Bủng beo với cây caosu: Không còn “365 ngày đếm tiền“

Lâm Hưng Thơ |

Hàng ngàn công nhân của hai nông trường cao su Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình đang vô cùng khốn khó vì không còn cảnh "365 ngày đếm tiền" vì rất nhiều lý do từ thiên tai và cả nhân tai...

Câu ca dao "Caosu đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng khi về bủng beo" một thời chẳng công nhân caosu nào nhớ đến, vì độ "vênh" so với thực tế. Hai nông trường caosu Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình thời điểm trước năm 2013 là một ví dụ. 

Với số lượng công nhân đông, diện tích caosu trong độ tuổi "đếm tiền" nhan nhản, nên đời sống của người lao động (NLĐ) và lãnh đạo nông trường lên phơi phới. Nhưng bây giờ, trên chính mảnh đất mà cây caosu "365 ngày đếm tiền" phải nhường chỗ cho sắn, khoai để chắt chiu từng đồng "cầm hơi" cho NLĐ. Chúng tôi đến các nông trường này, nơi nào cũng nghe câu ca dao trên "hồi sinh" ở cửa miệng... 

Thiên tai, bão giá và vực thẳm

NLĐ của hai nông trường caosu Việt Trung (Cty TNHH MTV Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) và Lệ Ninh (Cty TNHH MTV Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vừa tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của công ty. So với lễ kỷ niệm cách đây 5 năm, lần này thụt lùi, khiêm tốn hơn rất nhiều về quy mô và cả tinh thần.

 Trước năm 2013, nông trường caosu Việt Trung có 1.600 NLĐ, với diện tích và sản lượng caosu khổng lồ. Mỗi năm, nông trường thu được trên 2.700 tấn caosu, thu nhập của công nhân bình quân 5,6 triệu đồng/tháng. Hơn thế, diện tích cây caosu của nông trường Việt Trung không ngừng được mở rộng, số lượng cây caosu chuẩn bị cho thu hoạch lớn, mở ra những tiềm năng, dự định mới cho NLĐ.

Nhưng vào tháng 10.2013, ảnh hưởng lớn của bão gây thiệt hại đến 90% diện tích caosu của nông trường Việt Trung. Từ năng suất 2.700 tấn caosu, nông trường chỉ thu được 750 tấn caosu/năm. Hàng ngàn ha caosu bị ngã đổ, gãy ngọn khiến Cty Việt Trung trắng tay sau bão. Chưa hết, trong khi năng suất caosu chỉ còn trên đầu ngón tay, thì "bão" giá lại quật cây caosu thêm một đòn đau nữa. Giá caosu trên thị trường liên tục giảm xuống tận đáy, dẫn đến doanh thu của Cty Việt Trung xuống thấp, rồi lỗ "đầm đìa".

Ông Trương Như Sơn, Chủ tịch CĐ Cty Việt Trung cho biết, thời kỳ sản lượng thu ổn định thì giá caosu cao, bình quân 65 nghìn đồng/kg. Nhưng hiện tại giá chỉ còn 23,3 nghìn đồng/kg, cứ sản xuất 1 tấn caosu thì lỗ đến 12 triệu đồng. Vì vậy, thu nhập của NLĐ sau khi đóng bảo hiểm xã hội chỉ còn khoảng 2 triệu đồng/tháng, có khi công ty còn trả chậm lương so với thỏa ước lao động tập thể. Khó khăn là vậy, nên nông trường này đang từng bước thực hiện lộ trình giảm lao động gián tiếp, hiện vẫn còn 1.229 NLĐ bám trụ với nông trường Việt Trung.

Vườn caosu sau bão bị ngã rạp, đã được kéo thẳng nhưng cho mủ rất thấp. Ảnh: Hưng Thơ 

Cũng từng "vang bóng một thời", nhưng nay nông trường caosu Lệ Ninh rơi vào tình trạng "thoi thóp", từ năng suất 1.200 tấn caosu/năm hiện chỉ vớt vát được 700 tấn/năm. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc công ty khi nói đến cây caosu ở vùng đất này, vẫn khẳng định đây là cây trồng số 1 có giá trị kinh tế cao. 

