Điểm yếu khó khắc phục của EU trước Nga

Song Minh |

Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.

Chuyên gia phân tích năng lượng Petras Katinas viết trên website của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina và cuộc khủng hoảng năng lượng sau đó gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu về an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).

Sự phụ thuộc nặng nề của EU vào nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là nhiên liệu nhập khẩu từ một nhà cung cấp duy nhất, cho thấy nhu cầu cấp thiết về đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng.

Xung đột Nga - Ukraina cũng trở thành mấu chốt trong chính sách năng lượng của EU khi các quốc gia thành viên nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào than, dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào EU đã tăng đáng kể. Nguồn thu này không chỉ mang lại cho Nga đòn bẩy chính trị đáng kể đối với các nước thành viên EU mà còn tài trợ cho chiến dịch quân sự của Mátxcơva ở Ukraina.

Theo chuyên gia Katinas, trước những diễn biến này, EU - vốn trước đây đã cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga - cần giữ vững cam kết bằng cách giảm và tiến tới chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Điều này sẽ làm giảm nguồn tiền Mátxcơva đổ vào cuộc chiến và làm giảm ảnh hưởng của Nga với EU.

Năm 2021, 46% lượng khí đốt nhập khẩu của EU đến từ Nga. Tuy nhiên, kể từ chiến sự Ukraina, tỉ lệ này đã giảm đáng kể, xuống còn 24% vào năm 2022 và 16% vào năm 2023, một phần do sự gián đoạn nguồn cung và tình thế bắt buộc khiến EU phải tìm kiếm các giải pháp thay thế khí đốt. Điều trớ trêu là, quá trình đa dạng hóa nguồn cung lại dẫn đến gia tăng nhập khẩu LNG của Nga.

Năm 2022, nhập khẩu khí LNG vào EU tăng 63% so với năm 2021, đạt 126 tỉ mét khối. Nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả trung chuyển, cũng tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, lên tới 20 tỉ mét khối, chiếm 15% tổng lượng LNG nhập khẩu của EU.

Nhà máy LNG 2 của tập đoàn dầu khí Nga Novatek ở Bắc Cực. Ảnh: Novatek
Nhà máy LNG 2 của tập đoàn dầu khí Nga Novatek ở Bắc Cực. Ảnh: Novatek

Một phần LNG của Nga nhập khẩu vào EU đã được chuyển tiếp đến các điểm đến khác trên thế giới, giúp Nga tiếp cận thị trường toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phân tích của CREA cho thấy 22% (4,4 tỉ mét khối) nhập khẩu LNG từ Nga của EU được trung chuyển trên toàn cầu, với 8% (1,6 tỉ mét khối) đến các quốc gia thành viên EU vào năm 2023.

Theo CREA, việc tiếp tục phụ thuộc vào các dịch vụ của G7+ để xuất khẩu LNG mang lại cho các đồng minh của Ukraina đòn bẩy đáng kể trong việc điều tiết giá LNG của Nga và đưa ra giá trần. Các nhà xuất khẩu LNG của Nga sẽ buộc phải bán ở mức giá trần hoặc ở mức chiết khấu để tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm do G7+ cung cấp. Theo CREA, đề xuất như vậy sẽ đảm bảo dòng LNG ổn định đến các nước nhập khẩu, ngăn chặn giá khí đốt tăng đột ngột và làm giảm doanh thu của Nga từ mặt hàng này.

CREA cho hay, chính sách giá trần LNG ở mức 17 euro/MWh, cao hơn chi phí sản xuất trung bình ước tính của Nga, cũng sẽ có tác dụng ngăn chặn việc Nga giảm đáng kể xuất khẩu, bởi xuất khẩu ở mức giá này vẫn có lãi.

Theo tính toán của CREA dựa trên giá trị năm 2023, việc áp dụng giá trần LNG trên toàn cầu sẽ làm giảm 60% tổng doanh thu xuất khẩu LNG của Nga, tương đương 10 tỉ euro. Nhưng nếu chỉ thực thi giá trần này trong EU sẽ làm giảm tổng doanh thu xuất khẩu LNG của Nga 29%, tương đương giảm 5 tỉ euro.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Châu Âu còn lâu mới đoạn tuyệt được khí đốt Nga

Song Minh |

Nga vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) quan trọng cho châu Âu.

Xương sống kinh tế Đức đối mặt thiệt hại vĩnh viễn vì khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Hậu quả từ việc phụ thuộc vào khí đốt Nga có thể sẽ gây thiệt hại vĩnh viễn cho ngành công nghiệp - xương sống của nền kinh tế Đức.

EU mở đường cho các nước châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua phương án pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga.

Vẫn đang khắc phục sai phạm tại dự án Mường Thanh Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Trong tổng số 121 căn hộ khách sạn sở hữu 50 năm bị bán thành chung cư sở hữu lâu dài trái quy định, chủ đầu tư dự án Mường Thanh Bắc Ninh đang tiến hành đàm phán, mua lại 38 căn hộ còn lại.

Bất ngờ với mức lương của ngành học lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Trần Hạnh |

Từ mùa tuyển sinh năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chính thức mở ngành học đào tạo chính quy và chuyên sâu về game đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Nhật Anh tạm dừng công việc Tổng Giám đốc tại Nhã Nam

KHÁNH AN |

Công ty Sách Nhã Nam thông báo đã tạm ngưng chức tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Nhật Anh sau khi ông này xin lỗi, thừa nhận hành vi thân mật, gây hiểu lầm với nữ nhân viên.

Biệt thự Hà Nội chục tỉ đồng rao bán gấp, ngày đêm treo biển cho thuê

Thu Giang - Phạm Hồng |

Nhiều căn biệt thự có giá bán hàng chục tỉ đồng ở khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang được chủ nhà rao bán gấp, treo biển cho thuê hàng loạt.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 18.4: Vàng nhẫn tiếp tục sụt giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 18.4: Tính đến 17h30, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 82-84 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giá vàng nhẫn tăng lên mức 75-76,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.380 USD/ounce.

Châu Âu còn lâu mới đoạn tuyệt được khí đốt Nga

Song Minh |

Nga vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) quan trọng cho châu Âu.

Xương sống kinh tế Đức đối mặt thiệt hại vĩnh viễn vì khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Hậu quả từ việc phụ thuộc vào khí đốt Nga có thể sẽ gây thiệt hại vĩnh viễn cho ngành công nghiệp - xương sống của nền kinh tế Đức.

EU mở đường cho các nước châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua phương án pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga.