Những ngày cuối đời của một cựu binh Gạc Ma

Hữu Long |

Sau trận Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh anh dũng, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 8 người đồng đội sống sót trở về sau khi bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, trong niềm vui vỡ òa của gia đình. 27 năm sau, cuộc sống của ông Dũng và những người lính năm xưa vẫn còn vô vàn thiếu thốn trong khi những chế độ, chính sách dành cho những người bị bắt tù, đày được ban hành "muộn" vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Đợi ngày trở về với gia đình

Câu chuyện về những người con nước Việt sống cuộc đời tù binh suốt 4 năm dài trên đất Trung Quốc được ông Dương Văn Dũng (SN 1966, trú số 58 đường Trần Lựu, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) kể lại với những dòng hồi ức đầy xúc động. Với ông, đó là quãng thời gian sống xạ lạ từ ngôn ngữ đến văn hóa nên “những lúc cô đơn, tuyệt vọng nhất, 9 con anh em luôn động viên nhau, dù thế nào cũng phải sống! Sống đợi ngày mai. Và sống đợi ngày trở về với quê hương”.

Trước đó, trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực tại quần đảo Trường Sa và Trung Quốc tiếp tục chiếm các đảo quan trọng khác trong đó có Gạc Ma nếu ta không có hành động kịp thời. Ngay trong những ngày đó, ông Dũng có mặt trên tàu HQ 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma để bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong suốt quãng đường di chuyển, tàu HQ 604 liên tục bị các tàu lớn của Trung Quốc uy hiếp và tấn công.

“Do lực lượng chênh lệch, hỏa lực của địch quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ tàu HQ 604 đã bị chìm dưới lòng biển sau thẳm trong buổi sáng ngày 14.3.1998, lúc chiếc tàu “thấm” đạn của kẻ thủ và chìm gần hết, chỉ còn trơ thùng dầu nổi lên cùng một chiến sĩ ngồi bất động trên đó. Linh cảm người chiến sĩ đó còn sống buộc tôi và anh Phạm Văn Nhân quay trở lại cứu đồng chí đó. Sau này ông mới biết tên đồng chí đó là Trương Văn Hiền.

“3 con người chúng tôi bám vào những tấm gỗ mang ra xây dựng nhà trên đảo suốt nhiều giờ đồng hồ giữa biển cả bao la. Chưa lúc nào chúng tôi tuyệt vọng, luôn tự nhủ phải bám trụ. Mãi đến hơn 18 giờ cùng ngày, chúng tôi bị 1 chiếc tàu của kẻ thù đến bắt giữ. Bắt đầu chuỗi ngày giam giữ trên đất Trung Quốc” – ông Dũng kể lại. Và đến tháng 9.1991, 9 chiến sĩ của ta mới được trao trả về nước.

Mơ ước cuối cùng

Sau bao nhiêu cuộc thăm viếng, được mời đi các hội nghị để hào sảng kể lại những gì diễn ra trong buổi sáng ngày 14.3 năm ấy, ông Dũng lặng lẽ trở về nhà với bao gánh nặng gia đình, với những lo toan cuộc sống đời thường. Trong căn nhà cấp 4 gần như trống hoác chẳng có gì giá trị, đón khách đến nhà, ông dũng tỉ mẩn đem ra những kỷ vật còn lại sau cuộc chiến, ôn lại chuyện ngày xưa. Đôi tay gầy gò của ông nâng niu, lau chùi lại những tấm bằng khen ghi nhận đóng góp của mình trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma.

Dòng hồi ức dần dần trở lại,  ông Dũng kể chậm rãi, chân tình: “Đời tôi thế đã còn may, sau khi được phía Trung Quốc trao trả, tôi xuất ngũ và lập gia đình. Ngày đó, dù biết sức khỏe đã yếu đi nhiều, nhưng những công việc nặng nhọc tôi đều nhận làm cả. Từ buôn bán đến kinh doanh, ngày mưa nắng gì, 2 vợ chồng tôi lao đầu vào công việc, dành dụm tiền bạc…”. 

