Tả Phời. Nói tiếng phổ thông không sõi, hỏi về việc chuẩn bị đầu năm học cho ba đứa con, chị Liêm nói, không cái lo sách vở, học phí của ba đứa con đang độ tuổi ăn học mà trước mắt hiện hữu hơn là “cái lo ngày mai ăn gì”. Từ khi có con đi học, mỗi năm mỗi đứa chỉ phải đóng vẻn vẹn 10.000 đồng/đồng mua sách vở, còn lại từ học phí tới cặp, sách vở đều do thầy cô lo hết.

Thôn Láo Lý là thôn đặc biệt khó khăn của TP.Lào Cai, toàn thôn đều là người dân tộc Xa Phó. Cô Trần Bích Quý - Hiệu trưởng Trường THCS Tả Phời, nói, từ trước tới nay, người dân thôn Láo Lý không có khái niệm học phí là gì, đa số là hộ nghèo, có những hộ không nghèo thì cũng không thu được học phí. “Đói quanh năm, ngày mùa no được mấy hôm thì đói. Đang chạy ăn từng bữa, nói gì tới học phí”. 

Vận động học sinh đi học, ở thôn Láo Lý này, cô Quý kể, giáo viên phải đến từng nhà, nói với học sinh nếu đi học cả tuần thì cô giáo phát cho 3 cân gạo ăn. “Nói thế học sinh mới chịu đi. Duy trì đi học được vất vả lắm, năm nào cũng phải đi xin hết cái nọ đến kia, phải đi xin gạo phát cho học sinh mới đi học. Năm thì đi xin Hội khuyến học phường Pom Hán, năm thì đi xin các chùa, mỗi nơi một ít”. Bởi vậy, khi học sinh nếu bắt buộc phải đóng học phí năm nay, cô hiệu trưởng trường THCS Tả Phời nói: “Chưa biết thế nào!”.

Châu Thị Liêm (thôn Láo Lý, xã Tả Phời) có ba con đang theo học Mần mon, Tiêu học và Phổ thông cơ sở nhưng từ trước tới nay chưa bao giờ phải đóng học phí. Ảnh: Thông Chí

“Chưa biết thế nào” cũng là tiếng thở dài của cô hiệu trưởng trường PTTH bán trú - THCS Thải Giàng Phố (huyện nghèo được thụ hưởng chương trình 30A ở Bắc Hà, Lào Cai) Trần Thị Thu Hương khi được hỏi về khó khăn khi Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Về việc vận động học sinh tới lớp khi năm nay có khả năng không được miễn - giảm học phí, cô Hương nói: “Hiện học sinh đều đã ra đủ theo các lớp, nhưng về lâu dài không nói trước được điều gì”. 

Còn ông Trần Văn Kim, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bắc Hà cho hay, để vận động học sinh tới lớp, phòng quán triệt cho các giáo viên đi vận động tuyệt đối không được nói năm học thu học phí. “Nếu nói đi học phải đóng học phí thì sẽ rất nguy hiểm cho vận động học sinh tới lớp. Nếu nói thẳng nói thật năm nay đi học phải đóng học phí thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng học sinh bỏ học” - ông Kim nói.

Xoay sở để bù đắp

Trước việc không còn miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực, thường trực HĐND tỉnh Lào Cai đã có văn bản gửi tới UBND tỉnh Lào Cai về việc thỏa thuận chưa thu học phí với giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh. 

Ngày 19.8, Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Lào Cai có công văn gửi Sở Giáo dục và các huyện, thành phố Lào Cai chỉ thị: “Trong khi Trung ương chưa có hướng dẫn về việc thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm học 2015-2016, yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn toàn tỉnh chưa thu học phí dưới bất kỳ hình thức nào” và, “chờ hướng dẫn mới của Trung ương”.

Tuy Chủ tịch tỉnh có văn bản chỉ thị chưa thu học phí, nhưng đối với khoản thiếu hụt (do không còn khoản hỗ trợ chi phí học tập 70.000 đồng/tháng/học sinh theo thông tư hướng dẫn thực hiện hai Nghị định 49 và 74) thì tỉnh Lào Cai chưa đưa ra được giải pháp nào bù đắp. Để bù đắp khoản này, phòng giáo dục các địa huyện phải loay hoay tìm các nguồn xã hội hóa. 

Ông Vũ Văn Quý - chuyên viên Phòng Giáo dục TP.Lào Cai cho hay, chuẩn bị vào năm học mới, phòng đã huy động được hơn 100 triệu đồng để hỗ trợ. Nhưng số tiền này chẳng thấm vào đâu, vì trước đâycó 641 học sinh thuộc các cấp học trong học kỳ 1 năm học 2014-2015 tại TP.Lào Cai được hưởng khoản 70.000 đồng/tháng.

hôn Láo Lý (xã Tả Phời, TP Lào Cai, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai) đang đối diện với khó khăn khi Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Ảnh: Thông Chí 

Trong khi đó, số tiền hố trợ chi phí học tập của huyện nghèo 30A Bắc Hà trong năm học 2014-2015 là 3,5 tỉ đồng, có gần 11.500 học sinh được thụ hưởng. Nhận định về khoản tiền hỗ trợ chi phí học tập tiền tỉ, Trưởng phòng giáo dục huyện Bắc Hà - ông Trần Văn Kim, cho rằng, nếu huy động xã hội hóa thì không thể nào bù đắp được, may ra chỉ được khoảng bằng 10% so với chi phí hỗ trợ học tập theo Nghị định 49 và Nghị định 74. 

Mặc dù không thể bù đắp được khoản chi phí hỗ trợ học tập này, nhưng trong những ngày này, phòng GD các huyện cũng tất tả chạy ngược, chạy xuôi bù đắp, được đến đâu hay đến đó. “Huy động doanh nghiệp, nhà hảo tâm vào hỗ trợ các cháu. Rồi kêu gọi các trường vùng thấp ở TP.Lào Cai, các trường kết nghĩa ở Hà Nội để xum vào giúp. Sách vở, đồ dùng học tập, có được thêm gì thì quý đó” - ông Kim nói.

Quỹ Tấm Lòng Vàng Báo Lao Động chung tay giúp học sinh tới trường. Sáng 30.8, đại diện Quỹ TLV Lao Động phối hợp với Cty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Lào Cai trao 50 suất quà cho học sinh Trường Tiểu học Tả Phời (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Ông Vũ Đức Chung - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lào Cai, cho hay, xã Tả Phời là một trong những điểm vùng sâu khó khăn của tỉnh Lào Cai, nơi đây học sinh các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn mọi bề. Bởi vậy, nguồn hỗ trợ 50 suất quà (trị giá 420.000 đồng/suất) từ Quỹ TLV Lao Động và Cty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam là nguồn động viên lớn cho học sinh và thầy cô giáo tại xã khó khăn này. Cụ thể, 50 suất quà dành cho 50 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà, gồm: 1 ba lô, 1 chiếc mũ bảo hiểm, 30 quyển vở viết loại 100 trang. Tổng giá trị quà tặng là 21 triệu đồng.

 

 

 

 

Vũ Hải - Thông Chí
TIN LIÊN QUAN

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…