Cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường bị tuyên phạt 4 năm tù

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Trương Quốc Cường - cựu Thứ trưởng Y tế được xác định thiếu trách nhiệm để 7 lô thuốc giả nhãn mác Health 2000 tuồn vào Việt Nam.
Chủ toạ Đào Bá Sơn công bố bản án với 14 bị cáo trong vụ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Ảnh: V.D
Chủ toạ Đào Bá Sơn công bố bản án với 14 bị cáo trong vụ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Ảnh: V.D

Hành vi của 14 bị cáo gây bất bình trong dư luận

Sau 8 ngày xét xử, nghị án kéo dài, chiều 19.5, TAND TP.Hà Nội đã công bố bản án với 14 bị cáo trong vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".

Theo đó, toà tuyên phạt ông Trương Quốc Cường - cựu Thứ trưởng Y tế mức án 4 năm về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Cùng tội danh này, toà tuyên phạt Nguyễn Việt Hùng - cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)  3 năm tù, Lê Đình Thanh - nguyên Công chức Cục Hải quan TPHCM  2 năm tù.

Ở tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", bà Phạm Hồng Châu - cựu Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược bị tuyên 4 năm tù; Nguyễn Thị Thu Thủy - cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược mức án 4 năm tù.

Với tội danh "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh", Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng - cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma 18 năm tù; Võ Mạnh Cường - cựu Giám đốc Công ty TNHH thương mại Hàng hải Quốc tế H&C mức án 20 năm tù.

7 bị cáo đồng phạm bị đề nghị mức án từ 6 năm - 16 năm tù.

Toà nhận định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, gây bất bình trong nhân dân, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng, của ngành y tế nên cần phải xử lý nghiêm minh.

Trong đó, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường phạm tội tích cực, chủ mưu cầm đầu, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm giúp sức.

Việc tuyên các mức án trên, toà cho rằng 13 trong 14 bị cáo đều thành khẩn thừa nhận sai phạm.

Toàn cảnh phiên toà xét xử 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh“. Ảnh: V.D
Toàn cảnh phiên toà xét xử 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh“. Ảnh: V.D

Việc xét xử theo tội danh truy tố là đúng pháp luật

Theo bản án sơ thẩm, lợi dụng những sơ hở trong công tác quản lý Dược và Hải quan, trong các năm 2008-2010, Nguyễn Lê Xuân Khang (là người Việt Nam định cư tại Canada và có quốc tịch Canada) đã bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Minh Hùng và ông Lê Văn Sơn lập hồ sơ các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada để Công ty Cudupha, Công ty Vimedimex đứng tên xin cấp số đăng ký.

Thực tế, các hồ sơ thuốc đều là giả nhưng do một số cán bộ của Cục Quản lý Dược thiếu trách nhiệm hoặc có động cơ cá nhân đã làm trái công vụ trong quá trình thẩm định, xét duyệt nên 7 loại thuốc: Extrafovir; Kaderox-250; Kafotax-1000; MGP Axinex-1000, MGP Mosinase-625, H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin mang nhãn mác Health 2000 Canada đã được cấp số đăng ký.

Từ ngày 4.11.2012 - 19.6.2014, Nguyễn Minh Hùng cấu kết với Võ Mạnh Cường chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm giả các hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua bán, nâng khống giá thuốc, làm giả chứng từ thay đổi nguồn gốc xuất xứ thuốc, hợp thức chứng từ thanh toán để thông quan, nhập khẩu các thuốc trên, với tổng số lượng là 838.100 hộp.

Số thuốc giả nêu trên đã được Công ty VN Pharma bán cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc tổng cộng 623.819 hộp, thu lợi bất chính số tiền hơn 31,5 tỉ đồng.

Theo toà, việc truy tố, xét xử Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm là đúng. Về trách nhiệm dân sự, toà buộc các bị cáo từ chủ mưu đến giúp sức nhóm tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” phải bồi thường khoản thu lợi bất chính của nhóm tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Hùng phải bồi thường 10 tỉ đồng, số còn lại chia đều cho 3 bị cáo khác.

Thời điểm lô thuốc trên tuồn vào Việt Nam, ông Trương Quốc Cường đang giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý Dược. Ông Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm được giao; thiếu giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc...

Hậu quả 6/7 loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, với trị giá hơn 148 tỉ đồng.

Ngoài ra, khi có thông tin về lô thuốc trên không rõ nguồn gốc, xuất xứ, song bị cáo Trương Quốc Cường không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy. Sai phạm này dẫn đến việc các cơ sở y tế trong nước tiếp tục sử dụng các loại thuốc này để điều trị cho người bệnh, tổng trị giá hơn 3,7 tỉ đồng.

"Việc truy tố, xét xử với bị cáo Cường và hai bị cáo trên theo tội danh truy tố là đúng pháp luật", toà nhận định.

Đối với bị cáo Thủy, đã cố ý không chấp hành đúng các quy định của pháp luật và Bộ Y tế, tự ý thẩm định lại dựa trên các tài liệu được đưa trái quy định vào hồ sơ nhằm khắc phục các lỗi đã được nhóm chuyên gia đánh giá, đề nghị không cấp số đăng ký, trong khi hồ sơ 2 thuốc H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin đã có FSC, GMP bản chính nhằm tạo điều kiện cho các thuốc này được cấp số đăng ký.

Sau đó, Thủy đã thẩm định bổ sung đề nghị cấp số đăng ký cho 2 thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp dẫn đến hậu quả các thuốc trên được cấp số đăng ký, nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam, với tổng trị giá 101 tỉ đồng.

Bản án sơ thẩm nhận định, đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ người bệnh.

Theo đó, toà kiến nghị Bộ Y tế xem xét lại quy trình xét duyệt thuốc từ nước ngoài vào Việt Nam. Qua vụ án cho thấy, việc thẩm định và xét duyệt thuốc có lỗ hổng.

Bên cạnh đó, toà cũng kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ các lô hàng đã thông quan.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nói lời sau cùng, thừa nhận sai phạm

Việt Dũng |

Ông Trương Quốc Cường - cựu Thứ trưởng Bộ Y tế thừa nhận sai phạm của mình và xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới cũng như bản thân khi nói lời sau cùng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị đề nghị truy tố

Việt Dũng |

Ông Cao Minh Quang - cựu Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc thiếu trách nhiệm khi để nhóm cựu lãnh đạo Công ty Dược phẩm Cửu Long giữ lại hơn 3,8 triệu USD - tiền được giảm giá mua nguyên liệu thuốc.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nói lời sau cùng, thừa nhận sai phạm

Việt Dũng |

Ông Trương Quốc Cường - cựu Thứ trưởng Bộ Y tế thừa nhận sai phạm của mình và xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới cũng như bản thân khi nói lời sau cùng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị đề nghị truy tố

Việt Dũng |

Ông Cao Minh Quang - cựu Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc thiếu trách nhiệm khi để nhóm cựu lãnh đạo Công ty Dược phẩm Cửu Long giữ lại hơn 3,8 triệu USD - tiền được giảm giá mua nguyên liệu thuốc.