Nghị định 93 khắc phục những lùm xùm hoạt động từ thiện hiện nay thế nào

Việt Dũng |

Hà Nội - Nghị định 93 của Chính phủ vừa qua quy định việc cá nhân quyên góp từ thiện phải có 1 tài khoản riêng trong mỗi lần vận động, đây là điểm mới, giúp tránh lùm xùm trong hoạt động thiện nguyện.

Khắc phục tồn tại trong hoạt động từ thiện

Nghị định 93/2021 (có hiệu lực từ ngày 11.12) về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vừa được ban hành.

So với Nghị định 64/2008, nhiều yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp đã được nêu ra. Đây là lần đầu tiên cá nhân được phép kêu gọi từ thiện song phải tuân thủ một số quy định.

Luật sư Lê Hằng (TAT Law firm, Đoàn Luật sư Hà Nội) nhấn mạnh, Nghị định 93 mở rộng thêm "cá nhân được quyên góp từ thiện và phải có đủ năng lực hành vi dân sự".

Trước đó, Nghị định 64 chỉ cho phép cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cùng các cấp ở địa phương; cơ quan thông tin đại chúng, quỹ từ thiện... được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.

Theo luật sư Hằng, qua nghị định mới, hoạt động từ thiện của cá nhân đã được ghi nhận và mở rộng quyền của họ bằng việc cấm các hành vi: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp.

Quy trình vận động, tiếp nhận, phân phối của cá nhân cũng được quy định cụ thể. Theo đó, cá nhân chỉ cần thông báo trên phương tiện truyền thông về hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận đối với tiền, địa điểm đối với hiện vật, thời gian cam kết phân phối.

Các thông tin nói trên phải gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú để lưu trữ, theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin khi có yêu cầu.

Về quy định định mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại đối với cá nhân quyên góp, luật sư nhấn mạnh đây là điểm khác biệt so với Nghị định 64.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 17 của Nghị định 93, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có biên nhận các khoản quyên góp từ thiện nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu.

Đặc biệt, sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp đã cam kết, không được phép tiếp nhận thêm tiền ủng hộ và phải thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận tiền ủng hộ.

Theo nghị định mới, cá nhân có quyền đứng ra tiếp nhận nguồn từ thiện nhưng UBND cấp xã là đơn vị chủ trì phân phối. Ủy ban cũng là nơi xác định phạm vi, đối tượng, mức và thời gian hỗ trợ để phân phối nguồn từ thiện. Khi cần thiết, cấp xã phải liên hệ với UBND tỉnh, thành phố để được hướng dẫn.

Bên cạnh đó, cá nhân phải ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, người kêu gọi quyên góp có nghĩa vụ cung cấp thông tin.

"Nghị định 93/2021 hướng dẫn công tác từ thiện của cá nhân theo hành lang pháp lý, là giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại trong công tác từ thiện" - bà Hằng nêu quan điểm.

Minh bạch hoá nguồn tiền từ thiện

Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội, ưu điểm của quy định trên của Nghị định là góp phần minh bạch hóa nguồn tiền từ thiện mà cá nhân nhận từ các mạnh thường quân với tiền cá nhân (trong tài khoản ngân hàng cũ) của mình.

Chỉ sử dụng 1 tài khoản duy nhất cho 1 lần kêu gọi từ thiện (có cam kết về thời gian kết thúc tiếp nhận) giúp tách bạch nguồn tiền từ thiện với nguồn tiền cá nhân của người kêu gọi từ thiện, công tác kiểm kê, sao kê chứng minh số tiền quyên góp được sẽ thuận tiện hơn nhiều.

Cùng quan điểm, luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, quy định trên nhằm tránh sự lẫn lộn, nhập nhằng giữa tài khoản cá nhân và tiền quyên góp từ thiện.

Luật sư Thiệp cho hay, bây giờ phải quy định cụ thể để kiểm soát được việc ủng hộ đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, đúng và đủ số tiền nhà hảo tâm quyên góp.

"Có thể vận động bà con sử dụng tài khoản ngân hàng để vừa nhanh, kịp thời và có chứng từ, chứng cứ rõ ràng" - luật sư Thiệp nói.

Công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên, kịp thời sẽ không gây phiền toái, nghi kị hay làm tổn hại đến người kêu gọi quyên góp tiền từ thiện

Theo luật sư, quy định càng chặt chẽ thì tính minh bạch, công khai càng cao và tác động tích cực đến hoạt động cứu trợ, hỗ trợ người dân gặp thiên tai, dịch bệnh.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện theo từng cuộc vận động

Ái Vân |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Cần khung pháp lý để ngăn chặn trục lợi khi thực hiện hoạt động từ thiện

Phạm Đông |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, dư luận cử tri ghi nhận sự đóng góp tích cực của một số cá nhân hoạt động từ thiện khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng trục lợi, cần có quy định của pháp luật về vấn đề này.

Từ lùm xùm của một số nghệ sĩ, nên làm từ thiện sao đúng luật?

Việt Dũng |

Luật sư cho rằng, sau việc một số nghệ sĩ làm từ thiện, công an phải vào cuộc rà soát, xác minh, vì vậy người kêu gọi quyên góp cần có "cách làm" để không vi phạm pháp luật.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện theo từng cuộc vận động

Ái Vân |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Cần khung pháp lý để ngăn chặn trục lợi khi thực hiện hoạt động từ thiện

Phạm Đông |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, dư luận cử tri ghi nhận sự đóng góp tích cực của một số cá nhân hoạt động từ thiện khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng trục lợi, cần có quy định của pháp luật về vấn đề này.

Từ lùm xùm của một số nghệ sĩ, nên làm từ thiện sao đúng luật?

Việt Dũng |

Luật sư cho rằng, sau việc một số nghệ sĩ làm từ thiện, công an phải vào cuộc rà soát, xác minh, vì vậy người kêu gọi quyên góp cần có "cách làm" để không vi phạm pháp luật.