“Cổ xanh” – những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Lê Tuyết |

Làm phóng viên phụ trách mảng Công đoàn – Người lao động của báo Lao Động, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lao động – “cổ xanh” từ lương chục ngàn USD đến lương vài triệu bạc. Có những người, họ xem phóng viên, tờ báo như một nơi để… khiếu nại nhưng cũng có những bạn đọc, sau các bài viết, họ xem chúng tôi như người thân, gia đình của mình.

Đám cưới của Út Nhi

Hôm rồi tôi nhận được điện thoại mời đám cưới của cô Phượng – nhân vật trong loạt phóng sự “Tủi cực đời rác” đã đăng trên báo Lao Động số 100 ra ngày 6.5.2015. Cô mời tôi  về nhà cô “ăn đám cưới Út Nhi bởi nó nhắc chị phóng viên miết”.

Những ngày tôi về Thuận An, Bình Dương thực hiện loạt phóng sự này, tôi được cô Phượng cho ở nhờ, cô không quên chuẩn bị đầy đủ chăn màn để tôi tránh những con muỗi to như con ruồi luôn vo ve, ầm ĩ. Cô Phượng có hai người con gái đều theo nghề rác.

Buổi chiều đám cưới diễn ra, buổi sáng chủ rể vẫn còn đang đi làm rác dưới Bình Dương nên Út Nhi gọi điện cho chú rể 

Chị Phón là cô gái đầu đã có gia đình, gái út là Út Nhi. Út Nhi dễ thương, khuôn mặt bầu bĩnh, da ngăm ngăm vì nắng, người chắc nịch. Chuyện tình cảm của Út Nhi được tôi viết trong phóng sự. Út Nhi bảo: “Hai đứa em yêu nhau nhờ rác, cơm áo cũng từ rác mà ra...”

Phần tôi, mấy ngày đi theo xe rác, do không quen nên bị say nắng, đau đầu, chóng mặt, nằm như…kẻ chết rồi. Út Nhi lo lắng, tất bật đi mua hủ tíu, thuốc đau đầu, quýnh quáng làm nước chanh đến nỗi nhầm cả muối với đường... Đêm nằm nói chuyện với hai mẹ con, Út Nhi ngập ngừng đề nghị: “Khi nào em cưới, chị lên chơi nghen”. Tôi hứa như đinh đóng cột sẽ dự đám cưới Út.

Đám cưới Út Nhi trùng thời gian với với hai cái đám cưới khác nên tôi phải tranh thủ lên buổi sáng, dù cô Phượng và Út mời buổi chiều. Em đón tôi từ đầu ngõ. Mẹ con dẫn tôi đi giới thiệu khắp họ hàng ở dưới quê mới lên. Em mời tôi coca cola và hạt dưa bởi “chiều mới đãi bạn, bây giờ mới có chuẩn bị, chưa có món gì hết à”. Em mới chạy từ Bình Dương về lúc sáng sớm nay, tranh thủ mang mấy chữ “Trăm năm hạnh phúc”, hình cô dâu chú rể về dán trước cửa cho ra không khí đám cưới. 

Em khoe đôi bàn tay mới vẽ móng để làm cô dâu cho đẹp nhưng chưa kịp đẹp đã tróc ra vì “sáng giờ phụ rửa rau nấu lẩu”. Rồi em khoe: “Đám cưới đãi nhiều món lắm á, dựng rạp đến một khúc đường luôn nè chị”. Đột nhiên, em chậc lưỡi…như người lớn, giọng tiếc rẻ: “Chị mà rảnh thì đi đưa dâu về Trà Vinh với em luôn hen”.

 Gia đình chuẩn bị đám cưới cho Út Nhi

Út Nhi bảo, 3 giờ sáng ngày mai, họ hàng nhà trai sẽ lên đến nơi. Còn chú rể vẫn đang đi làm rác ở dưới Thuận An, Bình Dương, dọn rác sạch sẽ thì mới được về làm…chú rể! Vừa nói, Út Nhi bốc điện thoại gọi cho tân chú rể “Xong mấy xe rồi, xong thì về sớm tắm rửa, tối đãi khách phía em nghen”. Út Nhi hồn nhiên kể chuyện, những ngày sắp cưới thì rác lại nhiều đột biến, làm tối mắt tối mũi mà vẫn không hết. “Về nhà chồng ở mấy ngày, hổng biết lên bà con có rầy la gì không nữa, chắc hôm lên là rác đầy nhóc luôn” – Út Nhi lo lắng

Chợt hỏi em “đã đủ 18 tuổi chưa”. Em cười hi hi, nheo mắt: “Em đủ tuổi thanh niên từ cách đây hai tháng rồi mà, chị yên tâm”. Út Nhi lại thở dài: “Tiếc quá à, chị toàn thấy em lúc hôi hám, được bữa làm cô dâu đẹp quá trời thì chị không được nhìn. À, bây giờ em mới nhớ là hai tụi em chưa có chụp hình cưới”

Những lời mời đám cúng tạ ơn, thôi nôi, mừng nhà mới….

