Cảnh giác thủ đoạn mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn để lừa đảo

Quang Việt |

Càng gần cuối năm, càng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo qua mạng, qua tin nhắn… mạo danh ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân với số tiền rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc.

Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, từ tháng 9 đến nay, người dân tại Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng... thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (SMS Brandname).

Những tin nhắn trên có nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn Vietinbank... hoặc VPBank...”. Nếu muốn hủy đăng ký thì truy cập vào trang web như: https://vietinbank.com.vn-vb.top, https://vpbank.com.vn-vb.top, https://scb.com.vn-as.life, https://msb.com.vn-sx.top... Thực chất, chúng đang dụ dỗ khách hàng truy cập vào trang web giả mạo ngân hàng.

Có trường hợp khách hàng nhận tin nhắn thông báo tài khoản sẽ bị ngưng dịch vụ… vui lòng truy cập vào website www.diidvsmat.com... nhằm dụ dỗ họ truy cập vào các trang web giả mạo ngân hàng.

Nhiều người lầm tưởng đây là tin nhắn thông báo của ngân hàng nên đã thực hiện theo, dẫn đến bị chiếm quyền truy cập tài khoản ngân hàng và bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản. Có trường hợp thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khẳng định, đó là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà tội phạm lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập. Mục đích của họ là đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.

Bộ Công an xác định, mỗi ngày, các nhóm trên phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn với mỗi bộ thiết bị. Lực lượng công an một số địa phương đã phá 7 vụ án, bắt 10 người liên quan tại Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phát thông cáo báo chí cho biết, trong tháng 2.2022, thanh tra bộ chủ trì, phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và các đơn vị liên quan đã tiến hành thanh tra đột xuất việc lắp đặt, sử dụng trạm phát sóng di động trái pháp luật đối với 3 đối tượng trên địa bàn TPHCM. Ba đối tượng gồm Bế Văn Trường (29 tuổi; ở tỉnh Quảng Ninh); Trương Đức Dương (33 tuổi, ở tỉnh Hà Nam); Hoàng Quốc Anh (23 tuổi, ở tỉnh Quảng Ninh).

Đối tượng thực hiện hành vi vi phạm đã sử dụng kỹ thuật viễn thông, công nghệ thông tin để gửi các tin nhắn rác, tin quảng cáo dịch vụ, tin nhắn giới thiệu các trang web cờ bạc... đến máy điện thoại người sử dụng; không loại trừ khả năng có các tin nhắn xác thực cho dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam hoặc tin nhắn giả mạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng để lừa đảo người dân.

Theo chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thời gian qua, tại một số khu vực trên địa bàn TP.Hà Nội xảy ra tình trạng một số người dân nhận được các tin nhắn từ đầu số “8079” - tin nhắn giả nhà mạng được gửi đi từ các thiết bị giả mạo của các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam”. Toàn bộ dữ liệu này không đi qua hệ thống của các nhà mạng.

Trước tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại.

Mọi người dân không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh "sập bẫy" lừa đảo.

Các doanh nghiệp viễn thông, cá nhân, tập thể khi phát hiện có đối tượng lắp đặt thiết bị điện tử lạ, nhất là tại khu vực có mật độ dân cư đông đúc cần thông báo cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo hiện tượng mạo danh quân nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Các đối tượng mạo danh quân nhân để liên hệ chủ nhà hàng ở Quảng Ngãi đặt hàng suất ăn với số lượng lớn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

App công nhân để ngăn lừa đảo

Quang Chính |

“App công nhân” mang tên Hướng Công của LĐLĐ thành phố Hải Phòng là một giải pháp tốt để bảo vệ công nhân lao động và cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua app điện thoại.

Tránh "sập bẫy" lừa đảo tìm việc làm thêm cận Tết bằng cách nào?

LƯƠNG HẠNH |

Sinh viên là đối tượng dễ bị lừa đảo khi tìm kiếm các công việc tại nhà làm thêm dịp cận Tết. Chuyên gia bày cách để đối tượng này có thể tránh "sập bẫy" lừa đảo.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Cảnh báo hiện tượng mạo danh quân nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Các đối tượng mạo danh quân nhân để liên hệ chủ nhà hàng ở Quảng Ngãi đặt hàng suất ăn với số lượng lớn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

App công nhân để ngăn lừa đảo

Quang Chính |

“App công nhân” mang tên Hướng Công của LĐLĐ thành phố Hải Phòng là một giải pháp tốt để bảo vệ công nhân lao động và cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua app điện thoại.

Tránh "sập bẫy" lừa đảo tìm việc làm thêm cận Tết bằng cách nào?

LƯƠNG HẠNH |

Sinh viên là đối tượng dễ bị lừa đảo khi tìm kiếm các công việc tại nhà làm thêm dịp cận Tết. Chuyên gia bày cách để đối tượng này có thể tránh "sập bẫy" lừa đảo.