Giám định chữ kí để cáo buộc sai phạm cựu sếp nữ SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, do cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB Nguyễn Thị Thu Sương đang trốn truy nã nên Cơ quan Cảnh sát điều tra đã giám định chữ kí của người này cùng tài liệu khác để cáo buộc sai phạm.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C03) trong kết luận ban hành mới đây đã đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thu Sương (49 tuổi) - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB về tội: "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" do có sai phạm trong việc cho vay, giải ngân liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo C03, Nguyễn Thị Thu Sương làm việc tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đệ Nhất (một trong 3 ngân hàng tiền thân của SCB hiện nay) từ tháng 4.2011. Sau đó, bị can Sương tiếp tục công tác tại SCB đến ngày 17.3.2014, trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đệ Nhất, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB.

Theo C03, việc bị can Sương cùng các cựu lãnh đạo chủ chốt khác của SCB (Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng cùng cựu Chủ tịch HĐQT…) đều do Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tuyển chọn và giao nhiệm vụ vì tin tưởng về trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trương Mỹ Lan trả lương cho các chức vụ chủ chốt tại SCB từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng.

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại SCB, Trương Mỹ Lan đã sử dụng nhà băng này như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, phục vụ cho mục đích cá nhân.

Mặt khác, sau khi thâu tóm SCB, Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại ngân hàng, cùng với cán bộ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát triển khai hoạt động rút tiền của nhà băng này dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống).

Trương Mỹ Lan khai nhận, liên quan đến việc SCB cấp tín dụng cho khách hàng, qua các thời kì, chỉ đạo Nguyễn Thị Thu Sương, Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng Giám đốc… triển khai thực hiện.

Đặc biệt, theo lời Trương Mỹ Lan khai, khi gặp khó khăn về tiền để trả cho các khoản vay trước tại SCB, tuỳ theo từng thời kỳ mà các lãnh đạo ngân hàng này, trong đó có bà Nguyễn Thị Thu Sương sẽ thông báo cho biết để tìm phương án xử lý. Sau đó, lãnh đạo SCB qua các thời kỳ sẽ chủ động phân công cán bộ và những người liên quan thực hiện.

Bảy người (trong đó có bà Nguyễn Thị Thu Sương) liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB đang bị truy nã. Ảnh: Bộ Công an
7 người (trong đó có bà Nguyễn Thị Thu Sương) liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB đang bị truy nã. Ảnh: Bộ Công an

Võ Tấn Hoàng Văn cũng có lời khai thể hiện, bị can biết rõ qua từng giai đoạn, những cá nhân mà Trương Mỹ Lan đưa lên làm lãnh đạo SCB để chỉ đạo cho vay đối với nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát gồm: Nguyễn Thị Thu Sương - Chủ tịch HĐQT (thời điểm này Văn giữ chức Phó Tổng Giám đốc SCB - tháng 7.2013 và Tổng Giám đốc tháng 12.2013); Đinh Văn Thành - Phó Chủ tịch HĐQT (cùng thời điểm với bà Sương khi đang giữ chức Chủ tịch HĐQT)…

Căn cứ kết quả xác minh tại SCB, lời khai các bị can và đối tượng liên quan trên cùng tài liệu, dữ liệu thu thập được; kết quả giám định chữ ký đứng tên Nguyễn Thị Thu Sương trên các tài liệu phê duyệt cấp tín dụng các khoản vay, C03 đủ căn cứ xác định: Hành vi của cựu Chủ tịch HĐQT SCB Nguyễn Thị Thu Sương đã phạm vào tội danh trên. Bị can liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 6.989 tỉ đồng với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan.

Theo đó, từ ngày 25.7.2012 đến ngày 30.7.2013, Nguyễn Thị Thu Sương với vai trò là Chủ tịch HĐQT SCB đã ký 4 biên bản họp/Phiếu biểu quyết của HĐQT, 2 Nghị quyết đồng ý cho 79 khách hàng cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay.