Nói đến đây, đôi mắt ông đỏ hoe, cứ nhìn chăm chăm lên bức ảnh treo ở vị trí trang trọng nhất giữa nhà, rồi ông bồi hồi kể tiếp: “Suốt cả một đời tôi chắt chiu, những mong xây được một ngôi nhà khang trang cho 3 đứa con có nơi ở mới, bao năm sống mãi trong căn nhà tồi tàn trước đây sao được”. Giữa năm 2011, khi căn nhà gần được hoàn thành thì một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của đứa con trai duy nhất trong nhà. Bao nhiêu hi vọng vào tương lai tươi sáng gần như đóng sập nơi gia đình nhỏ...

 Những kỷ vật được ông Dũng giữ gìn cẩn thận. Ảnh: H.L

Ông Dũng đưa chúng tôi quay ngược quá khứ khi cuộc sống gia đình còn lam lũ, vợ chồng ông vay mượn bà con hàng xóm mãi mới dựng tạm một căn nhà ở vũng trũng cách không xa căn nhà hiện nay. Mùa bão, nước tràn vào nhà cuốn trôi nhiều vật dụng. Thứ khiến ông day dứt nhất chính là tấm huân chương Chiến công hạng 3 và nhiều giấy tờ ghi nhận quá trình ông tham gia chiến đấu. Đêm về, vợ ông, bà Trần Thị Lợi (SN 1967) an ủi chồng: “Huân huy chương để ghi nhận những đóng góp của mình với đất nước, nhưng có lẽ chính sự ghi nhận của người dân, những đồng đội từng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi mới là thứ quí giá nhất mà đến hôm nay mình còn giữ được”.

Bẵng đi một thời gian, lần gần đây nhất chúng tôi gặp ông Dũng là ở Bệnh Viện Ung thư Đà Nẵng, nhưng lần này với danh nghĩa trao tiền hỗ trợ giúp đỡ ông trong quá trình điều trị căn bệnh ung thư hạch quái ác. Từ một người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, chỉ sau vài tháng nhập viện, những đợt xạ trị khắc nghiệt đã “vắt kiệt” sức khỏe của ông. Phải rất khó khăn mới nghe rõ được giọng nói thưa thớt của ông vì hạch đã di căn trên cổ khá lớn, gây khó khăn trong giao tiếp.

“Căn bệnh ung thư, vậy mà diễn biến nhanh thật, mới vài tháng còn khỏe mạnh đi thăm bạn bè giờ đây chuyện đi đứng cũng đã khó khăn rồi – nói rồi ông Dũng hướng đôi mắt hiền hòa nhìn 2 cô con gái tuổi đôi mươi cả ngày quấn quýt bên giường bệnh cha - thỉnh thoảng tụi nó học hành xong ghé lên thăm tôi cũng đỡ buồn,  các con là động lực để tôi tiếp tục sống...".

Những ngày này, dù sức khỏe đã suy giảm nhiều, nhưng khi gặp chúng tôi, ông Dũng vẫn thường quan tâm, hỏi chúng tôi về về các chính sách, chế độ hỗ trợ dành cho những anh em từng bị bắt tù, đày. Phần ông, trước đây có làm đơn xin cho con gái là Đặng Thị Bích Nga (SN 1995) vào làm tại Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân nhưng không được vì theo đại diện Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân, hiện ông Dũng không còn công tác trong đơn vị nên không có chính sách nào dành cho con gái ông..

Hơn 25 năm chờ một chế độ

Báo Lao Động ra ngày 6.10.2015 có đề cập tới cuộc sống khó khăn của cựu binh Trần Thiên Phụng (SN 1965, Đông Hà, Quảng Trị) bị luật “bỏ quên”. Ngay sau bài viết, Cục Người có công – Bộ LĐTBXH mới “rục rịch” hướng dẫn giải quyết chế độ tù đày cho ông Phụng. Riêng về số phận của những cựu binh còn lại, sau khi dự luận và báo chí lên tiếng, mãi đến ngày 13.11.2015, Cục Người có công - Bộ LĐTBXH mới tiếp tục ra văn bản hướng dẫn giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trong đó có hướng dẫn giải quyết chế độ cho 9 người từng bị Trung Quốc bắt giữ.