Nhưng khi đề cập đến tình hình đời sống của công nhân caosu hiện tại, thì ông chau mày, không khỏi lặp đi lặp lại cụm từ "khó khăn". Thời điểm cao nhất, nông trường Lệ Ninh có hơn 800 NLĐ với mức thu nhập ổn định 4,5 triệu đồng/tháng. Nhưng sau thiệt hại nặng nề do bão, hiện nông trường chỉ chi trả được mức lương từ 2,6 đến 2,8 triệu đồng/tháng (chưa trừ bảo hiểm). Khó khăn trước thiên nhiên hà khắc và sự khốc liệt của thị trường giá cả, công nhân caosu đối diện với sự thiếu thốn vì thu nhập quá thấp. Gặp họ, câu cửa miệng là sự khó khăn, thiếu thốn lồ lộ khi "nồi cơm" đang ngày càng thu hẹp.

Trồng sắn, nuôi bò "cầm hơi"

Chị Hoàng Thị Lan (thôn 2 Quyết Tiến, thị trấn Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy) có 15 năm làm công nhân khai thác caosu ở nông trường Lệ Ninh. Trước kia, chỉ cần cạo đủ sản lượng khoán là đến tháng nhận lương, đủ trang trải chi phí trong gia đình và gửi cho cháu lớn đi học xa. 

Ngày bị bão, dù vườn caosu chị đang khai thác chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, nhưng cây nghiêng ngả hết. Bây giờ cây đã được kéo thẳng lại, nhưng thu hoạch mủ chẳng được bao nhiêu. Vậy nên dù chị Lan có thâm niên nhiều năm, nhưng lương chỉ bằng phân nửa lúc trước. Vì vậy, ngoài những giờ làm việc ở nông trường, chị phải tăng gia thêm bằng cách chăn nuôi bò thịt và trồng trọt.

Chị Lan kể, ngày trước nông trường có nuôi bò, và buộc mỗi công nhân phải nhận 1-2 con về nuôi theo thỏa thuận. Lúc đó, lương công nhân cũng cao, nên chẳng ai thiết tha mà còn khó chịu vì bị ép. Nhưng từ khi caosu bị bão, đồng lương còm cõi chẳng còn như trước nên ai cũng thấy rằng có bò nuôi để kiếm thêm là thượng sách. 

"Từ chỗ nhận 2 con bò về nuôi, khi có lãi tôi trả cho nông trường, rồi gầy đến bây giờ thành 12 con. Đàn bò là thu nhập chính của gia đình tôi vào lúc này". Tại nông trường Lệ Ninh, không phải công nhân caosu nào cũng có đàn bò như chị Lan, nhưng bình quân mỗi hộ có từ 1 đến 2 con, đó là tài sản lớn trong thời buổi caosu rớt giá.

Không may mắn như nông trường Lệ Ninh, công nhân caosu ở nông trường Việt Trung thê thảm hơn nhiều vì không có bò để bấu víu. Thay vào đó là mùa nào cây nấy, họ thuê đất của nông trường để trồng dưa hấu, sắn khoai để cầm cự. Anh Phan Thanh Xuân, tiểu khu Truyền Thống (huyện Bố Trạch) có thâm niên 17 năm gắn bó với nông trường Việt Trung. 

Trong suốt quãng thời gian đó, anh Xuân đã nhiều lần chứng kiến caosu bị rớt giá, caosu bị ảnh hưởng bão, nhưng chưa lần nào cả caosu và công nhân trong ngành lại chao đảo như bây giờ. Bây giờ, lương của anh Xuân không chỉ còn một nửa mà đến tháng còn bị chậm vì nông trường quá khó khăn.

Từ chỗ chỉ thuần mỗi nghề cạo mủ caosu, tháng chạp năm trước, anh Xuân và công nhân trong tiểu khu phải thuê đất của nông trường để trồng dưa hấu. "Cứ mỗi công nhân 1ha trồng dưa hấu. May mắn là giống dưa hạp đất, cho quả ngọt và giá ổn nên hết vụ cũng có đồng ra đồng vào". Ngoài dưa hấu, công nhân ở nông trường Việt Trung được tạo điều kiện cho trồng xen sắn giữa vườn caosu. "Đây cũng là cách để giữ lại công nhân, lấy ngắn nuôi dài trong thời buổi khó khăn này" - ông Trương Như Sơn nói.