Với 79 khoản vay tại SCB, có dư nợ đến ngày 17.10.2022 là hơn 55.814 tỉ đồng. Trong đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo hiện tại của các khoản vay mà bị can Nguyễn Thị Thu Sương ký các thủ tục hợp thức là hơn 48.824 tỉ đồng.

Theo C03, các đối tượng tại SCB (gồm 43 người, trong đó có Nguyễn Thị Thu Sương) và những người liên quan khác trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 đã cho vay trái quy định, đến nay không có khả năng thu hồi số tiền hơn 677.286 tỉ đồng (gồm cả gốc lẫn lãi).

Song trước khi khởi tố vụ án, bà Sương đã xuất cảnh ra nước ngoài, hiện không xác định được bị can đang ở đâu. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, truy nã đối với bà Sương.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vụ Vạn Thịnh Phát, cựu sếp thanh tra nhiều lần che giấu sai phạm của SCB

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng bị cáo buộc nhiều lần chỉ đạo Trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn bỏ ngoài, "làm mờ" loạt sai phạm của SCB khi thanh tra ngân hàng này.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan được cựu Chủ tịch SCB giúp sức tích cực

Việt Dũng |

Ông Đinh Văn Thành - cựu Chủ tịch Ngân hàng SCB bị cơ quan điều tra cáo buộc đồng phạm giúp sức bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ đồng, dù bị can này đang bỏ trốn.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người duy nhất không nhận quà khi SCB bị thanh tra

Việt Dũng |

Ở vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Du - cựu quyền Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) không nhận quà và còn trả lại cho lãnh đạo SCB.

6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Vương Trần |

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nêu rõ 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nghiêm cấm chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của công trình quốc phòng và khu quân sự.

Bằng chứng minh oan cho người phụ nữ bị tung tin "lây lan HIV"

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Bị tung tin đồn nhiễm HIV rồi lây nhiễm cho nhiều người, người phụ nữ (ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) đã cùng chồng đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, cả 2 vợ chồng đều âm tính với HIV.

Sân golf nghìn tỉ đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống người dân

TRẦN TUẤN |

Là dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang, đang giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân địa phương nhưng do chưa hoàn thiện hệ thống kè, mương thoát nước, Dự án Sân golf Việt Yên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều hộ dân khu vực giáp ranh mỗi khi mưa xuống.

Ám ảnh câu chuyện về thợ móc cống của tác giả đặc biệt đã nằm viết 20 năm

Huyền Chi |

Dù sức khỏe yếu, không thể đi lại, tác giả Nguyễn Phương Thúy vẫn nghị lực vượt lên nghịch cảnh, sáng tác 2 truyện ngắn về chủ đề công nhân, công đoàn, trong đó gây ấn tượng với tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất".

Theo chân người Hải Dương đón mùa rươi Tứ Kỳ

Lê Tuyến |

Những ngày này, người dân ở đất Tứ Kỳ, Hải Dương nhiều khi đang trong bữa cơm, nhưng nghe con nước rút thì đều buông đũa, đi đong “bát rươi đầy”.

Vụ Vạn Thịnh Phát, cựu sếp thanh tra nhiều lần che giấu sai phạm của SCB

Việt Dũng |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng bị cáo buộc nhiều lần chỉ đạo Trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn bỏ ngoài, "làm mờ" loạt sai phạm của SCB khi thanh tra ngân hàng này.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan được cựu Chủ tịch SCB giúp sức tích cực

Việt Dũng |

Ông Đinh Văn Thành - cựu Chủ tịch Ngân hàng SCB bị cơ quan điều tra cáo buộc đồng phạm giúp sức bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ đồng, dù bị can này đang bỏ trốn.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người duy nhất không nhận quà khi SCB bị thanh tra

Việt Dũng |

Ở vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Du - cựu quyền Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) không nhận quà và còn trả lại cho lãnh đạo SCB.