Trao đổi với Lao Động, ông Thái Đinh Hoàng, Phó giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng cho biết, sau khi Sở LĐTBXH Đà Nẵng làm việc với Cục người có công – Bộ LĐTBXH về trường hợp của các cựu binh từng bị bắt, tù đày ở Trung Quốc trong đó có trường hợp của ông Dương Văn Dũng thì Sở đã nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo đó, những người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày trong trận chiến Gạc Ma trước đây sẽ được nhận mức trợ cấp 791 ngàn đồng/tháng kể từ ngày 10.12.2015.

Vậy là, suốt chừng đó năm, kể từ ngày thoát cảnh tù đày, 9 cựu binh Gạc Ma đã không được hưởng bất cứ chính sách nào của Nhà nước. Tất cả chỉ vì sự chậm trễ nghị định, thông tư của Nhà nước vì không có quy định chế độ cho người bị bắt tù, đày sau năm 1975. Riêng ông Dương Văn Dũng, hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo, đến nay mới có quyết định trợ cấp. Vẫn biết là muộn còn hơn không. Nhưng, nếu chế độ có sớm hơn thì chắc chắn sẽ bớt đau lòng hơn khi số tiền trợ cấp hằng tháng đó sẽ chẳng bù đắp được bao nhiêu khi mà sức khỏe của ông Dũng đang đếm ngược từng ngày…

 

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Ông bụt bà tiên giữa đời thường

Thùy Trang |

Đáp chuyến bay đến TPHCM vào buổi tối muộn, một thành viên trong đoàn thông báo buổi khám ngày mai sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 thay vì 7h15 như mọi khi. Vị bác sĩ người Ý liền xua tay: “Không không, cứ như giờ đã định, chúng tôi khỏe và thời gian thì có hạn”. Đó là lịch trình đã thành thói quen trong suốt gần 5 năm qua, tận dụng từng phút giây, cả ê kíp “Thiện Nhân và những người bạn” đã nối lại cuộc đời cho hàng trăm em nhỏ.

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)

Công nhân cơ điện chế tạo dây chuyền tự động hóa

Xuân Nhàn |

“Có một bộ phận thường trực làm việc ở Bình Phước, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Tôi dặn họ nên tới lui chỗ hay... chê bai sản phẩm của mình. Sự khe khắt của khách hàng luôn là gợi ý tốt giúp mình hoàn thiện” - ông Mai Vĩnh Thạnh - cái tên được ngành điều Việt Nam biết tới với dây chuyền cắt tách nhân tự động - nói về cách tiếp cận thị trường có phần kỳ lạ.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Ông bụt bà tiên giữa đời thường

Thùy Trang |

Đáp chuyến bay đến TPHCM vào buổi tối muộn, một thành viên trong đoàn thông báo buổi khám ngày mai sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 thay vì 7h15 như mọi khi. Vị bác sĩ người Ý liền xua tay: “Không không, cứ như giờ đã định, chúng tôi khỏe và thời gian thì có hạn”. Đó là lịch trình đã thành thói quen trong suốt gần 5 năm qua, tận dụng từng phút giây, cả ê kíp “Thiện Nhân và những người bạn” đã nối lại cuộc đời cho hàng trăm em nhỏ.

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)

Công nhân cơ điện chế tạo dây chuyền tự động hóa

Xuân Nhàn |

“Có một bộ phận thường trực làm việc ở Bình Phước, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Tôi dặn họ nên tới lui chỗ hay... chê bai sản phẩm của mình. Sự khe khắt của khách hàng luôn là gợi ý tốt giúp mình hoàn thiện” - ông Mai Vĩnh Thạnh - cái tên được ngành điều Việt Nam biết tới với dây chuyền cắt tách nhân tự động - nói về cách tiếp cận thị trường có phần kỳ lạ.