Có bận, tôi theo những chuyến xe đưa đón công nhân từ Cty TNHH PouYuen Việt Nam về các tỉnh miền Tây để thực hiện loạt phóng sự “Đi làm từ 3 giờ sáng”. Tôi được chị Vân ở Long An, chị Phúc ở Bến Tre cho ngủ nhờ. Buổi tối ở lại nhà chị Phúc, vợ chồng chị bày mâm ra để mời nhà báo…làm vài lon!

Mỗi ngày, các chị ở Tây Ninh, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long…đi làm công nhân từ 3 giờ sáng, về nhà đã 10 giờ tối, chuyện bếp núc, gia đình, các chị phó mặc hết cho chồng. Cũng có người chồng hiểu, thương vợ, nhưng cũng có người ghen bóng, ghen gió, đánh đập các chị mỗi ngày. Lần đầu tiên, sau nhiều năm vợ đi Sài Gòn làm công nhân, nay có nhà báo, chồng chị Phúc mở lời: “Nhiều lúc vợ chồng ở cùng nhà mà tui thấy nhớ vợ vô cùng. Nhiều lúc tui muốn bảo cô ấy ở nhà đi tui nuôi, thấy vợ đi sớm về khuya, tui bực bội lắm…”. 

Lý giải cho tâm sự của chồng, chị Phúc kể: "Vợ chồng chị ngủ riêng đã 4 năm nay". Hai chị em trò chuyện hồi lâu, chị Phúc mỉm cười: “Tối nay chị sẽ ôm gối sang ngủ với chồng. Sẽ kể cho chồng nghe hôm nay trên công ty có gì và hỏi xem hôm nay ở ngoài lộ, ở cái tiệm sửa xe của chồng có gì. Chắc là chồng chị sẽ hiểu. Chắc là anh sẽ rất vui…”. 

Bẵng đi khá lâu, tuần trước, tôi nhận được điện thoại của chị: “Em Tuyết hả, chị có bầu rồi. Hôm nào chị làm đầy tháng, em theo xe đưa đón công nhân về nhà chị chơi nghen”. Hai chị em nói chuyện như reo, chị kể những biến chuyển trong cuộc sống gia đình từ ngày chị “ôm gối sang ngủ chung với chồng”, những rào cản giữa anh chị đã được tháo gỡ tự lúc nào mà chị chẳng hay. Mừng cho gia đình bé nhỏ của chị!

“Chị Tuyết hả, chị xuống lán trại ăn thịt vịt với vợ chồng em nha. Nay em cúng tạ ơn ông bà phù hộ giúp vợ chồng em đòi được tiền công, với làm bữa tất niên để gia đình em về quê ăn tết…” – Đó là nội dung cuộc gọi mà vợ chồng anh Nhan Thanh Mộng (34 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh (35 tuổi), làm công tại công trình dự án khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất (Tân Bình, TPHCM) gọi cho tôi vào những ngày cuối năm ngoái. Vợ chồng anh chị bị nợ hơn 6 triệu tiền công nhật những ngày phụ hồ, làm thợ xây ở đây. 

 Những nữ công nhân ở các tỉnh miền Tây đi làm từ 3 giờ sáng với hy vọng mang đến cuộc sống tốt hơn cho gia đình

Thời điểm đó, công việc cuối năm của các phóng viên mảng Công đoàn ngập đầu, công nhân nhiều nơi đình công đòi tăng lương cơ bản, đòi tiền thưởng cuối năm, tôi đã có lúc đâm bực vì những cuộc gọi bất kể giờ giấc của vợ chồng anh. Rồi khi tiếp xúc, tận mắt chứng kiến cuộc sống của gia đình 5 người chen chúc trong cái lán trại công trình, tiền bạc không có, cả gia đình phải đi lượm ve chai bán kiếm tiền cầm cự, tôi thấy mình đã quá hẹp hòi chút thời gian với gia đình anh. Khi nhận được điện thoại mời xuống ăn thịt vịt, tôi hỏi “Sao không để tiền về quê”, người đàn ông da đen thui, người nhỏ thó mỉm cười: “Ban đầu tưởng đâu mất hết, giờ được ít tiền, phải cúng tạ, mình mà ăn hết cho mình, ơn trên trách”.

