Xét xử phúc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung gây thiệt hại 45 triệu đồng

QUANG ĐẠI |

Hôm nay 12.6, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án bà Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên. Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm vì bị cáo gây thiệt hại chưa đến 45 triệu đồng nhưng bị kết án 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Kháng nghị hủy án sơ thẩm

Vụ án được cấp phúc thẩm xét xử do có kháng cáo kêu oan từ bị cáo Lê Thị Dung và kháng nghị từ Viện KSND tỉnh Nghệ An.

Theo quyết định kháng nghị ngày 23.5.2023, Viện KSND Nghệ An phân tích: Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Lê Thị Dung, cấp sơ thẩm xác định từ năm 2012 đến 2017, Lê Thị Dung đã tự kê khai để thanh toán những nội dung sai quy định với tổng số tiền là 103 triệu đồng. Ngoài ra, bà Lê Thị Dung trực tiếp kiểm tra, kí duyệt, đồng ý cho các cán bộ giáo viên khác thanh toán tiền thừa giờ không có trong quy định tại Thông tư số 28/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tổng số tiền hơn 175 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi đánh giá tính chất, mức độ tội phạm, bản án sơ thẩm của tòa án Hưng Nguyên lại xác định: "Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao của bà Lê Thị Dung là Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã nhiều lần chiếm đoạt tài sản từ nguồn ngân sách với tổng số tiền 45 triệu đồng".

Từ phân tích như trên, quyết định kháng nghị của Viện KSND tỉnh Nghệ An đánh giá tòa án cấp sơ thẩm chưa xác định rõ được trách nhiệm đầy đủ của Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Hương đối với số tiền đã chi cho bị cáo Dung là 103 triệu đồng, chi cho các thầy cô giáo khác 175 triệu đồng.

Ngoài nội dung liên quan đến việc số tiền thiệt hại trong vụ án và dấu hiệu của loại tội phạm khác, kháng nghị còn cho rằng, các giám định chưa xác định được quy chế chi tiêu nội bộ có trái pháp luật không.

Cụ thể, quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, cơ quan cảnh sát điều tra đã trưng cầu giám định, trưng cầu giám định bổ sung và Viện KSND huyện Hưng Nguyên có văn bản yêu cầu cơ quan giám định làm rõ một số nội dung... Nhưng tất cả các bản này đều chưa thể hiện rõ về quy chế chi tiêu nội bộ do bà Dung kí từ 2012-2017 có nội dung nào trái pháp luật dẫn đến không có hiệu lực không. Viện KSND Nghệ An cho rằng, việc xác định thiệt hại do hành vi làm trái công vụ của các bị cáo gây ra cần bảo đảm sự chính xác và thống nhất về số liệu để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, Viện KSND tỉnh Nghệ An kháng nghị phúc thẩm, đề nghị TAND tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Cơ quan chức năng tiến hành khởi tố, bắt tạm giam bà Lê Thị Dung ngày 28.3.2022. Ảnh: Công an Nghệ An
Cơ quan chức năng tiến hành khởi tố, bắt tạm giam bà Lê Thị Dung ngày 28.3.2022. Ảnh: Công an Nghệ An

Kiến nghị bảo đảm sự có mặt của người tố giác tội phạm

Theo thông tin từ gia đình bà Lê Thị Dung, sẽ có 7 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bà Dung tại phiên tòa phúc thẩm.

Một trong số luật sư được gia đình mời bảo vệ quyền lợi cho bà Dung là Trần Hồng Phúc - Công ty Luật TNHH SMIC (Đoàn luật sư Hà Nội). Trong văn bản gửi đến hội đồng xét xử phúc thẩm, luật sư Trần Hồng Phúc kiến nghị triệu tập bổ sung ông Nguyễn Phi Thăng, Kiểm sát viên Viện KSND huyện Hưng Nguyên (người thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bà Lê Thị Dung) có mặt tại phiên tòa phúc thẩm.

Luật sư Trần Hồng Phúc cũng kiến nghị sự giúp đỡ để bảo đảm sự có mặt của một giáo viên thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên là một trong 2 người đã tố giác tội phạm đối với bà Lê Thị Dung và yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố bà Dung.

Theo luật sư Trần Hồng Phúc, trong phiên tòa sắp tới, luật sư sẽ yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án như chứng cứ tố giác, vai trò của người tố giác tội phạm, sự hợp pháp của kết quả giám định, căn cứ của việc áp dụng pháp luật và bị cáo có tội hay không...

“Chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc để làm sáng tỏ mọi sự thật của vụ án, góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người” - luật sư Trần Hồng Phúc chia sẻ.

Gia đình đã nhiều lần gửi đơn xin bảo lãnh tại ngoại cho bà Lê Thị Dung. Các lí do xin bảo lãnh tại ngoại: Bà Lê Thị Dung có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, sống hiền lành, gương mẫu, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bà Lê Thị Dung có tiền sử bị bệnh đau dạ dày, mỡ máu cao, suy tim độ 3, rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, đến thời điểm mở phiên tòa, kiến nghị bảo lãnh của gia đình vẫn không được chấp nhận. Q.ĐẠI

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

"Cần trưng cầu giám định lại tư pháp vụ án bà Lê Thị Dung"

QUANG ĐẠI |

Theo chuyên gia pháp lý Trần Hậu Định (Hà Tĩnh), tại văn bản của Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trung tâm GDTX có thể vận dụng các văn bản khác có liên quan để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó, cần trưng cầu giám định tư pháp lại về quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên để bảo đảm chính xác, khách quan.

Ngày 12.6 sẽ xử phúc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Theo thông báo của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, vào 8 giờ ngày 12.6.2023, sẽ diễn ra phiên xét xử phúc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung bị tòa sơ thẩm kết án 5 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án bà Lê Thị Dung: Xác định lại số tiền thiệt hại, có thể tăng mức án?

QUANG ĐẠI |

Diễn biến mới vụ án bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên bị kết án 5 năm tù, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã có kháng nghị hủy án sơ thẩm.

Hiện trạng cây cầu được Bộ trưởng gợi ý "dùng tiền bán vải" để xây

Vân Trường |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam xây dựng từ năm 1979, đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án hơn 55.000 tỉ xin dừng khi tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Để thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, Quảng Trị đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để làm khu tái định cư và thu hồi hơn 56ha đất. Nhà đầu tư đến từ Thái Lan chỉ mới bỏ ra hơn 3 tỉ đồng thì đã đề nghị dừng thực hiện dự án.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng: “Biến đổi văn hóa” để bảo tồn Chợ nổi Cái Răng

PHONG LINH |

Trên hành trình níu giữ hơi thở của Chợ nổi Cái Răng, chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng - người dành tâm huyết cả đời mình cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa chợ nổi ở Miền Tây. Đến nay, hơn 30 đầu sách mà ông viết ra, phần nhiều vẫn là về chợ nổi. Để rồi vào ngày mưa giữa tháng 6, trong không gian tri thức đó, ông đã chia sẻ với Lao Động những trăn trở, nghiền ngẫm của mình về hướng đi mới cho việc bảo tồn Chợ nổi Cái Răng.

Bị can Nguyễn Đức Chung có động cơ vụ lợi trong vụ cây xanh

Việt Dũng |

Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan chức năng đã cho bị can Nguyễn Đức Chung đối chất về việc nhận "quà Tết" 2,6 tỉ và 1,4 tỉ đồng trồng cây và các bên vẫn giữ nguyên lời khai.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 1.551 lần trong 2 tháng

KHÁNH AN |

Một xe đầu kéo đã vi phạm tốc độ 1.551 lần trong tháng 3 và tháng 4.2023.

"Cần trưng cầu giám định lại tư pháp vụ án bà Lê Thị Dung"

QUANG ĐẠI |

Theo chuyên gia pháp lý Trần Hậu Định (Hà Tĩnh), tại văn bản của Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trung tâm GDTX có thể vận dụng các văn bản khác có liên quan để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó, cần trưng cầu giám định tư pháp lại về quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên để bảo đảm chính xác, khách quan.

Ngày 12.6 sẽ xử phúc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Theo thông báo của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, vào 8 giờ ngày 12.6.2023, sẽ diễn ra phiên xét xử phúc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung bị tòa sơ thẩm kết án 5 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án bà Lê Thị Dung: Xác định lại số tiền thiệt hại, có thể tăng mức án?

QUANG ĐẠI |

Diễn biến mới vụ án bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên bị kết án 5 năm tù, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã có kháng nghị hủy án sơ thẩm.