Niềm tin với cây caosu?

Caosu gãy đổ, lương giảm, nhưng ở nông trường Việt Trung và Lệ Ninh vẫn còn duy trì các lớp học mầm non dành cho con em của công nhân caosu. Các lớp học này đặc biệt ở chỗ, nhận giữ trẻ 6 tháng tuổi, và thời gian mở cửa từ 4-5h sáng, tùy vào thời gian làm việc của công nhân caosu.

Giáo viên mầm non ở hai nông trường caosu Việt Trung và Lệ Ninh chỉ nhận lương hơn 2 triệu đồng/ tháng

Điểm trường đội 2 của Trường Mầm non nông trường Lệ Ninh nằm bên đường, cạnh các lô caosu đang thời kỳ cạo mủ. Tại điểm trường này có 3 lớp học, 4 cô giáo và 48 học sinh, độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi, trong đó 95% là con em của công nhân caosu. Hỏi về số năm công tác ở đây, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết (tổ trưởng) nói, 23 năm. Hỏi lương bổng như thế nào, cô Tuyết và các giáo viên khác cười cười, hơn 2 triệu đồng/tháng. 

Những học sinh là con em công nhân, học ở các điểm trường của nông trường được nhận nhiều ưu ái, đối với những điểm trường xa, mỗi học sinh còn được hỗ trợ 2 nghìn đồng/ngày. "Nông trường xác định, dù việc duy trì các lớp học này rất tốn kém, nhưng thời gian làm việc của công nhân caosu đặc thù, nên các trường học bình thường không đáp ứng được việc dạy học cho con em họ. Vì vậy, khó khăn hơn nữa, chúng tôi cũng sẽ duy trì mô hình này" - chị Hoàng Thị Thu Tịnh, Phó Chủ tịch Công đoàn nông trường Lệ Ninh, nói.

Hôm tôi đến, các giáo viên đang tổ chức sơ tuyển các cháu học sinh để đi thi "Tranh đẹp của bé". Cháu Phạm Nguyễn Bảo Như (5 tuổi) vẽ bức tranh công nhân khai thác caosu trên nông trường, được cô giáo Tuyết tấm tắc khen ngợi. Cô Tuyết bảo, cây caosu ở nông trường đã gắn bó với người dân hàng chục năm nay. Nên dù có khó khăn hơn nữa, người dân vẫn cố gắng bám trụ. Bản thân cô Tuyết cũng vậy, nông trường có ăn nên làm ra, thì cô Tuyết mới có thêm thu nhập, nên cô và các giáo viên ở đây đều cố gắng hoàn thành công việc của mình.

Tôi lang thang khắp các vườn caosu ở hai nông trường, vết tích nơi những cây caosu ngả rạp xuống, tứa nhựa trắng vẫn còn đó. Ở nông trường Lệ Ninh, nhờ vay được vốn nên nhiều diện tích caosu mới đã được trồng, thay thế diện tích bị hư hại. Còn ở nông trường Việt Trung, caosu trồng mới chỉ đạt 1/3 so với kế hoạch, vì không có vốn. Quãng thời gian tới, là một thách thức đối với lãnh đạo các nông trường, bởi cả ngàn lao động không thể cầm hơi, không thể dứt bữa được lâu...

Dù công nhân caosu vẫn một lòng tin vào cây caosu, nhưng hướng đi như thế nào để phát triển lại vườn cây, và giá cả có thuận theo lòng người hay không, vẫn là một câu trả lời khó. Đưa cây caosu trồng ở vùng hay gặp thiên tai và đã không ít lần bị thiên tai, thì việc tiếp tục xem cây caosu là cây trồng số 1, liệu có còn đúng hướng hay không, vẫn chưa có ai mạnh dạn trả lời và có được hướng đi mới...