Lời mời “đi ăn thịt vịt” là một trong số khá nhiều lời mời đi ăn “ăn đám cúng tạ ơn” mà tôi nhận được khi một vụ việc đòi quyền lợi của họ được giải quyết. Đa phần họ là người miền Tây, với lối suy nghĩ đơn giản, mỗi khi bị nợ lương, bị chịu oan ức, họ luôn có một niềm tin vào “ơn trên” sẽ giúp họ đòi lại quyền lợi của chính mình. Thông thường, tôi không bàn gì thêm vào đức tin của họ nhưng tôi cho họ số điện thoại của một vài cơ quan chức năng, của tổ chức công đoàn ở các quận huyện, dặn: “Ngoài cầu “ơn trên” hãy gọi thêm cho các số điện thoại này để nhờ giúp đỡ. Muốn một vụ việc được giải quyết , phải có rất nhiều nơi hỗ trợ”.

Vĩ thanh

Ngoài những câu chuyện về lương, thưởng của anh chi em công nhân, đôi khi, tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nửa đêm khóc lóc vì bị chồng đánh, hay hân hoan thông báo một tin vui “vợ em vừa mới sinh con trai sau nhiều năm chờ đợi”, hoặc những lời mời đám cưới, thôi nôi, đầy tháng… 

Mỗi cuộc gọi đều bắt đầu với “Em Tuyết à” “Chị Tuyết à…” thân thương, trìu mến như những người thân thiết đã lâu. Gắn bó, lắng nghe những câu chuyện của người lao động, tôi hiểu rằng, người lao động yếu thế, ngoài chuyện cần một cơ quan ngôn luận lên tiếng đòi quyền lợi theo đúng pháp luật cho mình, trên hết trước những bon chen, xô bồ của cuộc sống nơi Sài Thành, họ cần một gia đình lớn hơn, những người sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ những nỗi vui buồn của cuộc sống vốn nhiều vất vả của mình!

Nhưng có lẽ, các anh, các chị không biết rằng, chính những cuộc gọi giữa đêm khuya hay tờ mờ sáng, những lời chia sẻ chẳng liên quan gì đến công việc hay sẵn sàng hỗ trợ tôi khi tác nghiệp… đã giúp tôi yêu hơn nghề báo, gắn bó với lĩnh vực mà mình phụ trách, chính tôi cũng có thêm những người thân mà “đi làm ngang qua chỗ chị, gọi điện cái chị ra đón liền”.

 

Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối đời của một cựu binh Gạc Ma

Hữu Long |

Sau trận Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh anh dũng, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 8 người đồng đội sống sót trở về sau khi bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, trong niềm vui vỡ òa của gia đình. 27 năm sau, cuộc sống của ông Dũng và những người lính năm xưa vẫn còn vô vàn thiếu thốn trong khi những chế độ, chính sách dành cho những người bị bắt tù, đày được ban hành "muộn" vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Ông bụt bà tiên giữa đời thường

Thùy Trang |

Đáp chuyến bay đến TPHCM vào buổi tối muộn, một thành viên trong đoàn thông báo buổi khám ngày mai sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 thay vì 7h15 như mọi khi. Vị bác sĩ người Ý liền xua tay: “Không không, cứ như giờ đã định, chúng tôi khỏe và thời gian thì có hạn”. Đó là lịch trình đã thành thói quen trong suốt gần 5 năm qua, tận dụng từng phút giây, cả ê kíp “Thiện Nhân và những người bạn” đã nối lại cuộc đời cho hàng trăm em nhỏ.

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Những ngày cuối đời của một cựu binh Gạc Ma

Hữu Long |

Sau trận Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh anh dũng, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 8 người đồng đội sống sót trở về sau khi bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, trong niềm vui vỡ òa của gia đình. 27 năm sau, cuộc sống của ông Dũng và những người lính năm xưa vẫn còn vô vàn thiếu thốn trong khi những chế độ, chính sách dành cho những người bị bắt tù, đày được ban hành "muộn" vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Ông bụt bà tiên giữa đời thường

Thùy Trang |

Đáp chuyến bay đến TPHCM vào buổi tối muộn, một thành viên trong đoàn thông báo buổi khám ngày mai sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 thay vì 7h15 như mọi khi. Vị bác sĩ người Ý liền xua tay: “Không không, cứ như giờ đã định, chúng tôi khỏe và thời gian thì có hạn”. Đó là lịch trình đã thành thói quen trong suốt gần 5 năm qua, tận dụng từng phút giây, cả ê kíp “Thiện Nhân và những người bạn” đã nối lại cuộc đời cho hàng trăm em nhỏ.

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)