Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá: Ra đời chỉ để kiểm soát thuốc lá điếu?

ĐÔNG DU |

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) năm 2012 đã ra đời nhằm ngăn chặn nạn thuốc lá lậu, bởi nếu chỉ có các biện pháp hành chính thì rất khó hiệu quả. Vấn đề quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT) ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các bộ, ngành từ năm 2017.

Trong buổi họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với TLLN, TLĐT ngày 27.3.2024, bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cần có căn cứ vững chắc mới có thể cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và quảng cáo thuốc lá mới.

“Nguyên liệu thuốc lá” là cơ sở để xác định Luật PCTHTL có tính bao hàm đối với TLLN

Trong buổi họp trên, bà Đào Hồng Lan cũng mong muốn rà soát xem Luật PCTHTL đã bao gồm TLLN và TLĐT chưa và liệu có thể áp dụng cho chúng không.

Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp nhận xét, nhà làm luật luôn đưa những quy định, định nghĩa có tính dự báo để Luật PCTHTL được ổn định lâu dài.

Theo Điều 2.1 của Luật PCTHTL: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Điều 2.3 bổ sung: “Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá”.

Thuốc lá làm nóng có chứa nguyên liệu thuốc lá trong điếu thuốc đặc chế. Ảnh: CMH.
Thuốc lá làm nóng có chứa nguyên liệu thuốc lá trong điếu thuốc đặc chế. Ảnh: CMH.

Tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” ngày 19.10.2023, ông Lê Đại Hải, cũng cho rằng, theo Luật PCTHTL, TLLN có nguyên liệu thuốc lá nên có thể khẳng định TLLN là thuốc lá. Thay vì dùng bật lửa để đốt thì TLLN dùng thiết bị để làm nóng điếu thuốc.

Đồng quan điểm, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM, cũng là người tham gia thông qua Luật PCTHTL 2012 nhận định: Luật PCTHTL 2012 đã định nghĩa rõ về thuốc lá và sản phẩm liên quan, bao gồm cả thuốc lá mới (TLLN, TLĐT). Bà cũng cho rằng, luật hiện hành đã đủ điều kiện để quản lý các sản phẩm thuốc lá mới phát sinh, chỉ cần mạnh dạn áp dụng Luật để kiểm soát.

Khi hệ thống luật để kiểm soát đã sẵn sàng, lệnh cấm liệu có khả thi?

Tại tọa đàm ngày 19.10.2023 nêu trên, TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV giải thích: Quyết định 568/QĐ-TTg nhấn mạnh mục tiêu ngăn chặn việc sử dụng TLĐT, TLLN trong giới trẻ. Chúng ta không theo hướng cấm đoán cực đoan mà yêu cầu quản lý đồng bộ, toàn diện. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của những người trưởng thành.

Về phía Bộ Y tế, tại hội thảo “Thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam: Khuyến nghị chính sách” do Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) tổ chức ngày 19.3.2024, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, các cơ quan quản lý cần có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ từ các cơ quan quản lý và các đối tượng chịu sự tác động, trong đó có VTA và các doanh nghiệp thuốc lá trước khi trình lên Chính phủ. Mục tiêu là đánh giá khách quan về thị trường TLĐT, TLLN và đề xuất chính sách cho tương lai. Cũng cần xem xét khả năng quản lý nếu cho phép kinh doanh có điều kiện và tác động nếu cấm.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: BTC

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, cá nhân ông không ủng hộ lệnh cấm chung TLĐT, TLLN. Ông cho rằng: "Không nên lựa chọn theo hướng ‘không quản được thì cấm’ mà cần đánh giá toàn diện các giải pháp”. Đặc biệt ông Cường nhấn mạnh, định nghĩa về thuốc lá trong Luật PCTHTL “hoàn toàn thích ứng, phù hợp với TLLN”, Luật Đầu tư cũng không cấm sản phẩm này.

Tính đến tháng 7.2021, 184/195 quốc gia thành viên WHO đã áp dụng chính sách quản lý TLLN theo luật hiện hành, như sản phẩm thuốc lá hoặc sản phẩm khác. Tỷ lệ các quốc gia chọn quản lý vượt xa tỷ lệ cấm.

