Chiêu dùng người của bà chủ Vạn Thịnh Phát khi thâu tóm Ngân hàng SCB

Việt Dũng |

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngoài tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho những người thân tín giữ các chức vụ cao tại SCB, trả lương 200-500 triệu đồng/tháng, còn thưởng lượng lớn cổ phần của ngân hàng này với một số cá nhân.

Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã đề nghị truy tố 86 bị can với các tội danh khác nhau.

Theo C03, sau khi sở hữu, nắm quyền chi phối SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân bị can tin tưởng, thân tín. Những người này đều có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Họ được bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt tại SCB, nhận mức lương cao từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng. Thực tế, các lãnh đạo chủ chốt của SCB đều do Trương Mỹ Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ.

Trong số này có bị can Trần Thị Mỹ Dung. Bị can Dung trước khi làm Phó Tổng Giám đốc SCB (từ ngày 5.1.2021 đến ngày 14.9.2022) đã công tác tại ngân hàng này từ năm 2010, trải qua nhiều vị trí từ nhân viên tín dụng, trưởng bộ phận tín dụng, chuyên viên Phòng Tái thẩm định, Phó Giám đốc Tái thẩm định; Quyền Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ.

7 lãnh đạo SCB bị truy nã do bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc không rõ đang ở đâu. Ảnh: Bộ Công an
7 lãnh đạo SCB bị truy nã do bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc không rõ đang ở đâu. Ảnh: Bộ Công an

Tài liệu điều tra thể hiện, từ ngày 11.9.2019 đến ngày 15.8.2022, Trần Thị Mỹ Dung với các vai trò là Phó Giám đốc Khối Tái thẩm định và Giám đốc khối này, cũng như chức danh Phó Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc uỷ quyền thực hiện quyền hạn của Tổng Giám đốc, đã ký 395 Tờ trình tái thẩm định, 395 Biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư Hội sở, 144 Tờ trình của Tổng Giám đốc (thừa ủy quyền Tổng Giám đốc) trình HĐQT đồng ý cho 394 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 617 khoản vay tại SCB.

Các khoản vay này có dư nợ đến ngày 17.10.2022 là hơn 356.873 tỉ đồng gồm các khoản dư nợ gốc, dư nợ lãi, nợ lãi, phí đã được bán nợ, cấn trừ nợ.

Bản thân Trần Thị Mỹ Dung nhận thức, biết rõ các khoản vay của cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều có điểm chung là được theo dõi trên hệ thống Core Banking tại SCB là “HSTT - Hội sở tiếp thị"; giải ngân, rút tiền của SCB ra trước, sau đó mới hoàn thiện hợp thức hồ sơ cho vay.

Thực tế, các đơn vị tại SCB không có việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn, bỏ qua quy trình cho vay thông thường theo quy định pháp luật.

Năm 2021, Trần Thị Mỹ Dung được Trương Mỹ Lan cho 300.000 cổ phần SCB (tương đương 3 tỉ đồng mệnh giá).

Với việc giúp sức tích cực trên, Trần Thị Mỹ Dung bị đề nghị tội “Tham ô tài sản” giữ vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan. Trần Thị Mỹ Dung liên đới chiếm đoạt hơn 200.690 tỉ đồng, cùng gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 69.000 tỉ đồng.

Theo C03, quá trình điều tra, Trần Thị Mỹ Dung đã tự nguyện giao nộp 300.000 cổ phần SCB để khắc phục hậu quả vụ án.

Bị can thứ hai cũng được Trương Mỹ Lan thưởng cổ phần của SCB là Bùi Nhân - cựu Phó Tổng Giám đốc SCB.

Theo cáo buộc, từ ngày 23.11.2020 đến ngày 21.9.2022, với các vai trò là Phó Giám đốc Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc SCB, Bùi Nhân đã ký, phê duyệt 225 tờ trình tái thẩm định đồng ý cho 224 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan vay 286 khoản, có dư nợ đến ngày 17.10.2022 là hơn 182.287 tỉ đồng nợ gốc và hơn 27.000 tỉ đồng nợ lãi, phí.

Bùi Nhân thừa nhận các khoản vay của nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát mà bị can tham gia các thủ tục liên quan đều được tạo lập khống, giải ngân trước, hợp thức hồ sơ sau, không đúng với quy trình cho vay thông thường và quy định pháp luật, nhằm rút tiền ra khỏi SCB theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Ngoài ra, quá trình làm việc tại SCB, bên cạnh các khoản lương, phụ cấp, Bùi Nhân còn được Trương Mỹ Lan thưởng 1 triệu cổ phần của ngân hàng này. Sau đó, Bùi Nhân đã bán số cổ phần này lấy tiền, sử dụng cá nhân.

Đối với bị can Nhân, cơ quan điều tra đề nghị truy tố tội danh: “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khách liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Những cựu sếp SCB dưới cái bóng lớn của bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Với những hồ sơ được mã hoá riêng bằng ký hiệu “HSTT” được dành riêng việc cho vay trái quy định pháp luật của SCB với cá nhân, pháp nhân Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bị can Trương Mỹ Lan làm chủ và lãnh đạo, cán bộ nào phản ứng đều bị cho nghỉ việc hoặc phải chấp nhận làm sai.

Giám định chữ kí để cáo buộc sai phạm cựu sếp nữ SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, do cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB Nguyễn Thị Thu Sương đang trốn truy nã nên Cơ quan Cảnh sát điều tra đã giám định chữ kí của người này cùng tài liệu khác để cáo buộc sai phạm.

Vụ Vạn Thịnh Phát, cựu sếp thanh tra nhiều lần che giấu sai phạm của SCB

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng bị cáo buộc nhiều lần chỉ đạo Trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn bỏ ngoài, "làm mờ" loạt sai phạm của SCB khi thanh tra ngân hàng này.

Loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất lên đến 14%/năm

Thanh Giang |

Tính đến tháng 11.2023, tổng giá trị hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 233.000 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu với lãi suất lên đến 14%/năm.

AFC ra quyết định loại bỏ một giải đấu

HOÀNG HUÊ |

Một giải đấu vừa bị gạch tên khỏi hệ thống thi đấu của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Những cựu sếp SCB dưới cái bóng lớn của bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Với những hồ sơ được mã hoá riêng bằng ký hiệu “HSTT” được dành riêng việc cho vay trái quy định pháp luật của SCB với cá nhân, pháp nhân Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bị can Trương Mỹ Lan làm chủ và lãnh đạo, cán bộ nào phản ứng đều bị cho nghỉ việc hoặc phải chấp nhận làm sai.

Giám định chữ kí để cáo buộc sai phạm cựu sếp nữ SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, do cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB Nguyễn Thị Thu Sương đang trốn truy nã nên Cơ quan Cảnh sát điều tra đã giám định chữ kí của người này cùng tài liệu khác để cáo buộc sai phạm.

Vụ Vạn Thịnh Phát, cựu sếp thanh tra nhiều lần che giấu sai phạm của SCB

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng bị cáo buộc nhiều lần chỉ đạo Trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn bỏ ngoài, "làm mờ" loạt sai phạm của SCB khi thanh tra ngân hàng này.