Ông chủ Việt Á khai hối lộ USD cho các cựu quan chức vì "tiện"

Việt Dũng |

Phan Quốc Việt - ông chủ Việt Á khai chi tiết các khoản tiền hối lộ cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng nhiều quan chức bộ, ngành, địa phương và đưa bằng đồng đô la.

Lúc 15h20, kết thúc phần công bố cáo trạng, chủ tọa Trần Nam Hà - thẩm phán TAND Hà Nội đã tiến hành xét hỏi với Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á về các hành vi "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Chủ toạ đã cho cách ly ông Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Huỳnh - cựu Thư ký của ông Long; Trịnh Thanh Hùng - cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và một số bị cáo.

Trong phần thẩm vấn, Phan Quốc Việt khai, liên quan đến Đề tài nghiên cứu và sản xuất kit test phục vụ cho phòng chống dịch COVID-19, bị cáo được Trịnh Thanh Hùng gọi điện thoại nhờ cùng tham gia với Học viện Quân y.

"Anh Hùng có nói, có đề tài làm kit test COVID-19 với Học viện Quân y, hỏi bị cáo rằng, Việt Á có tham gia không? Việc tham gia giống như đề tài phía Việt Á từng phối hợp trước đó", Việt trình bày và đồng ý với ông Hùng.

Theo bị cáo, Trịnh Thanh Hùng có thuyết phục vì thời điểm đó Việt Á duy nhất đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, thời điểm cấp bách, trong vòng một tháng phải có kit test và phải được Bộ Y tế cấp phép.

Sau đó, bị cáo đã chỉ đạo cấp phó ra Hà Nội gặp mặt tại Bộ KHCN. Việt Á nhận nhiệm vụ nghiên cứu tối ưu và sản xuất 20.000 kit test phòng chống dịch.

Phan Quốc Việt giải thích, việc giao đề tài, Việt Á phối hợp nhưng không cụ thể. Học viện Quân y có gửi cho Việt Á một số tài liệu về quy trình sản xuất. Việt Á sau đó dựa vào để tối ưu.

"Một tuần sau, Việt Á đã sản xuất kit test và đem kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương", Việt trình bày, song cho hay, trước đó, Việt Á đã đem bộ kit của doanh nghiệp để đối chiếu với sản phẩm của Học viện Quân y; sản phẩm của Việt Á có ưu điểm hơn nên đã đem đi kiểm nghiệm.

Sau khi nhận kết quả "đạt", Việt Á đã trình để được Bộ Y tế cấp số lưu hành tạm thời. Song Bộ này đã yêu cầu phải có nghiệm thu đề tài. Theo Việt, Bộ KHCN đã thực hiện nghiệm thu giai đoạn 1, rồi Việt Á đã bổ sung hồ sơ này gửi tới Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế.

"Khi được Bộ Y tế cấp phép thì đó là sản phẩm của Việt Á hay Học viện Quân y?", chủ toạ hỏi. "Đều ghi của Việt Á", Việt trả lời.

Chủ toạ Trần Nam Hà hỏi Việt về quá trình từ khi hợp tác đến khi cấp phép lưu hành kit test có khó khăn gì, bị cáo cho hay, giai đoạn cấp số lưu hành tạm thời - hồ sơ bị trả đi trả lại. Khi đó, bị cáo có nhờ Nguyễn Huỳnh. Đến giai đoạn cấp phép chính thức, bị cáo tiếp tục nhờ Nguyễn Huỳnh giúp, để hồ sơ được thông qua nhanh, kịp thời có kit test.

Tiếp đó, trả lời về mối quan hệ với loạt bị cáo, Phan Quốc Việt trình bày việc biết Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Huỳnh, Trịnh Thanh Hùng, Chu Ngọc Anh - cựu Bộ trưởng Bộ KHCN... ở các thời điểm, hoàn cảnh khác nhau.

Phiên toà xét xử các bị cáo trong đại án Việt Á. Ảnh: N.Anh
Phiên toà xét xử các bị cáo trong đại án Việt Á. Ảnh: N.Anh

Liên quan đến việc đưa hối lộ, Việt thừa nhận có chi tiền với một số cựu quan chức bộ, ngành, địa phương. Theo cáo buộc của cơ quan công tố, số tiền Việt đưa hối lộ là hơn 100 tỉ đồng.

Vẫn giống ở phiên sơ thẩm do Toà án quân sự Thủ đô Hà Nội xử hôm 27-29.12.2023 trước đó, Việt khẳng định đưa cho Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD.

Bị cáo nói đưa số tiền này cho Trịnh Thanh Hùng 2 lần. "Đây là sự chia sẻ. Thời gian được cấp phép, anh Hùng rất vất vả, có trách nhiệm khi luôn thúc giục bị cáo làm cho xong", Việt trình bày và cho hay, đưa tiền là sau khi doanh nghiệp có thu được tiền bán kit test.

