Phóng sự

Cán bộ công đoàn phải có tinh thần học hỏi và luôn sáng tạo

Mai Liễu |

Đó là chỉ đạo, là mong muốn của lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh với cán bộ công đoàn toàn tỉnh và điều phấn khởi là, cán bộ công đoàn ở đây nhận thức rõ điều đó, quyết tâm thực hiện và thực hiện hiệu quả.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”

Phan Ấn |

Một ngày theo chân các cán bộ bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, tôi mới cảm nhận được phần nào cuộc sống vất vả, thiếu thốn của người giữ rừng nơi đây. Giữa chốn đại ngàn sâu thẳm, không điện lưới, không sóng điện thoại, không nước sạch, nhưng họ vẫn ngày đêm kiên trì bám chốt, giữ rừng. Trong khi đó, đồng lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thật sự tương xứng, đang là những thử thách mà không phải ai cũng có thể chấp nhận hi sinh để yên tâm cống hiến.

Những "bóng hồng" trên công trường, xí nghiệp khu kinh tế Vũng Áng

Thu Trang - Kiều Minh |

Giữa cái nắng bỏng rát của "chảo lửa" miền Trung, những nữ công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp ở khu kinh tế Vũng Áng vẫn miệt mài, hăng say với công việc thao tác máy, vận hành dây chuyền sản xuất. Họ là những "bóng hồng" tô đẹp thêm cho bức tranh lao động, sản xuất của khu kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh.

Thương nhau quả cà cũng chia làm ba

Nguyễn Duyên |

Hà Tĩnh - Mảnh đất nghèo với khí hậu khắc nghiệt “nắng cháy hai vai mưa thâm mắt cá” nhưng là miền quê nghĩa tình và anh dũng. Theo tháng năm lịch sử, đất và người Hà Tĩnh vẫn bền bỉ, kiên cường làm nên những “chiến công”, làm nên một Hà Tĩnh sáng tươi và thịnh vượng hôm nay.

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Khát vọng phù điêu ngọc trai

Hà Anh Chiến |

Mặc dù bị cả gia đình phản đối và thậm chí những người dân xung quanh gọi là “lão khùng”, nhưng ông Phạm Văn Hướng (70 tuổi, ngụ ấp Ngọc Lâm 3, xã Phú Xuân, H.Tân Phú) vẫn hằng ngày mày mò, ôm ấp một ao đầy vỏ ngọc trai sông, hễ nghe ở đâu có bán con trai sông có kích cỡ lớn thì không ngại xa xôi đều tìm đến mua về, để “thí nghiệm”. Và rồi, những người nói ông Hướng “khùng” đều ngã ngửa bất ngờ khi ông được trao giải ba của “Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2013” với đề tài “Kỹ thuật nuôi cấy phù điêu ngọc trai”.

Đi tìm thuốc trường sinh

ĐÀO QUANG TỐ |

Nhà văn Ngô Thừa Ân của Trung Quốc đã viết tác phẩm Tây Du Ký làm thế hệ trẻ nhiều quốc gia mến mộ. Ở Việt Nam, nhiều người xem phim này đến ba, bốn lần không chán. Tôi cũng là một trong số những người đó.

Cuộc sống mong manh

Việt Văn |

Phóng sự ảnh của Việt Văn về một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nhiễm HIV/AIDS ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

Anh ngã xuống khi đám cháy rừng vừa tắt

TRẦN TUẤN |

Như Báo Lao Động ngày 17.9 thông tin, sau hai ngày liên tục chữa cháy rừng tại xã Đức Dũng và Tân Hương (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), anh Hồ Sĩ Tường - Hạt phó Hạt Kiểm lâm Đức Thọ, người trực tiếp chỉ huy, tham gia chữa cháy rừng - đã kiệt sức và mãi mãi ra đi trong sự ngỡ ngàng, tiếc thương của gia đình, đồng nghiệp... Anh ngã xuống khi lửa rừng vừa tắt. Nhưng một ngọn lửa khác đã lại cháy lên - ngọn lửa của sự dũng cảm, tận tâm, trách nhiệm với công việc.

100 tỉ đồng trôi theo làng nổi

Hữu Danh |

Dự án “Làng nổi Tân Lập” tại huyện Mộc Hóa (Long An) với số vốn đầu tư 6,8 triệu USD, được Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) kỳ vọng là điểm du lịch sinh thái đặc trưng Đồng Tháp Mười, đã được rót hơn 100 tỉ đồng. Thế nhưng, kiểu đầu tư không giống ai đã khiến doanh thu của dự án khủng mỗi năm không đủ… trả lương cho một bảo vệ!

Thanh bình Chợ nổi Cái Răng

Việt Văn |

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, cách trung tâm Cái Răng thành phố Cần Thơ khoảng 6km đường bộ, nếu đi đò từ Bến Ninh Kiều phải mất trên dưới 30 phút.

