Nga từng bước chiếm lĩnh thị trường năng lượng quan trọng của EU

Ngọc Vân |

Nga hiện là nhà cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai cho EU sau Mỹ, từng bước chiếm lĩnh thị phần năng lượng quan trọng này.

Acer - cơ quan quản lý năng lượng của Liên minh châu Âu - cảnh báo rằng EU vẫn cần nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga để tránh cú sốc năng lượng, ngay cả khi một nhóm quốc gia thành viên tìm cách cấm mua LNG của Mátxcơva.

Tờ Financial Times dẫn cảnh báo từ Acer ngày 19.4 cho biết, những nỗ lực của EU nhằm hạn chế nhập khẩu LNG từ Nga “cần được tiếp cận một cách thận trọng” vì nguồn cung khí đốt qua đường ống từ Mátxcơva sẽ giảm vào cuối năm nay.

Mặc dù EU đã thành công trong việc thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG kể từ cuộc xung đột Nga - Ukraina năm 2022, thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt.

Thị trường năng lượng đã biến động mạnh trong năm nay, trong bối cảnh lo ngại về khả năng cuộc xung đột giữa Israel với Hamas và đối đầu với Iran leo thang.

Nhìn chung, EU đã giảm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng lại tăng cường mua LNG từ nước này cũng như từ các nhà cung cấp khác.

Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho khối sau Mỹ, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái. Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler, 15,5 triệu tấn LNG của Nga được các quốc gia EU mua vào năm ngoái, cao hơn gần 40% so với tổng lượng vào năm 2021.

Mỏ Utreneye, nơi cung cấp khí đốt cho dự án Arctic LNG 2 của Nga. Ảnh:  TASS
Mỏ Utreneye, nơi cung cấp khí đốt cho dự án Arctic LNG 2 của Nga. Ảnh: TASS

Các nhà ngoại giao EU cho biết các quốc gia bao gồm Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic đang thúc đẩy EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn ngay lập tức đối với LNG của Nga - bước đi đòi hỏi sự nhất trí của các quốc gia thành viên.

Trong khi đó, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ vẫn đang nhập khẩu khối lượng lớn LNG từ Nga. Đức và các nước láng giềng Trung Âu cũng nhập khẩu một phần.

Cơ quan giám sát EU cũng bày tỏ lo ngại về việc các quốc gia thành viên riêng lẻ sử dụng các quyền lực mới “để tạm thời hạn chế nguồn cung cấp khí đốt, bao gồm LNG, từ Nga và Belarus”, lưu ý rằng những động thái như vậy có thể ảnh hưởng đến các hợp đồng cung cấp dài hạn đã thỏa thuận với Mátxcơva trước cuộc xung đột Ukraina. Việc phá vỡ các hợp đồng đó có thể buộc các công ty châu Âu phải trả những khoản phạt nặng.

Acer nhấn mạnh, việc chấm dứt vận chuyển qua đường ống từ Nga qua Ukraina tới EU trong năm nay sẽ làm giảm nguồn cung khí đốt của khối này khoảng 13,6 tỉ mét khối, tương đương khoảng 4% tổng lượng tiêu thụ của năm ngoái.

Khi hợp đồng trung chuyển qua Ukraina hết hạn vào cuối năm nay, sẽ chỉ còn lại đường ống dẫn khí duy nhất từ Nga tới châu Âu là Turkstream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) đi qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

Nhìn chung, nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga đã giảm khoảng 2/3 so với mức trước xung đột Ukraina, ngay cả khi nguồn cung đã chuyển từ đường ống sang LNG.

Một dấu hiệu nữa về căng thẳng tiềm tàng trong nội bộ EU về an ninh năng lượng, Áo, Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia đã cảnh báo rằng việc Đức đánh thuế vận chuyển khí đốt từ nước này có thể buộc họ phải tăng nhập khẩu từ Nga.

Ủy ban châu Âu cho biết “việc các quốc gia đơn phương hạn chế xuất khẩu hoặc đánh thuế tại các điểm xuất khẩu xuyên biên giới sẽ gây nguy hiểm cho sự đoàn kết năng lượng”. EU từ chối bình luận về việc có kiện Đức như Áo yêu cầu hay không.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản tuyên bố tiếp tục tham gia dự án khí đốt Nga cực kỳ quan trọng

Ngọc Vân |

Dự án khí đốt Nga vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với nguồn cung năng lượng của Tokyo, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Nước từng chỉ trích gay gắt nay nối lại mua ngũ cốc của Nga

Ngọc Vân |

Một trong những nước chỉ trích Nga gay gắt nhất đã nối lại nhập khẩu ngũ cốc của Nga sau một thời gian dài.

Điểm yếu khó khắc phục của EU trước Nga

Song Minh |

Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.

Giá vàng liên tục tăng, tại sao người mua vẫn "ngậm đắng" khi mua vào

Khương Duy |

Gần đây giá vàng liên tục tăng khiến nhiều người quyết định xuống tiền. Tuy nhiên, chênh lệch mua vào - bán ra quá lớn có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ khi mua trong ngắn hạn.

UBND tỉnh Quảng Nam kháng cáo bản án của Tòa án nhân dân tỉnh

Hoàng Bin |

Bị xử thua kiện trong vụ án hành chính do 1 công dân khởi kiện, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh này.

Dân tố sống khổ bên mỏ đá ô nhiễm, chính quyền dửng dưng: “Cũ rồi"

Nhóm PV |

Cao Bằng - Mỏ đá Nà Cháo (xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng) trong quá trình hoạt động đã mang tới nhiều phiền toái cho người dân.

Sở Du lịch Bình Định nói gì về việc xây cầu kính ngắm bình minh tại Eo Gió?

Hoài Phương |

Về việc xây dựng đáy cầu kính để phục vụ du khách ngắm bình minh tại khu du lịch Eo Gió (TP Quy Nhơn), lãnh đạo Sở Du lịch Bình Định cho rằng, đây là ý tưởng mới, sản phẩm du lịch chưa từng có ở Bình Định.

Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được xét tư cách dự thầu vàng như thế nào?

Minh Ánh |

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phiên đấu thầu vàng miếng ngày mai (ngày 22.4) sẽ có 15 đơn vị tham gia là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

Nhật Bản tuyên bố tiếp tục tham gia dự án khí đốt Nga cực kỳ quan trọng

Ngọc Vân |

Dự án khí đốt Nga vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với nguồn cung năng lượng của Tokyo, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Nước từng chỉ trích gay gắt nay nối lại mua ngũ cốc của Nga

Ngọc Vân |

Một trong những nước chỉ trích Nga gay gắt nhất đã nối lại nhập khẩu ngũ cốc của Nga sau một thời gian dài.

Điểm yếu khó khắc phục của EU trước Nga

Song Minh |

Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.