Tiếp đó, Việt khai đưa hơn 2 triệu USD và 4 tỉ đồng cho Nguyễn Huỳnh để ông này đưa lại phần lớn cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long.

Việt giải thích, quen với bị cáo Long, Huỳnh từ trước. Có lần Huỳnh chia sẻ với bị cáo việc ông Long cần tiền giải quyết công việc, cần hỗ trợ nên bị cáo đã đồng ý.

Chủ toạ công bố lời khai liên quan đến việc này: "Huỳnh có nói, sếp cần số tiền để chi cho một số việc. Bị cáo hỏi: Cần bao nhiêu? và nói 1 triệu USD có được không?" và Việt xác nhận.

Việt cho hay, để có số tiền lớn trên đưa cho Nguyễn Huỳnh, bị cáo đã vay mượn tiền đồng Việt Nam rồi đem đổi sang USD. Hầu hết tiền mang từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Tiếp đó, Việt khai đưa cho Nguyễn Minh Tuấn 300.000 USD, Nguyễn Nam Liên - cựu Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế số tiền 100.000 USD, Chu Ngọc Anh 200.000 USD...

Riêng trường hợp ông Phạm Công Tạc - cựu Thứ trưởng Bộ KHCN, Việt khẳng định đưa 50.000 USD (trong khi ông Tạc khai chỉ nhận 100 triệu đồng) và giải thích "thực hiện rất nhiều lần cảm ơn song đều nhớ chính xác số tiền đưa".

"Sao không phải là 50 triệu hay tiền Việt Nam", chủ toạ chất vấn. "Việc đưa bằng đồng USD cho tiện", ông chủ Việt Á nói.

Phiên toà tiếp tục phần thẩm vấn.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nữ bị cáo - nhân viên Việt Á xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong số 38 bị cáo phải hầu toà liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty Việt Á và các bộ, ngành, có Trần Thị Hồng vắng mặt và gửi đơn tới toà.

Hai cựu bộ trưởng và Phan Quốc Việt hầu toà trong đại án Việt Á

Việt Dũng |

Hôm nay (3.1), TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á, nâng khống giá kit test, nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn...

Ông chủ Việt Á lĩnh 25 năm, cựu Vụ phó nhận 15 năm tù

Việt Dũng |

Toà án Quân sự Thủ đô Hà Nội xác định có đủ cơ sở kết luận, Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cùng một số bị cáo thông đồng để tham gia đề tài nghiên cứu của Nhà nước, rồi sản xuất kit test bán cho các tỉnh, thành với giá nâng khống.

Hiện trạng nút giao lớn ở cửa ngõ phía Đông sắp được chi 1.000 tỉ giải cứu

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Ngã năm Đài liệt sĩ (quận Bình Thạnh) là một điểm giao cắt của các trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí... khi hướng về cửa ngõ phía Đông Bắc TPHCM. Đây cũng là một trong 24 điểm đen ùn tắc của TPHCM. Vừa qua, TPHCM lên kế hoạch xây lại nút giao này với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng, giai đoạn thực hiện 2024 - 2027.

Chuyển Bộ Công an điều tra sai phạm xăng dầu

Cường Ngô |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin, tài liệu sang Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, xử lý đối với một số hành vi liên quan đến những vi phạm về điều hành, quản lý mặt hàng xăng dầu trong thời gian qua.

Công bố kết luận thanh tra xăng dầu: Bộ Công Thương có nhiều vi phạm

Cường Ngô |

Theo nguồn tin của Lao Động, Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân đầu mối. Kết luận đã chỉ rõ loạt vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 4.1 đến 14.1 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ tối 4.1 đến ngày 14.1) ở các khu vực trên cả nước. Theo đó, thời tiết Bắc Bộ có mưa từ ngày 6.1 - 7.1.

Cựu trung úy công an diễn lại cảnh sát hại cô gái, vứt xác xuống sông Hàm Luông

Thành Nhân |

Ngày 4.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre dựng hiện trường vụ cựu trung uý công an giết cô gái, vứt xác xuống sông Hàm Luông.

Nữ bị cáo - nhân viên Việt Á xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong số 38 bị cáo phải hầu toà liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty Việt Á và các bộ, ngành, có Trần Thị Hồng vắng mặt và gửi đơn tới toà.

Hai cựu bộ trưởng và Phan Quốc Việt hầu toà trong đại án Việt Á

Việt Dũng |

Hôm nay (3.1), TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á, nâng khống giá kit test, nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn...

Ông chủ Việt Á lĩnh 25 năm, cựu Vụ phó nhận 15 năm tù

Việt Dũng |

Toà án Quân sự Thủ đô Hà Nội xác định có đủ cơ sở kết luận, Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cùng một số bị cáo thông đồng để tham gia đề tài nghiên cứu của Nhà nước, rồi sản xuất kit test bán cho các tỉnh, thành với giá nâng khống.