Hiện nay, nhiều chuyên gia đang kêu gọi các nhà quản lý nhanh chóng kiểm soát TLLN chặt chẽ dưới Luật PCTHTL để bảo vệ sức khỏe người dân. Đây là hướng đi phù hợp với các quốc gia đi trước, hơn nữa, đã có sự đồng thuận cao từ nhiều bộ, ngành.

ĐÔNG DU
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.

Kết luận tại COP10: Tiếp tục nghiên cứu trước khi cập nhật khuyến nghị phù hợp về thuốc lá mới

Nhật Quang |

Từ ngày 5 đến ngày 10.2.2024 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức với sự tham gia của các thành viên. Một trong những kết luận của hội nghị là sẽ thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhất dành cho thuốc lá mới trong kỳ họp COP11 dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Kiểm soát thuốc lá mới dù thận trọng nhưng cần dứt khoát

DI PY |

Sự phổ biến các sản phẩm thuốc lá mới tại thị trường chợ đen để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Thế nhưng, chính sách quản lý này đến nay vẫn chưa có nhiều động thái mới. Do vậy, các chuyên gia cho rằng mặc dù cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định nhưng cũng nên nhanh chóng và dứt khoát, để việc quản lý phải nhanh hơn so với tốc độ lan rộng của thuốc lá mới.

Luật sư bà chủ Vạn Thịnh Phát đề nghị xử lý người tạo trend "tìm kho báu"

Việt Dũng |

Liên quan đến việc cộng đồng mạng xã hội “dậy sóng” với trào lưu truy tìm 673 nghìn tỉ đồng của bị cáo Trương Mỹ Lan ngoài biển, luật sư của bà chủ Vạn Thịnh Phát vừa có đơn đề nghị xử lý.

Nga từng bước chiếm lĩnh thị trường năng lượng quan trọng của EU

Ngọc Vân |

Nga hiện là nhà cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai cho EU sau Mỹ, từng bước chiếm lĩnh thị phần năng lượng quan trọng này.

Đồng loạt kiểm tra các tiệm vàng, nhiều mánh khóe kinh doanh sẽ bị lật tẩy

Cường Ngô |

Công tác kiểm tra chuyên đề với mặt hàng vàng tại các tiệm vàng của cơ quan quản lý thị trường đang được thúc đẩy quyết liệt. Các nhóm vấn đề kiểm tra như đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh; chấp hành quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Nghỉ lễ 30.4 leo núi ở đâu gần TPHCM để trốn nóng?

Đan Thanh |

Núi Dinh, Bà Đen, Thị Vải... là điểm "đổi gió" phù hợp để du khách hòa mình vào thiên nhiên, tránh nóng và đám đông dịp lễ 30.4 - 1.5 ở TPHCM.

Cuộc sống định cư ở Canada của nam diễn viên vừa được phong tặng NSƯT

MINH PHONG |

Rời showbiz Việt sang Canada định cư, nam diễn viên Huỳnh Đông dành thời gian cho gia đình và tận hưởng cuộc sống mới.

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.

Kết luận tại COP10: Tiếp tục nghiên cứu trước khi cập nhật khuyến nghị phù hợp về thuốc lá mới

Nhật Quang |

Từ ngày 5 đến ngày 10.2.2024 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức với sự tham gia của các thành viên. Một trong những kết luận của hội nghị là sẽ thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhất dành cho thuốc lá mới trong kỳ họp COP11 dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Kiểm soát thuốc lá mới dù thận trọng nhưng cần dứt khoát

DI PY |

Sự phổ biến các sản phẩm thuốc lá mới tại thị trường chợ đen để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Thế nhưng, chính sách quản lý này đến nay vẫn chưa có nhiều động thái mới. Do vậy, các chuyên gia cho rằng mặc dù cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định nhưng cũng nên nhanh chóng và dứt khoát, để việc quản lý phải nhanh hơn so với tốc độ lan rộng của thuốc lá mới.