Sếp doanh nghiệp "đi đêm", chạy án tổng cộng trăm tỉ vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ngoài chi hơn 38 tỉ đồng cho quan chức nhiều bộ ngành để được thuận lợi trong các chuyến bay giải cứu, hai sếp Công ty Bluesky còn chung chi hơn 62 tỉ "chạy án" và bị lừa đảo.

Trong số 54 người bị Cơ quan An ninh điều tra đề nghị truy tố ở vụ án chuyến bay giải cứu, ông Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky bị cáo buộc "Đưa hối lộ".

Theo kết luận, đợt đại dịch COVID-19, có khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.

Để doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước phải qua nhiều bước, nhiều công đoạn khác nhau theo trình tự thủ tục: có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ; có văn bản chấp thuận chủ trương cách li y tế của UBND các tỉnh, thành phố.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn song song kí hợp đồng và đặt cọc tiền thuê tàu bay với hãng hàng không, kí hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn...

Do vậy, nếu không được các bộ, ngành, địa phương chấp thuận chuyến bay và chủ trương cách li y tế theo dự kiến thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính.

Bên cạnh đó, do đại dịch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có nguồn thu, việc làm khác. Trong khi họ vẫn phải chi phí tiền thuê mặt băng, trả lương nhân viên.

Vì vậy, khi bị yêu cầu hoặc bị gây khó dễ, để được phê duyệt, tổ chức chuyến bay, bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hoặc qua trung gian, họ đưa tiền số lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.

Ngoài ra, nhiều đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp xin tổ chức các chuyến bay combo từ các cơ quan có thẩm quyền để trung gian thực hiện hành vi môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm thu lợi bất chính.

Theo kết luận, bị can Sơn và Hằng để được thuận lợi thực hiện các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về Việt Nam, cả hai đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách li y tế, cấp phép vượt số lượng khách.

Do cùng góp vốn để kinh doanh, điều hành hoạt động của Công ty Bluesky nên Sơn và Hằng đã cùng bàn bạc, thống nhất mức tiền chi, cùng kết nối, đưa tiền cho các cán bộ có thẩm quyền.

Theo đó, trong quá trình xin 109 chuyến bay, xin chủ trương cách li y tế, Sơn và Hằng đã chi phí tổng cộng hơn 38,5 tỉ đồng.

Cụ thể, họ đưa cho Nguyễn Thanh Hải - cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ 5 tỉ đồng; Nguyễn Tiến Thân - chuyên viên Vụ này số tiền 3,2 tỉ đồng;

Đưa cho ông Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 5 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao 5,9 tỉ; Đỗ Hoàng Tùng - cấp dưới của bà Lan, cựu Phó cục trưởng 2,6 tỉ đồng;

Đưa cho Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế 6 tỉ đồng; Trần Văn Tân - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam 5 tỉ...

Ông Lê Hồng Sơn và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng còn chủ động khai báo việc đưa tiền cho một số cá nhân khác. Song, Cơ quan An ninh điều tra đã tách để điều tra và xử lí ở giai đoạn sau của vụ án.

Ngoài ra, từ tháng 1-12.2022, khi bị điều tra, Hằng làm đại diện liên hệ gặp, đưa 2,8 triệu USD nhờ ông Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội để “lo” cho bà ta và Sơn không bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng, chỉ có cơ sở xác định đưa hối lộ là 2,65 triệu USD (tương đương hơn 61,6 tỉ đồng).

Cơ quan chức năng cáo buộc, bà Hằng đồng phạm với ông Sơn đưa hối lộ hơn 100 tỉ đồng. Song, kết luận cho rằng, bị can buộc phải tìm cách liên hệ, móc nối, đưa tiền cho cán bộ có thẩm quyền để được cấp phép chuyến bay.

Trên thực tế, số tiền trên, ông Tuấn đã đưa một phần cho cựu Trưởng phòng Phòng Điều tra, Cục An ninh điều tra - Hoàng Văn Hưng 800.000 USD (tương đương gần 19 tỉ đồng) để lo "chạy án" cho Hằng và Sơn.

Ông Hưng bị cáo buộc đưa ra những thông tin không đúng sự thật về vai trò của bản thân trong việc xử lí vụ án chuyến bay giải cứu. Thời điểm nhận tiền, ông Hưng đã bị điều chuyển công tác, không còn liên quan đến quá trình điều tra vụ án này.

Hành vi của ông Hưng được xác định phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cú ngã ngựa của 2 cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Sau khi chủ 1 số doanh nghiệp nhờ tạo điều kiện cho các chuyến bay giải cứu, được đưa tiền tỉ "lại quả", ông Ngô Quang Tuấn, Vũ Hồng Quang đã đồng ý giúp.

Chiêu trò "qua mặt" lãnh đạo nhận hối lộ 22,8 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Mặc dù chỉ là cấp dưới, song Vũ Anh Tuấn đã qua mặt lãnh đạo là Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, để nhận hối lộ hơn 22,8 tỉ đồng vụ chuyến bay giải cứu.

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

UBND TPHCM chỉ đạo về tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Dương lịch 2024

Huyền Trân |

Ngày 26.12, UBND TPHCM có chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa ở hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11) mừng Tết Dương lịch 2024.

Thời tiết ngày nắng hanh đêm rét đậm, cả gia đình 5 người thay nhau ốm

AN AN - MINH HÀ |

Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca bệnh hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết ngày nắng hanh, đêm giảm nhiệt nhanh trời rét sâu. Đặc biệt một số gia đình nhiều thành viên cùng mắc bệnh.

Hiện trạng tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm mới đây đề xuất 10 tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Phần lớn các tuyến phố này hiện đang bị chiếm dụng để làm bãi trông giữ xe, kinh doanh buôn bán.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Phạm Trung Kiên mong xem xét tình tiết "lập công chuộc tội"

Việt Dũng |

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cho rằng, trong vụ chuyến bay giải cứu bị chỉ trích rất nhiều từ dư luận nên đã từ bỏ tham lam vật chất để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Cú ngã ngựa của 2 cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Sau khi chủ 1 số doanh nghiệp nhờ tạo điều kiện cho các chuyến bay giải cứu, được đưa tiền tỉ "lại quả", ông Ngô Quang Tuấn, Vũ Hồng Quang đã đồng ý giúp.

Chiêu trò "qua mặt" lãnh đạo nhận hối lộ 22,8 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Mặc dù chỉ là cấp dưới, song Vũ Anh Tuấn đã qua mặt lãnh đạo là Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, để nhận hối lộ hơn 22,8 tỉ đồng vụ chuyến bay giải cứu.

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.