“Lên trời”… “gieo” chữ

Triều Dương |

Nằm cheo leo, vắt vẻo giữa đại ngàn Trường Sơn, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 không chỉ được xem là có đường đi gập ghềnh, hiểm trở nhất của hệ thống trường học miền núi ở tỉnh Nghệ An, mà còn “độc nhất vô nhị” bởi 100% giáo viên nơi đây là thầy giáo, vì những con dốc dựng đứng, trơn trượt không dành cho phái yếu.

Cần xử lý các “đường dây” dụ công nhân

Lê Tuyết - Trung Thành |

Hàng nghìn công nhân tại các KCN của Bình Dương trở thành miếng “mồi” béo bở cho các đường dây cá độ, đánh đề chiêu dụ, khi đã “sa lầy” thì công nhân bị chúng không chế, giao nộp thẻ ATM. Những nạn nhân phải vùi đầu làm việc để kiếm tiền trả nợ từ ngày này qua tháng nọ, lẩn quẩn không thể thoát ra.

Đường dây cầm cố thẻ lương công nhân: Phận người mang lương đi cầm

LÊ TUYẾT - TRUNG THÀNH |

"Thẻ chủ nợ giữ, mã pin chủ nợ nắm, tiền trong tài khoản chủ nợ biết, mình chỉ biết đi làm và đi làm. Tới tháng thấy chị em hớn hở rút tiền, mình giả như không thấy để đỡ tủi thân” - chị Hương (công nhân Cty điện tử F, KCN VSIP, tỉnh Bình Dương) vội giấu những giọt nước mắt, quay đi khi thấy bạn bè ý ới rủ nhau đi rút tiền khi kỳ lương vừa tới.

Thoát Y Vũ - Kỳ cuối: Từ chuyện giải cứu “đám trai làng hư hỏng” đến sự huyền bí chưa thể lý giải

Khắc Dũng |

Câu chuyện về hang Thoát Y Vũ của già làng K’Bá kể hết đêm đến sáng mai thì... không phải kết thúc mà lại là bắt đầu một điều mới khác vô cùng hấp dẫn. Nó na ná chuyện “Ngàn lẻ một đêm”.

Thổi thủy tinh - nghề mưu sinh bên “chảo lửa”

DƯƠNG BÌNH |

Đồ thủy tinh xuất hiện tại Ba Tư từ hơn 2.000 năm trước và trở thành xa xỉ phẩm tại châu Âu cách đây vài trăm năm. Như trong câu chuyện “Người thợ thổi thuỷ tinh xứ Murano” từng viết: “Đây là nghề sống còn của thành phố này, thuỷ tinh còn đắt hơn vàng. Được những kẻ giết người từ Hội đồng thành phố canh cẩn mật, nhiều người thợ thủy tinh xứ Murano gần như bị cầm tù trên đảo của họ. Nhưng một bậc thầy của nghề là Corradino Manin đã bán các phương thức và linh hồn của thổi thuỷ tinh mình cho vua Louis XIV (Pháp), nhằm bảo vệ cô con gái bí mật của ông…”

Lớp học trong đêm ở La Pán Tẩn

Giang Thùy Linh |

Những con đường bêtông nhỏ hẹp chạy dài lên tận đỉnh núi dẫn tôi đến những bản làng của người Mông quanh năm chìm khuất trong sương núi. Xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái) sau thảm họa lở núi kinh hoàng cách đây mấy năm đã bình yên trở lại.

Học phí với con công nhân: Nỗi lo mùa khai trường

Kim Anh - Lê Tuyết |

“Dù có vất vả bao nhiêu chăng nữa, tôi cũng chịu được hết, miễn là các con được đến trường. Cuộc đời làm công nhân của mình, có cái gì đáng giá ngoài con cái”. Tâm sự của chị Nguyễn T.N (33 tuổi, công nhân KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) cũng là tâm trạng chung của những ông bố, bà mẹ là công nhân mà chúng tôi đã tiếp xúc ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Họ phải vượt qua bao nỗi lo toan, gắng gượng đóng đủ các khoản phí học đường để con cái cắp sách đến trường cho bằng bạn, bằng bè.

Kết vải vụn, gửi tình thương nơi biển đảo

Trần Lưu |

Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bỏ đi, cô đã tận dụng để mang đến sự “ấm áp” cho người nghèo. Rồi những ngày Biển Đông “dậy sóng”, tình yêu quê hương đã thôi thúc cô nảy ra ý tưởng may những chiếc mền hoa từ hàng ngàn mảnh vải vụn, bên trong thể hiện rõ hình bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - như tấm lòng của người dân quê hương Đồng Khởi gửi các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, đang ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc…

Kỳ 3: Hang Thoát Y Vũ - Sự thách đố con người ta trước những cám dỗ vật chất tầm thường

Khắc Dũng |

Cả già làng K’Bá và già làng Điểu K’Khen luôn nhắc đi nhắc lại với tôi rằng: Muốn vào hang Thoát Y Vũ và trở ra an toàn phải cởi bỏ tất tần tật mọi thứ có trên người và đặc biệt là gột rửa mọi thứ tham lam, thù hận, bẩn thỉu ở ngay trong đầu nữa!