TP.HCM:

Tiểu thương ở chợ ế ẩm, chợ tự phát vẫn lấn chiếm lề đường

NGỌC TIẾN - MINH QUÂN |

Tình trạng buôn bán ở chợ truyền thống tại TPHCM ngày càng ế ẩm. Nhiều tiểu thương phải chọn giải pháp sang sạp hoặc cho thuê lại sạp, thậm chí có người phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh. Thế nhưng, tình trạng chợ tự phát, lấn chiếm lề đường để buôn bán vẫn tiếp diễn hàng ngày.

Đìu hiu chợ truyền thống 

Chợ Bà Chiểu (Quận Bình Thạnh) là một ngôi chợ nổi tiếng lâu đời tại TPHCM nhưng hiện giờ ở đây đang xảy ra một nghịch cảnh. Nhiều nơi trong ngôi chợ đang xuống cấp trầm trọng, bị bỏ hoang phế thành nơi giữ xe, kho chứa hàng. Các tiểu thương ở đây đã dọn hàng hóa ra vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán vì bán trong chợ không cạnh tranh nổi với chợ tự phát. Vì vậy, những con đường xung quanh chợ Bà Chiểu như Bùi Hữu Nghĩa, Vũ Tùng, Diên Hồng, Ngô Nhân Tịnh đều bị biến thành chợ tự phát nhiều năm nay, hàng hoá chất đầy cả vỉa hè lẫn lòng lề đường. Đặc biệt là đường Bùi Hữu Nghĩa, lúc nào mặt đường cũng tràn ngập rác và nước thải hôi thối tràn lan.

Chị Minh Tâm, một tiểu thương bán ở chợ Bà Chiểu, cho biết, vào những năm 2000, chị đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để sang sạp bán tạp hóa, gia vị ở chợ Bà Chiểu. Có những giai đoạn, khách đi chợ mua nườm nượp, bán không kịp thở. Thế nhưng, một vài năm gần đây, tình hình buôn bán ở chợ ngày càng chậm. Có những ngày, chị bán chỉ đủ tiền trang trải kinh phí hàng ngày, chứ không có dư nhiều như trước. Theo chị Minh Tâm, tâm lý đa số người dân TPHCM thích vào siêu thị mua hàng hơn, do mát mẻ, và các cửa hàng tiện lợi ở TP ngày càng "mọc" lên nhiều hơn. Ngoài ra, các khu vực có chợ tự phát cũng "mọc lên như nấm", người dân không phải gửi xe, chỉ cần tạt ngang vào mua hàng rồi đi.

Chợ tự phát tấp nập người mua

Tương tự, nhiều tiểu thương buôn bán ở sạp trong chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) ngồi “đuổi ruồi” hàng ngày vì chợ vắng khách, còn bên ngoài chợ tự phát thì người mua vẫn tấp nập, những lúc cao điểm gây nên tình trạng ùn ứ kẹt xe. Chị Nguyễn Thị Thanh, một tiểu thương kinh doanh mặt hàng ăn uống ở chợ Phạm Văn Hai, đã phải tạm ngưng kinh doanh và chờ sang sạp vì buôn bán quá ế ẩm. “Kham không nổi nữa nên tôi mới lâm vào tình trạng chờ sang sạp. Trong thời gian chờ đợi đó thì coi như là cả nhà thất nghiệp. Giờ tôi đang cân nhắc chọn chỗ nào kinh doanh tốt hơn, hoặc là tìm nghề gì mới có thể tiếp tục nuôi sống gia đình và lo cho con cái học hành. Đấy mới là vấn đề nan giải” - chị Thanh giải bày.

Những tiểu thương phải bỏ sạp, nghỉ kinh doanh trong các chợ truyền thống, không thể nghỉ dưỡng ở nhà mà không làm gì. Họ vẫn phải tiếp tục làm một việc gì đó để mưu sinh… Tất nhiên, nghề quen thuộc nhất đối với họ là buôn bán. Không vào chợ buôn bán thì ra vỉa hè, khá hơn thì thuê nhà mặt tiền để kinh doanh. Điều này có nghĩa, phần lớn họ đã và đang phải lấn chiếm lòng lề đường (ngay cả thuê nhà mặt tiền, họ cũng có thể lấn vỉa hè làm nơi để xe…) để làm nơi kinh doanh.

Một tiểu thương buôn bán lấn chiếm lòng lề đường bên ngoài chợ Phạm Văn Hai cho biết, chúng tôi không muốn kinh doanh trong điều kiện chạy trốn, luôn nơm nớp lo sợ khi lực lượng đô thị tới dẹp, phải ôm hàng bỏ chạy, bị tịch thu hàng hóa. Nhưng khi vào chợ lại buôn bán không được và không có nhiều tiền để thuê những sạp trong chợ nên đành đánh cược bán ở lề đường, chấp nhận trốn chạy.

Sở Công Thương TPHCM cho biết, thành phố đang có khoảng 240 chợ lớn nhỏ, gọi chung là chợ truyền thống, trong đó rất nhiều chợ đang lâm vào tình trạng xuống cấp. TPHCM hiện không có chủ trương phát triển thêm chợ, mà tăng cường các chương trình hỗ trợ chợ truyền thống phát triển, như tập trung tập huấn cho tiểu thương về các kỹ năng bán hàng, tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ.

Với xu hướng phát triển hiện đại như hiện nay, nhiều chuyên gia về kinh tế đánh giá, việc chợ truyền thống đang mất dần ưu thế trước các kênh phân phối khác là điều tất yếu. Với một không gian mua sắm mát mẻ, sạch sẽ, giá cả niêm yết công khai, rõ ràng, thì trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ luôn là nơi thu hút khách hàng. Song song đó, chợ tự phát "mọc" lên tràn lan, không tốn các loại thuế, phí, giá bán thấp, hàng hóa lại không rõ nguồn gốc, nên tiểu thương ở các chợ truyền thông buôn bán ế ẩm, khó khăn là điều dễ hiểu.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận được tại các chợ, tuyến đường:


Cảnh buôn bán ế ẩm tại chợ Tân Định, Q.1
Phía bên ngoài chợ Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình luôn tấp nập người mua.
Nhiều sạp kinh doanh bên trong chợ Phạm Văn Hai ế ẩm, nhiều tiểu thương phải đóng cửa và ra ngoài lề đường bán.
Các tiểu thương chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) dọn hàng hóa ra vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán vì bán trong chợ không cạnh tranh nổi với chợ tự phát
Các tiểu thương chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) dọn hàng hóa ra vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán vì bán trong chợ không cạnh tranh nổi với chợ tự phát.
NGỌC TIẾN - MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.