 

 

Lâm Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Mưu sinh trong giá lạnh

Hữu Nhân |

Tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ trong trang phục chống rét và cả áo mưa nhưng vẫn lạnh run trong khi anh Thuần dầm mình trong nước gỡ từng nò tôm, cua, cá đổ vào rổ trên ghe. Bên cạnh tôi, người mẹ hơn sáu mươi của anh nhanh tay phân loại để kịp phiên chợ sớm…

“Vua đèn biển” ở quần đảo Trường Sa

HÀ ANH CHIẾN - HOÀNG ANH |

Là một lính biển xuất ngũ, nhưng Vũ Sỹ Lưu không muốn sống an nhàn mà lại tiếp tục bám biển và trở thành một người lính gác hải đăng trên quần đảo Trường Sa.

“Cổ xanh” – những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Lê Tuyết |

Làm phóng viên phụ trách mảng Công đoàn – Người lao động của báo Lao Động, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lao động – “cổ xanh” từ lương chục ngàn USD đến lương vài triệu bạc. Có những người, họ xem phóng viên, tờ báo như một nơi để… khiếu nại nhưng cũng có những bạn đọc, sau các bài viết, họ xem chúng tôi như người thân, gia đình của mình.

Những ngày cuối đời của một cựu binh Gạc Ma

Hữu Long |

Sau trận Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh anh dũng, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 8 người đồng đội sống sót trở về sau khi bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, trong niềm vui vỡ òa của gia đình. 27 năm sau, cuộc sống của ông Dũng và những người lính năm xưa vẫn còn vô vàn thiếu thốn trong khi những chế độ, chính sách dành cho những người bị bắt tù, đày được ban hành "muộn" vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Tưng bừng rước pháo khổng lồ tại lễ hội làng Đồng Kỵ

Hải Nguyễn |

Hàng chục thanh niên trai tráng làng Đồng Kỵ rước hai quả pháo khổng lồ ra đình làng để hội quân, mở màn cho lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm vào sáng mùng 4 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hết ngày mùng 7.

Những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn đột phá năm 2023

TRÍ MINH |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành bán lẻ và thương mại điện tử (TMĐT) trong trung và dài hạn vẫn rất khả quan. Một số xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2023

Người dân TPHCM bất ngờ vì triều cường dâng cao mùng 4 Tết Quý Mão 2023

TÚ LY |

TPHCM - Mùng 4 Tết là ngày người dân bắt đầu đổ ra đường vui xuân đông hơn so với mấy ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường đang bị ngập vì triều cường, khiến việc đi lại người dân bị ảnh hưởng.

Phải gọi đúng tên Thổ Châu là Thổ Châu

Hữu Nhân |

Kiên Giang – Chí ít cũng gần 200 năm chữ Chu được quy định trong “quốc huý” thành Châu nên phải viết, nói danh xưng Thổ Châu là Thổ Châu.

Mưu sinh trong giá lạnh

Hữu Nhân |

Tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ trong trang phục chống rét và cả áo mưa nhưng vẫn lạnh run trong khi anh Thuần dầm mình trong nước gỡ từng nò tôm, cua, cá đổ vào rổ trên ghe. Bên cạnh tôi, người mẹ hơn sáu mươi của anh nhanh tay phân loại để kịp phiên chợ sớm…

“Vua đèn biển” ở quần đảo Trường Sa

HÀ ANH CHIẾN - HOÀNG ANH |

Là một lính biển xuất ngũ, nhưng Vũ Sỹ Lưu không muốn sống an nhàn mà lại tiếp tục bám biển và trở thành một người lính gác hải đăng trên quần đảo Trường Sa.

“Cổ xanh” – những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Lê Tuyết |

Làm phóng viên phụ trách mảng Công đoàn – Người lao động của báo Lao Động, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lao động – “cổ xanh” từ lương chục ngàn USD đến lương vài triệu bạc. Có những người, họ xem phóng viên, tờ báo như một nơi để… khiếu nại nhưng cũng có những bạn đọc, sau các bài viết, họ xem chúng tôi như người thân, gia đình của mình.

Những ngày cuối đời của một cựu binh Gạc Ma

Hữu Long |

Sau trận Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh anh dũng, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 8 người đồng đội sống sót trở về sau khi bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, trong niềm vui vỡ òa của gia đình. 27 năm sau, cuộc sống của ông Dũng và những người lính năm xưa vẫn còn vô vàn thiếu thốn trong khi những chế độ, chính sách dành cho những người bị bắt tù, đày được ban hành "muộn" vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.